Tác giả: Ngọc Hùng
Dưới chân cột cờ trên đỉnh cao Lũng Cú |
Chuyến đi thật thú vị, nhất là tôi được lần đầu tiên đặt
chân trên đỉnh cột cờ Lũng Cú- đỉnh đầu của bản đồ tổ quốc và được chiêm ngưỡng
phong cảnh hùng vĩ đầy suy tư của dòng thác Bản Dốc diệu kỳ. Chuyến đi cũng là
một thử nghiệm cho độ dẻo dai của bản thân tôi khi đã bước sang tuổi được gọi
là “xưa nay hiếm”.
Nhưng chuyến đi cũng để lại không ít điều trăn trở.
Chuyến đi mang ý nghĩa “về nguồn” này đưa chúng tôi đến những
địa danh lịch sử của cách mạng Việt Nam ở khu vực được gọi là “căn cứ địa của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp”. Trong khi các khu di tích lịch sử mang tầm
quốc gia trọng đại, như Pác Bó, Tân Trào… khá khiêm nhường như bản chất thật của
các di tích ấy, thì khu “di tích” Công An trung ương thời chống Pháp lại hoành
tráng quá mức một cách gượng gạo và tự tạo. Gọi là khu di tích mà không có một
di tích nào. Đó là một khu vực xây dựng bề thế, rộng mấy ha; gồm một tòa nhà “bảo
tàng”, một quảng trường và một tượng đài trên đỉnh đồi cao cả trăm bậc thang bê
tông! Toàn bộ khu “di tích” này toát lên một tâm thế phô trương rất tốn kém mà
không có chút hồn lịch sử nào! Diện mạo của khu di tích CA trung ương này cho
thấy sự thấp kém của người sắm vai trò “kiến trúc sư trưởng”; thấp kém cả về
quan niệm về di tích, về trình độ thẩm mĩ và về giá trị lịch sử của kiến trúc.
Nhưng chắc chắn có một tư duy không hề thấp kém, đó là tư duy trục lợi từ khoản
đầu tư khủng cho một công trình mạo danh “tri ân lịch sử” này! Thất vọng! Tôi
không hề chụp một ảnh nào của khu “di tích” rởm này!
Phút suy tư bên thác Bản Dốc. |
Tại các khu di tích đều có các nhà trưng bày các hình ảnh và
hiện vật liên quan đến di tích, như một hình thức bảo tàng. Lạ thay, tất cả các
hình ảnh được trưng bày đều không hề ghi rõ tác giả của bức ảnh, thời gian cũng
như hoàn cảnh của tác phẩm nhiếp ảnh ấy. Có rất nhiều bức ảnh lặp đi lặp lại ở
những khu di tích khác nhau, làm giảm tính độc đáo khác biệt giữa các di tích.
Thật là tùy tiện khi di tích không ra di tích, bảo tàng không xứng bảo tàng mà
triển lãm cũng chưa đáng gọi là triển lãm!
Tại nhiều khu di tích và các đền đài tưởng niệm, thường thấy
rất nhiều cây “di tích” được trồng bởi các nhân vật cao cấp của hệ thống chính
trị hiện tại, cả còn đương chức và nhiều người nay đã nghỉ hưu. Các cây ấy thường
là loại “quý hiếm”, có ý nghĩa “tâm linh” hoặc “phong thủy” và thảy đều đắt tiền.
Bên mỗi cây đều có những tấm bảng trang trọng, bằng đá tảng hoặc bê tông, ghi
rõ họ tên, chức vụ đảng và chính quyền của người đã trồng cây ấy và ngày tháng
năm được trồng. Nhưng ai cũng biết rằng các cây này đều do ngân sách đài thọ,
chứ không phải tiền của các vị trồng cây chi ra. Việc trồng cây cũng diễn ra rất
hình thức. Tôi dám cam đoan rằng nhiều vị không thể nhớ mình đã trồng bao nhiêu
cây, ở những nơi nào? Bởi tất thảy đều là “của người phúc ta” cả!
Hà Nội, 21/10/2016.
Bệnh thành tích, bệnh sỹ, bệnh đốt + bệnh tham lam (nay gọi là bệnh tham nhũng) nên chỉ thế thôi.
Trả lờiXóaThôi, dẫu sao cụ Hùng cũng ghi được một bức ảnh dưới cột cờ rất đẹp và hiếm. Chúc mừng cụ !
Rất đồng cảm và chia sẻ với bạn N.N.Hùng. Chỉ có điều ra ngõ là gặp... những "bức xúc và trăn trở"...còn hơn thế!.
Trả lờiXóaChúc mừng Cụ có chuyến du lich ngược về Cội nguồn lý thú.
Xin chúc mừng chuyến đi " về nguồn " thú vị của bạn NNH. Một tấm ảnh rất đẹp, để đời bạn ạ!
Trả lờiXóaST trân trọng những nhận xét và cảm nhận của bạn. Tuy nhiên là một người có những tháng ngày đã sống ở Nha CA TƯ thời KC chín năm, ST lại thấy xúc động khi thăm lại khu di tích này. Có thể là cách thể hiện chưa đạt về mặt kiến trúc... nhưng những gì ST còn nhớ thì vẫn nguyên như cũ bạn ạ: Khu nhà nơi ở và làm việc, con dốc "trăm bậc" ( trước kia bằng đất ), sân bay dã chiến, vườn rau nơi các cô chú tăng gia mỗi chiều, dòng suối Lê, nơi ST và bạn bè thường ra chơi... hi, đấy chỉ là cảm nhận của người không có chuyên môn...mạnh dạn post lên để blog thêm vui vẻ thôi ạ!
Nhưng ST ghé lần cuối vào năm nào, có thể bây giờ họ sửa sang lại cho hoành tráng hơn.
XóaĐã là di tích thì phải giữ nguyên dấu tích, khung cảnh gần với ngày xưa nhất, có thể . Ở ta , sẵn tiền là họ thi nhau "nâng cấp". Nâng đến nỗi phá bỏ hẳn cái cũ, xây bằng cái mới với nhiều lý do rất thiếu trong sáng.
Trả lờiXóaTôi đồng ý với nhận xét của NNH, rằng các nhà chuyên môm ngành Bảo tàng học cần phân biệt những khái niệm như Viện Bảo tàng, Di tích lịch sử, Nhà lưu niệm, Phòng trưng bày, triển lãm v.v....Không nên tùy tiện như các địa phương đã và đang làm hiện nay.
Ý kiến cùa anh Ngọc Hùng rất đúng, tất cả các công trình nói trên,các cây được trồng đều được thực hiện bởi thuế của nhân dân . Đừng tùy tiện .
Trả lờiXóabài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa