Tổng
thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo
Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm".
Ông Obama tuyên bố ông sẽ chất vấn về tình trạng giết
nghi phạm ma túy mà không qua xét xử ở Philippines.
Tuy nhiên, ông Duterte, người chỉ thị giết nghi phạm
ma túy, cho biết nếu điều đó xảy ra: "Đồ con của gái điếm (putang ina -tiếng
Tagalog), tôi sẽ chửi thẳng vào mặt ông."
Trợ lý nói ông Obama sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc thay
vào giờ dự kiến dành cho ông Duterte.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Ned
Price cho các phóng viên biết rằng Tổng thống Mỹ sẽ hội đàm với bà Park
Geun-hye của Hà Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh Asean ở Lào.
Duterte xin lỗi
Ông Duterte buộc phải xin lỗi do phát ngôn phản cảm
trước đó, nhưng đây là lần đầu tiên ông ta thực sự phải đối diện với thực tế về
hành vi lập dị của ông trên trường quốc tế.
Hiện ông đang ở Vientiane để tham gia hội nghị
Asean.
Đây là chuyến công du đầu tiên của một tổng thống –
cơ hội mà rất nhiều lãnh đạo muốn tận dụng để củng cố quan hệ với các quốc gia
láng giềng và cường quốc như Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Thay vì thế, ông Duterte đã dành ngày đầu tiên của
mình để nói lời “Xin lỗi” trên diễn đàn toàn cầu.
Mấu chốt của sự việc, là thực tế về việc ông Duterte
không quen với việc bị người khác chỉ bảo phải làm gì; và ông thích tỏ ra hung
bạo và can đảm, cũng có thể thu phục được lòng dân trong nước.
Nhưng khi ông ngồi xuống thảo luận nghiêm túc cùng
các đối tác Asean trong những ngày tới, thứ họ kiếm tìm là sự tinh tế, kín đáo
của châu Á, không phải lối ngoại giao kiểu Duterte.
Ông Obama bay tới Lào sau khi dự hội nghị G20 ở Hàng
Châu, Trung Quốc và dự định sẽ nêu quan ngại về vi phạm nhân quyền ở
Philippines.
Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào,
ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
Ông đề cập đến chiến dịch chống ma túy dẫn đến việc
giết 2.400 nghi phạm buôn bán ma túy và người nghiện ở Philippines từ khi ông
nhậm chức tháng 6/2016.
“Chiến dịch chống ma túy sẽ tiếp diễn. Còn rất nhiều
người sẽ phải chết, sẽ bị giết cho tới khi kẻ buôn ma túy cuối cùng không còn
trên đường phố.”
“Chúng ta sẽ tiếp tục cho tới khi kẻ sản xuất ma túy
cuối cùng bị giết chết, và tôi sẽ tiếp tục, tôi cóc quan tâm xem mọi người nghĩ
gì về hành vi của tôi.”
Ông Obama thoạt đầu dường như không đặt nặng việc bị
xúc phạm khi yêu cầu trợ lý xem xét "thời điểm có thể có cuộc họp thực sự
hiệu quả".
'Trả giá'
Các trợ lý của ông sau đó hủy bỏ cuộc hội đàm.
Ông Obama định nêu quan ngại về vi phạm nhân quyền ở
Philippines
Chuyến công du đến châu Á cuối cùng của ông Obama
trong cương vị tổng thống Mỹ đã gặp sự cố ngoại giao từ khi chuyên cơ của ông
đáp xuống Hàng Châu.
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Duterte
dùng ngôn từ chợ búa khi đề cập đến những nguyên thủ, lãnh đạo tôn giáo.
Ông từng gọi Giáo hoàng Francis là "đồ khốn",
chửi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là "đồ điên" và gần đây gọi đại sứ Mỹ
tại Philippines là "tên khốn nạn".
Các phóng viên cho hay những lời văng mạng như vậy
có thể gây ấn tượng với công chúng Philippines nhưng khiến ông Duterte phải trả
giá trên trường quốc tế.
Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần lên án các chính sách của
ông Duterte vi phạm nhân quyền. Tháng 8/2016, hai chuyên viên nhân quyền Liên
Hiệp Quốc cho biết chỉ thị của ông Duterte cho cảnh sát và người dân tiêu diệt
nghi phạm ma túy là "kích động bạo lực và giết chóc, và gây tội ác theo luật
quốc tế".
Hội nghị Thượng đỉnh Asean diễn ra trong bối cảnh
căng thẳng về tham vọng giành chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét