Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Ông Duterte tố cáo Trung Quốc đứng sau vấn nạn ma túy tại Philippines

TTO - Tổng thống Philippines muốn bàn về Biển Đông và tội phạm ma túy trong chuyển công du tới Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh không muốn nói chuyện ma túy.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Ảnh: Reuters
Theo trang tin Quartz (Mỹ), trong cuộc họp báo gần đây, ông Rodrigo Duterte buộc tội chính các tổ chức sản xuất ma túy methamphetamine của Trung Quốc (loại ma túy được người Philippines gọi là shabu) đã gây ra tình trạng nghiện ngập cũng như bùng phát tội phạm ma túy tại Philippines.

Khi đó ông Duterte nói: "Chúng tôi đang làm việc với Trung Quốc. Tôi sẽ đưa vấn đề này ra với họ. Tất cả những chất cấm này đều đến từ Trung Quốc. Chúng tôi muốn họ cũng phải kiểm soát người của mình và tăng cường trấn áp tội phạm của họ. Chúng ta là bạn, phải không?".

Đây không phải lần đầu tiên ông Duterte lên án tội phạm ma túy Trung Quốc đã gây ra tình trạng nghiện ngập tại Philippines.

Ngay trong hai tuần đầu tiên nhậm chức, tổng thống Philippines từng dọa giết ba kẻ buôn ba túy người Trung Quốc đang sống tại Philippines và sẵn sàng đối diện với chính quyền Bắc Kinh vì chuyện đó bởi theo ông, những công dân Trung Quốc bị giết tại Philippines là vì đã phạm phải các tội về ma túy.

Ông Duterte nhấn mạnh: "Những người đã chết và thi thể họ chưa có ai nhận, ai sẽ nhận họ đây? Hầu hết họ đều là người Trung Quốc".


Báo cáo của cơ quan LHQ cũng cho thấy số vụ bắt giữ ma túy methamphetamine tại Trung Quốc tăng dần lên theo các năm - Nguồn: UNODC
Tuy nhiên truyền thông nhà nước Trung Quốc đa phần đưa tin theo kiểu hoặc giảm nhẹ vấn đề, hoặc phớt lờ những cáo buộc của ông Duterte, ngay cả khi họ sát sao theo dõi các lần phát biểu của ông.

Ngày 29-9, trang Cankao Xiaoxi của Trung Quốc có đề cập tới những cáo buộc nêu ngày 27-9 của ông Duterte, tuy nhiên lại chuyển sang hướng nói rằng chiến dịch tiêu diệt tội phạm ma túy của ông Duterte đã bị các tổ chức nhân quyền và một số chính phủ nước ngoài chỉ trích.

Cùng lúc, những trang báo như Zhao Jianhua và Thời báo Hoàn cầu đều bác bỏ những cáo buộc cho rằng Trung Quốc đang tuồn ma túy vào Philippines. Chưa kể họ còn nói Trung Quốc đang hỗ trợ Philippines xây dựng các trung tâm cai nghiện.

Trong khi đó, theo Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của LHQ (UNODC), Trung Quốc hiện vẫn là trung tâm sản xuất và phân phối ma túy methamphetamine lớn nhất tại châu Á.

Báo cáo năm 2016 của cơ quan này cho thấy ma túy đã được đưa ồ ạt từ Trung Quốc tới Úc và châu Âu.
 -------------------------------------
Theo Tuổi Trẻ 30/9/2016


Xung quanh vụ CA quânTây Hồ (HN) nói chuyện với PV bằng võ .

Lãnh đạo báo Tuổi Trẻ: Công an Hà Nội phải xem xét lại quyết định xử phạt PV
“Chúng tôi đề nghị Công an TP Hà Nội cân nhắc lại tình tiết Nhà báo tác nghiệp thì quy vào cái lỗi cản trở hoạt động, trong khi đó, công an ngăn cản hoạt động báo chí chỉ bị khiển trách” - Ông Lê Xuân Trung, Phó TBT báo Tuổi Trẻ TP.HCM nói.

Ngăn cản rồi thì làm sao PV xâm nhập hiện trường được

Liên quan đến kết luận của Công an Hà Nội về vụ việc "công an gạt tay khiến PV báo Tuổi Trẻ chảy máu miệng" đang gây xôn xao dư luận, PV Infonet có cuộc trao đổi với ông Lê Xuân Trung, Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh.

Hiện trường vụ việc "cảnh sát Ngô Quang Hưng đã có hành vi vung tay vào mặt phóng viên Trần Quang Thế".

Ông Lê Xuân Trung cho biết: “Chúng tôi đề nghị cơ quan Công an TP Hà Nội và Công an quận Tây Hồ, Hà Nội xem xét lại quyết định xử phạt hành chính với anh Quang Thế. Vì anh Quang Thế chỉ để xe ở trên cầu và thực tế thì anh Quang Thế chưa xâm nhập vào hiện trường".
Cụ thể, theo ông Lê Xuân Trung: "Khi bắt đầu xâm nhập vào hiện trường thì anh Quang Thế đã bị ngăn cản rồi còn đâu mà xâm nhập vào hiện trường được. Như vậy, tại sao lại quy cho anh Quang Thế xâm nhập hiện trường? Không chỉ có vậy, các Nhà báo khác cũng bị ngăn cản khi tác nghiệp thì làm sao xâm nhập vào hiện trường được?”.
Ngoài ra, Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ nhấn mạnh: “Đặc biệt, chúng tôi cũng đề nghị Công an TP Hà Nội cân nhắc lại tình tiết Nhà báo tác nghiệp thì quy vào cái lỗi cản trở hoạt động, trong khi đó, công an ngăn cản hoạt động báo chí chỉ bị khiển trách”.
Công an Hà Nội bảo vệ hiện trường bằng người
Khi được hỏi, vào thời điểm xảy ra sự việc, cơ quan công an không chăng dây hay dùng các phương tiện khác để bảo vệ hiện trường thì làm sao PV, Nhà báo biết đó là hiện trường được, trả lời câu hỏi này của PV Infonet, ông Lê Xuân Trung nói: "Họ bảo, cơ quan công an bảo vệ hiện trường vụ việc bằng người".

PV Trần Quang Thế trình báo tại cơ quan công an.

Bên cạnh đó, ông Lê Xuân Trung cũng đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội xem xét lại cách mà Công an quận Tây Hồ, Hà Nội ra quyết định xử phạt hành chính với anh Quang Thế. "Nếu ra quyết định xử phạt hành chính với anh Quang Thế như vậy thì đã thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội hay chưa? Vì Chủ tịch UBND TP Hà Nội có yêu cầu xem xét xử lý, khách quan, công bằng theo đúng quay định của pháp luật", vị Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ đặt câu hỏi.
Thông tin từ báo Tuổi Trẻ, vào tối 29/9, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội đã thông báo, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà báo Quang Thế. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu: Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng. Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng.
Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng. Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng.
Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng. Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng.
Tổng mức tiền phạt với các lỗi mà Công an quận Tây Hồ, Hà Nội cho rằng nhà báo Quang Thế vi phạm là 14.405.000 đồng.

PV báo Tuổi Trẻ chỉ chấp nhận một lỗi
Ngay sau đó, PV Quang Thế cho biết: “Tôi không đồng ý với nhiều nội dung trong quyết định xử phạt của Công an Hà Nội. Tôi đã trình bày với Công an quận Tây Hồ, Hà Nội rằng trong các quyết định xử phạt hành chính tôi chỉ đồng ý lỗi vi phạm để xe trên cầu còn các lỗi khác tôi hoàn toàn không chấp thuận lỗi vi phạm. Tôi cho rằng mình hoạt động nghiệp vụ theo Luật Báo chí và theo pháp luật Việt Nam”.
Khu vực hiện trường xảy ra vụ việc.

Trước đó, vào sáng 23/9, tiếp nhận thông tin phản ánh của bạn đọc và sự chỉ đạo của cơ quan, PV Quang Thế đến cầu Nhật Tân tìm hiểu vụ việc một tài xế taxi tử vong. Khi đến nơi PV Quang Thế không thấy có biển thông báo cấm chụp ảnh, ghi hình, lực lượng chức năng cũng không căng dây bảo vệ hiện trường. Rất nhiều người dân hiếu kỳ đứng trên cầu tìm hiểu, dùng điện thoại quay phim, chụp ảnh vụ việc.
PV Quang Thế cho biết: “Khi tôi đưa máy ảnh ra chụp ảnh thì có một cán bộ chiến sĩ công an mặc cảnh phục ra ngăn cản không cho chụp. Sau đó tôi đi ra cách xa hiện trường và chụp ảnh thì cán bộ chiến sĩ đội CSHS Công an Đông Anh, mặc thường phục lao vào cản trở và hành hung.
Tôi bị đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng. Rất nhiều người dân, đồng nghiệp các báo có mặt ở hiện trường đã chụp ảnh, ghi hình sự việc".
Sau khi vụ việc xảy ra PV Quang Thế đã đến Công an xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh (cơ quan Công an nhất nơi xảy ra vụ việc) để làm đơn trình báo toàn bộ việc mình bị hành hung khi đang tác nghiệp.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Đoàn luật sư Tp HCM:
Theo tôi, nếu không có biên bản được lập tại hiện trường về những hành vi, mà Công an Hà Nội cho rằng Quang Thế đã vi phạm thì đã sai về thủ tục xử phạt.
Với nội dung phạt về hành vi đi vào khu vực cấm, và chụp ảnh ở khu vực cấm liên quan đến bí mật Nhà nước là không chính xác. Vì đây không thể là “bí mật nhà nước”.
Mặt khác, quyết định xử phạt cũng chưa xem xét quyền ưu tiên tác nghiệp về giao thông, tiếp cận thông tin của phóng viên báo chí. Luật Báo chí và Nghị định 51/2002 quy định về quyền ưu tiên của nhà báo để tiếp cận thông tin khá rõ.

Điều 7. Cung cấp thông tin cho báo chí
Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.
Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.
Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng.
(Trích Luật Báo chí sửa đổi 1999 đang có hiệu lực thi hành)
Điều 8. Quyền hạn của nhà báo
1. Được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các đại hội và hội nghị công khai, các cuộc mít tinh, đón tiếp khách của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác theo giấy mời và các quy định cụ thể của Ban Tổ chức các hoạt động đó.
3. Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.
4. Được ưu tiên trong việc mua vé tàu, vé xe, vé máy bay, chuyển nhanh điện tín, bài báo và ảnh, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, các loại ấn phẩm báo chí khi hoạt động nghiệp vụ.
5. Được ưu tiên, tạo điều kiện đi lại thuận lợi trong trường hợp giao thông bị ách tắc, khó khăn và được hưởng chế độ miễn phí đối với phương tiện giao thông của cơ quan báo chí và nhà báo khi phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí.
(Trích Nghị định 51/2002)

Tiến Anh


-----------------------------------
Sự nhạo báng niềm tin

Tôi tin ông Ngọc, người phát ngôn của CAHN, chẳng cảm thấy sung sướng gì khi phải chường mặt ra để thiên hạ rủa sả khi có cái phát ngôn để đời về vụ “gạt tay vào má” của cảnh sát hình sự Đông Anh với phóng viên Tuổi Trẻ. Tôi cũng tin, hai cảnh sát hình sự giờ đây không vui vẻ gì với những chuyện đã xảy ra. Tôi càng tin, những người làm báo đều cảm thấy bị xúc phạm khi thấy đồng nghiệp mình bị đánh rồi còn bị phạt tiền.

Đại tá Nguyễn Duy Ngọc: “Cảnh sát Đông Anh gạt tay trúng má phóng viên”. Ảnh: internet

Thế nhưng nếu có xảy ra một vụ tương tự thì ông Ngọc sẽ lại phát ngôn như vậy, các cảnh sát vẫn có thể ra tay như vậy và các nhà báo ngoài giận dữ trên facebook cũng chẳng biết làm gì khác như vậy.

Không có gì sai khi nói rằng lực lượng công an là lực lượng được chiều chuộng nhất trong xã hội hiện nay. Họ đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội, nhưng chế độ cần họ hơn trong vai trò “lá chắn” và “thanh kiếm” cho chính mình.

Nếu biết rằng mọi Tổng biên tập đều là đảng viên thì không có gì ngạc nhiên khi các đảng viên phải chấp hành quyết định của cấp uỷ đảng cao hơn, ở đây là ban Tuyên Giáo. Vì vậy, họ xếp hàng đi dưới tấm bảng chỉ đường sau mỗi quyết định được thông tin cái nào, hay tránh né cái khác, là chuyện hợp lẽ.

Nhưng với phát ngôn và quyết định phạt hôm qua thì khác. Sự nhạo báng công luận đã lên ở một tầm mức cao hơn. Công an cho thấy họ có thể đánh người xong mà vẫn được bao che, thậm chí tiếp tục trừng phạt người bị đánh. Nhà báo cho thấy số phận của họ không khác gì mọi thành viên trong xã hội này, cho dù mang vác trên vai trách nhiệm thông tin cho xã hội.

Thấy nhiều người kêu gọi 14.000 nhà báo ở Việt Nam góp mỗi người 1.000 đồng cho anh phóng viên đóng phạt. Tôi sẽ không góp. Tôi không đồng ý với quyết định xử phạt này. Báo Tuổi Trẻ, ngoài việc cố tỏ ra khách quan trên mặt báo, điều làm chua xót không ít người có lương tri, thì hãy bảo vệ phóng viên của mình bằng cách đệ đơn lên toà phản đối quyết định xử phạt nói trên. Tôi không có mặt tại hiện trường nên không khẳng định được anh phóng viên Tuổi Trẻ có làm gì vi phạm pháp luật như kết luận xử phạt nêu, nhưng không ai có quyền đánh người.

Nếu im lặng, báo Tuổi Trẻ mới là người đang nhạo báng niềm tin của những ai đã dành cho tờ báo này.

Trung Bảo

(FB Trung Bảo)

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Đọc bài này càng thấy yêu ông Obama

Hé lộ thông điệp hy vọng ông Obama đưa ra bên bát bún chả

Phần mới của chương trình "Anthony Bourdain: Parts Unknown" vừa ra mắt trên kênh truyền hình CNN, trong đó Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa thưởng thức bún chả với vị đầu bếp trứ danh, vừa đưa ra thông điệp chứa đựng sự hy vọng.

Theo trang tin Daily Beast, mùa thứ 8 trong loạt chương trình "Anthony Bourdain: Parts Unknown", được phát sóng vào 9 giờ tối 25/9 (giờ Mỹ), đã có cảnh Obama thưởng thức bún chả tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của ông hồi tháng 5 năm nay. Như Bourdain đã nhắn tin lên Twitter khi ấy, bữa ăn có giá chỉ 6 USD, rất rẻ đối với người Mỹ.
Bourdain, người đã gọi chuyến đi đầu tiên của ông tới Việt Nam là "trải nghiệm đổi đời", mở đầu chương trình bằng việc trích lời nhà văn Graham Greene, tác giả cuốn "The Quiet American" (Người Mỹ trầm lặng): “Người ta nói rằng dù bạn đang tìm kiếm thứ gì, bạn sẽ tìm thấy nó ở đây... Mùi hương: đó là thứ đầu tiên va vào bạn, hứa hẹn mọi thứ để đổi lấy linh hồn bạn."
Với người dẫn chương trình Bourdain, mùi hương đó là sự kết hợp của khói thoát ra từ ống xả xe máy và thịt nướng. "Một khi đã yêu, bạn sẽ yêu mãi mãi," ông nói về Việt Nam.
Ông Obama không xuất hiện cho tới tận nửa sau của phần phim mới. Đó là một ngày mưa ở Hà Nội, "một ngày bình thường ở thiên đường," như câu pha trò của Bourdain.
Trong một khu vực "của tầng lớp lao động" nằm bên cạnh trung tâm thành phố, Bourdain bị Mật vụ Mỹ kiểm tra an ninh cẩn thận, trước khi đoàn xe chở ông Obama tiến vào. Rồi Tổng thống Mỹ rời khỏi chiếc xe “The Beast” chở ông, vẫy tay chào đám đông và tiến vào quán bún chả.
Daily Beast đánh giá một trong những điều đáng chú ý nhất về bữa ăn của hai ông, bên cạnh mức giá siêu rẻ, là gần như mọi thực khách ở trong quán đều có vẻ chẳng nhận ra ông Obama, chưa nói gì tới Bourdain. Khi họ cụng bia với nhau, Obama rỉ tai Bourdain rằng có lẽ ông không cần phải "lẻn ra ngoài" để uống bia nữa.
Tại phần phim mới, Bourdain cho biết dùng đũa ăn bún đòi hỏi thực khách (phương Tây) phải có "chút kỹ năng" nhất định. Tuy nhiên ông đánh giá Tổng thống Obama có các kỹ năng đó. Suốt bữa ăn, hai ông đã chia sẻ về một số món ăn Đông Nam Á mà họ ưa thích và thảo luận về cách thức ăn uống.

Họ cũng bàn tới Donald Trump, dù không nêu tên ông này, khi nói đến viễn cảnh Mỹ sẽ xây tường cao ngăn cách Mexico. "Chúng ta dường như đang trở nên hướng nội. Ý tôi là chúng ta hiện đang nói về việc sẽ xây một bức tường bao quanh đất nước," Bourdain nói và ca ngợi ông Obama vì sẵn sàng vươn tới những quốc gia không có đồng quan điểm với Mỹ, như Iran và Cuba.
Vừa thưởng thức bún chả, Obama vừa chia sẻ rằng khi thấy những người như Ngoại trưởng John Kerry hay Thượng nghị sỹ John McCain trở lại Việt Nam để “làm lành" với quá khứ, ông lại cảm thấy tràn đầy hy vọng về tương lai của thế giới.
“Sự tiến bộ không phải là một con đường thẳng tắp. Tại bất kỳ nơi nào trên thế giới này, sẽ có những khoảnh khắc chuyện trở nên tệ hại," ông nói. "Nhưng tôi nghĩ rằng mọi vấn đề rồi sẽ được giải quyết" ./.

Theo Linh Vũ (Vietnam+)


Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Thư giãn cuối tuần: Ấn tượng 2 quan chức và đại gia: “Đưa tiền cho gái….”

Mấy ngày nay trên mạng (cả 2 lề) tràn ngập thông tin về 2 vụ tình ái. 1 của ông Bí thư Thanh Hóa với cô "chân dài" Trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng . Thứ 2 là vụ "Hợp đồng tình ái" giữa Hoa hậu người Việt tại Nga (2007) Phương Nga và vị đại gia trẻ tên Cao Toàn Mỹ. Vụ thứ nhất ông Bí thư đang ra sức thanh minh thanh nga và đòi trị bọn "bố láo" tung tin bậy hạ uy tín quan đầu tỉnh ! Rất hùng hồn rất phẫn nộ nhưng ông Bí thư càng cãi càng bí ! Vụ thứ 2, rất kịch tính. Đại loại lúc đầu Tòa mở ra là xử cô Hoa hậu cùng 1 bạn gái lừa đào chiếm đoạt của đại gia Toàn Mỹ 16,5 tỷ đồng. Nhưng tại tòa bất ngờ bị cáo tuyên bố, cô không chiếm đoạt của ai cả, mà số tiền này là của ông Toàn Mỹ thực hiện theo "hợp đồng tình ái " ký giữa 2 người có giá trị 7 năm. Mới được 3 năm bên A đã lập mưu khởi tố bên B với tội danh " lừa đảo chiến đoạt tài sản". Phiên tòa hình sự được mở và ngay lúc đầu đã khiến tất cả đều ngạc nhiên trước lời cung khai "thực" của cô Hoa hậu bị cáo . Thế cờ lật ngược có nguy cơ đảo ngược vị trí bị hại/bi cáo khiến chủ tọa phải tuyên bố dừng xét xử để trả lại hồ sơ cho CA và VKS điều tra bổ sung !
Rất nhiều bài viết xung quanh chuyện này. Kẻ bênh, người chê. Kẻ ngậm ngùi, kẻ hả hê . Ai cũng có thể nhẩy ra làm quan tòa xét xử. Hăng hái lôi cuốn đến quên tất cả !

Dưới đây là vài ý kiến .
Trước hết ý kiến của một nhà báo nữ

Nhà báo nữ Kim Dung ( Hay Kỳ Duyên) trên trang Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên , viết :
Những ngày này trên mặt các báo tràn ngập vụ án “chiến tranh “Nga- Mỹ”. Thế cờ chưa chắc “mèo nào căn mỉu nào”. Nàng đang được sự ủng hộ của dư luận XH hơn, nếu cái hợp đồng mà Ts Khuất Thu Hồng đã gọi thật chính xác- Nô lệ tình dục- là có thật. Nhưng một hoa hậu, trẻ đẹp, chấp nhận làm Nô lệ tình dục cho một đại gia rởm toàn bộ về tư cách. Không có gì cay đắng và bẽ bàng hơn. Đó là cái giá phải trả cho một chân dài thích giàu nhanh mà không cần lao động- theo đúng nghĩa của từ này.

.Tiền chuyển từ túi ông nọ vào bà kia, có mất đi đâu. Chỉ Đạo lý và Nhân tính nước Việt những ngày này, xấu hổ đến không ngẩng được mặt!

Trong đời sống xã hội vốn có nhiều bĩ cực, thỉnh thoảng có những vụ việc khiến cho dân tình được thư giãn đầu óc theo kiểu vưà tò mò, vừa chép chép miệng triết lý.

Như vụ án hoa hậu Trương Hồ Phương Nga đang được xét xử là một ví dụ.

Khởi đầu là một quan hệ dân sự, cuối cùng thành một quan hệ…hình sự

Khởi đầu là những người xa lạ, nàng là hoa hậu người Việt tại Nga, chàng là Cao Toàn Mỹ, một đại gia- giám đốc một công ty ở t/p Hồ Chí Minh. Cứ tưởng chân dài + đại gia= công thức thời thượng; được bao kẻ mơ ước. Cuối cùng chân dài đi đằng chân dài, đại gia đi đằng đại gia. Hai kẻ lạ xa lại hoàn xa lạ

Khởi đầu gặp nhau trên trang mạng xã hội FB, nơi cái thật cái ảo trộn lẫn khôn lường, cuối cùng gặp nhau trước… vành móng ngựa.
Khởi đầu là hai người tự do, cuối cùng một người đang chốn tạm giam. Còn một người tuy tự do, nhưng thực chất cũng trong chốn… giam cầm bẽ bàng, khinh khi của xã hội, sự hoài nghi cay đắng của ruột thịt, họ hàng.
Khởi đầu nói những lời tình tứ, nhục thể, cuối cùng nói với nhau những lời toàn lý lẽ ráo hoảnh, lạnh tanh.
Khởi đầu là trai tài gái sắc, cuối cùng là kẻ cắp bà già gặp nhau. Đúng là gieo gì- gặt nấy.
Giữa hai bờ vực thẳm nơi họ đứng “tố” nhau, bôi xấu nhau không chút ngượng ngùng là tiền bạc. Tiền rất… bạc mà!

Và của sự tráo trở. Tráo trở đến mức ngay tòa án thụ lý vụ án này cũng đâm đau đầu, chưa thể kết luận nổi ai đúng, ai sai, thật giả lẫn lộn, đành trả lại hồ sơ cho cơ quan chức năng điều tra tiếp.
Nếu Tráo trở có mặt, nó sẽ ngửa lên trời mà than: Trời đã sinh ra ta- sao còn sinh ra … con người?
Làm sao Tráo trở không ôm mặt than khóc được, nếu nghe trọn cả hai tai.


Bị can Phương Nga và thông tin lan truyền trên mạng.

Theo các báo, ngày 21/9, bị can Phương Nga khai, từ quen biết trên mạng, hai người nảy sinh tình cảm. Muốn có mối quan hệ dài lâu, biết ông Cao Toàn Mỹ đã có gia đình, cô này ra điều kiện. Điều kiện đó là một “hợp đồng tình cảm” với giá 16,5 tỷ đồng trong thời hạn 07 năm. Nếu vi phạm trong thời hạn đó, cô sẽ phải hoàn trả toàn bộ số tiền cho vị đại gia này.
Và cứ thế, cứ thế, hợp đồng được… nghiêm chỉnh thực hiện như cam kết.

Theo bị can Phương Nga, đại gia Cao Toàn Mỹ chuyển cho cô 16,5 tỷ đồng là hoàn toàn tự nguyện. Nhưng sau 03 năm thì chia tay do có những mâu thuẫn. Bị cơ quan chức năng mời lên làm việc, cô này và cộng sự, còn bị phát hiện làm giả một số giấy tờ chứng minh đã trả lại tiền cho đại gia.
Ngược lại, bị hại Cao Toàn Mỹ phủ nhận hòan toàn, không có quan hệ tình ái. Mà chỉ là do có nhu cầu mua nhà, được bị cáo Phương Nga giới thiệu thì ông đồng ý mua. Chuyện mua nhà giữa hai người nó lòng vòng, rồng rắn… Nhưng có một điều, giao tiền cho người mua hộ- ở đây là Phương Nga, nhưng bị hại Cao Toàn Mỹ chưa bao giờ nhìn thấy cái nhà nó… tròn méo ra sao. Theo ông này, do quá tin lời của bị cáo Phương Nga.
Sở Khanh thời @ "Thấp Toàn Mỹ" !
Kể cũng lạ, với một đại gia, kinh doanh già đời, từng trải thương trường mà lại rất nhẹ dạ khi mua nhà tiền hàng chục tỷ, không cần xem xét đến tính pháp lý.
Đúng là anh nói anh phải, ả nói ả hay.
Hiện tượng những hoa hậu như Phương Nga vì tiền phải rơi vào vòng lao lý không phải là chuyện mới mẻ gì. Vì thế mà xã hội từ lâu chả còn “sốc” trước cái Đẹp nếu chẳng may nàng phải bị tra cùm.
Bởi cái Đẹp với tiền bạc thời này cách nhau có khi chỉ bằng một cái còng số 8.
Trước đó, năm 2013, xã hội đã biết đến hoa hậu Võ Thị Mỹ Xuân, từng đoạt danh hiệu Hoa hậu Nam Mêkông 2009. Điều bất ngờ, con đường dẫn hoa hậu này vào chốn lao tù 2 năm 6 tháng là con đường môi giới mại dâm và bán dâm.

Tiếp theo, tháng 7/2016 mới đây, hoa hậu quý bà Trương Thị Tuyết Nga, cũng rơi chốn lao tù, tới 15 năm. Con đường dẫn bà này từ vinh quang của vòng nguyệt quế trên đầu đến chiếc áo tù là con đường “lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trị giá tới 3,1 triệu USD".
Toàn những người đàn bà dễ có mấy tay.
Vào đúng lúc chuyện chưa ngã ngũ, báo VietNamNet, ngày 22/9 có bài về “Hợp đồng tình ái' hoa hậu Phương Nga: Đang khôi phục email”. Khoảng 20 bức ảnh được cho là lấy từ email cá nhân của G.C thể hiện nội dung thương thảo quan hệ tình - tiền với cô gái tên Nga.
Ngoài sự kỳ kèo tiền bạc, các hình ảnh còn cho thấy thông tin về thú vui tình dục khác người của vị đại gia. Nội dung email đề cập tới hợp đồng tình ái “làm vợ hai” trong 07 năm, số tiền “10 t” (có thể là 10 tỷ- PV). Xin tạm trích:

 (Emai của Cao Toàn Mỹ)


Những thông tin lan truyền trên mạng cho rằng, đây là nội dung trao đổi liên quan tới bản "hợp đồng tình ái" của hoa hậu Trương Hồ Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ.
Nhưng biết đâu đấy, thời IT, mọi thông tin thật thật- giả giả, chả biết đâu mà lường. Vẫn cần chờ điều tra tiếp đã.

Cũng như mới đây, báo Dân trí, ngày 21/9 đưa tin, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra CP) trả lời phỏng vấn cho rằng, tỉnh TH cần kiểm tra, làm rõ thông tin trên mạng XH về những khối tài sản rất lớn của một nữ trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng TH. Thanh tra CP cũng sẽ có ý kiến để tỉnh TH xem xét việc đó thế nào, khi dư luận xã hội nêu ra như vậy.
Trước đó, tin đồn trên các trang mạng xã hội cho rằng, nữ trưởng phòng này là “bồ nhí” của một vị quan chức đầu tỉnh.
Ông Phạm Trọng Đạt cũng có lý khi cho rằng, ở vị trí trưởng phòng một sở đã thuộc đối tượng kê khai tài sản. Bây giờ xuất hiện nhiều thông tin nói có nhiều tài sản thế thì tỉnh này phải xem thông tin đó có đúng không, phải kiểm định thông tin đó có chính xác không.
Nhưng ngay lập tức, không rõ tỉnh TH đã kiểm tra vụ việc chưa, mà ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy TH phủ đầu luôn: Thông tin trên mạng xã hội đó là thông tin bôi nhọ, không chính thống, không chính xác. Bây giờ đi làm rõ những vấn đề đó làm sao được. Nếu như thế thì khác gì mình chạy theo người ta..."
Nghe chuyện, Tiền bạc ở đâu bỗng cười hề… hề:

-Tiền có biến mất đi đâu đâu mà các bác đã cứ cuống cuồng. Chúng em chỉ chuyển từ túi ông nọ vào túi… bà kia thôi!
Các bác cứ Bắc thang lên hỏi ông Trời/ Đưa tiền cho gái có đòi được không? Lắc đầu quầy quậy đừng mong/ Trời đòi chả được nữa là ông… Trọng Đạt!
Đúng vậy. Tiền chuyển từ túi ông nọ vào bà kia, có mất đi đâu. Chỉ Đạo lý và Nhân tính nước Việt những ngày này, xấu hổ đến không ngẩng được mặt!

Kỳ Duyên
 ( Bài này còn được đăng trên Vietnamnet.Net)

----------------------------------------
Ý kiến của Cu Vinh Khoai Lang ( Nhà văn Nguyễn Quang Vinh- Trưởng thôn )

Mỹ, tao nói một câu cho vuông, mày quá hèn, bần tiện và khốn nạn. Mày giàu có, mày thu hút cô gái hoa hậu này bằng tiền, mày chơi chán chơi chê tới khi cô này không chịu chơi với mày nữa thì mày lật mặt " đòi quà".
Bố tiên sư mày, làm đấng trượng phu, chỉ lấy tiền dụ gái đẹp, vợ không dám chia tay, chà đạp trắng trợn và có hệ thống hạnh phúc gia đình, chỉ lén lút cặp bồ, dù hình thức là gì thì mày cũng là thằng vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình, giờ mày vu vạ người ta lừa đảo, mày đẩy con người ta vào tù, tởm quá mày.
Mày bảo đưa cho cô ta tiền mua nhà mà toà hỏi nhà ở đâu, nhà thế nào, mày cũng đéo biết thì mày ngu quá, hay mày quyết tâm ngu để cột bằng được tội cô này vào "lừa đảo" nhằm mục tiêu "đòi quà" của mày?
Cô Nga, tôi nói này, vứt cái lời khai hợp đồng tình ái của cô đi, toà chỉ trọng chứng không trọng cung, cô cứ khai bị thằng này nó ép, nó hiếp, nó đè ngửa cô ra suốt 7 năm, phá tan nát đời con gái, yêu cầu toà kết tội thằng này bằng tội hiếp dâm. Nhá.
Tôi cũng xin các mẹ, các ông, các ổng, đừng giả vờ đạo đức giả, "ôi giời ơi, làm hoa hậu hoá ra làm điếm", "ôi giời ơi, hạng gái lừa trai"....úi giời ơi...
Vâng ạ, cứ úi giời ơi xỉa xói người ta cho lắm vào rồi vào một ngày trời yên biển động, con, cháu các mẹ vớ phải thằng đàn ông tởm thế này thì cũng dễ úi giời ơi lắm đấy.
Cho nên, tôi cho rằng, tôi hoàn toàn không đồng tình tẹo nào về động cơ quan hệ với giai kiếm tiền của cô Nga nhưng người đáng vào tù là thằng tên Mỹ này chứ không phải cô ấy vì 2 tội: Tội hiếp dâm và tội vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình.

Xã hội sẽ càng tởm lợm và bỉ ổi nếu vẫn còn những thằng đàn ông mạt hạng này.
----------------------------

CHUYỆN BÍ THƯ THANH HÓA CÓ BỒ NHÍ


Lo cho dân hay chứng minh không có bồ, việc nào bảo vệ uy tín Bí thư?

Tác giả : Lê Tùng Thứ Sáu, ngày 23/09/2016 06:27 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Việc chăm lo cho dân bằng cả tâm huyết và việc chứng minh mình không có bồ nhí, việc nào sẽ “bảo vệ uy tín cho Bí thư Thanh Hóa” tốt hơn?

Tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, chị Nguyễn Thị Toàn bị cán bộ làng, xã xông vào nhà tịch thu cái giường duy nhất khi gia đình không đủ tiền đóng góp theo quy định của xã. Chồng chị đã mất. Một mình chị nuôi hai con. Chiếc giường là một trong những tài sản hiếm hoi còn được gọi là có giá trị trong nhà.


Bí thư Trịnh Văn Chiến

Tại huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa, gia đình chị Vũ Thị Mai thiếu 1.000.000 (một triệu đồng) tiền sản. Cán bộ xã, thôn vào tận nhà “cưỡng chế” chiếc xe máy và giữ tại nhà bếp của trưởng thôn. Khi chị Mai có đủ tiền nộp mới được chuộc xe về. Cùng hoàn cảnh với chị Mai, gia đình ông Hoàng Văn Chính bị “cưỡng chế” đôi lợn trong chuồng và cả chiếc ti vi khi ông Chính bôn ba kiếm ăn trên Hà Nội. Cho đến khi ông về đóng đủ tiền chuộc mới được lấy tài sản về.

Đó chỉ là một vài hoàn cảnh tiêu biểu trong “ma trận tận thu” tại Thanh Hóa. Ở một vài địa phương, trẻ con sơ sinh còn phải đóng phí nghĩa trang và trẻ ba tuổi phải đóng tiền làm đường ra đồng dù nhà không có ruộng. Ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 13 nói về hiện tượng tại Thanh Hóa “Tôi cho rằng, có lẽ đang hình thành tầng lớp giống như chánh tổng, lý trưởng ngày xưa, đó là cường hào mới ở nông thôn. Chỉ có cường hào thì mới o ép dân đến như thế.”

Sau khi các báo đăng rất nhiều bài viết Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến chỉ có một phát biểu duy nhất được đăng trên báo: "Tôi sẽ chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra và xử lý thông tin này". Sau đó mọi việc chìm vào im lặng.

Giữa tháng 9.2016, một loạt các trang mạng chống phá Đảng và các trang mạng không chính thống đưa thông tin về việc ông Trịnh Văn Chiến có bồ nhí. Những thông tin ngoài luồng này không được xã hội tiếp nhận và cũng không có bất kỳ giá trị gì trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Thế nhưng ngay lập tức Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến lên tiếng. Đầu tiên ông  cho biết “không quan tâm vì đây hoàn toàn là thông tin bố láo, bịa đặt”.

Tuy “không quan tâm vì đây hoàn toàn là những thông tin bố láo, bịa đặt” nhưng cả hệ thống chính trị của tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc. Tỉnh ủy Thanh Hóa có công văn gửi Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin – Truyền thông đề nghị xử lý các thông tin sai sự thật. Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng có văn bản gửi chính thức gửi các cơ quan báo chí để thông tin chính xác, khách quan về vụ việc trên. Ông Đỗ Trọng Hưng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết “Tập thể thường vụ thấy những thông tin như vậy là bịa đặt, vu khống. Hiện công an vào cuộc điều tra, làm rõ để bảo vệ uy tín cho Bí thư”.

Cả con trai Bí thư Thanh Hóa là ông Trịnh Linh cũng lên tiếng bảo vệ bố mình “Tôi là người trong gia đình, tôi hiểu rõ bố tôi nhất, làm gì có chuyện đó”.

Việc chăm lo cho dân bằng cả tâm huyết và việc chứng minh mình không có bồ nhí, việc nào sẽ “bảo vệ uy tín cho Bí thư” tốt hơn?

Không hiểu sao tôi cứ tưởng tượng về một viễn cảnh. Đó là khi thông tin về lạm thu được đăng trên báo chí, bí thư Trịnh Văn Chiến đến thăm hỏi những người dân. Ông huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề. Thay mặt Đảng ông có thể xin lỗi và cam kết sẽ chăm sóc cuộc sống của những người nghèo đói và yếm thế một các chu đáo hơn. Những người dân được đền bù và những sai phạm bị xử lý.

Rồi ngày hôm nay, khi tin đồn ông có bồ nhí lan tỏa thì chính những người dân khốn khổ ấy sẽ nói với cả xã hội rằng không Bí thư của chúng tôi là người tốt. Ông ấy không thể làm những việc “bố láo” như vậy được.

Khi những người dân gần ông nhất tin tưởng ông đến vậy, chắc hẳn công luận cũng sẽ dành cho ông nhiều thiện cảm hơn.

Nhưng viễn cảnh đó không xảy ra.

Người dân đã phải tự mình vật lộn với những o ép trong cuộc sống.

Và giờ đây ông Bí thư Trịnh Văn Chiến phải huy động mọi công cụ để bảo vệ uy tín của mình, cho dù đó chỉ là một nguồn tin nặc danh từ những trang mạng ngoài lề.
---------------------
Theo Dân Việt


Thấy gì trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới của TT Philippines?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến tham gia các cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo ASEAN bên lề Hội nghị ASEAN ở Vientiane, Lào, 6/9/2016.


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ đến Việt Nam vào tuần tới để bàn chuyện Biển Đông, Bộ trưởng Truyền thông Philippines Martin Andanar hôm thứ Năm (22/9) khẳng định với báo chí quốc tế. Trong khi đó, một nhà nghiên cứu Biển Đông cho rằng ông Duterte đến Việt Nam nhằm “trấn an” và tranh thủ sự ủng hộ của Việt Nam để không bị cô lập hóa vì những phát ngôn gây nghi ngờ về lập trường của Philippines trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Trước đó tại Hội nghị Thượng định ASEAN ở Lào, Tổng thống Philippines nói ông không có ý định đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc ra trong các cuộc thảo luận cùng với các nước ASEAN khác. Ngoài ra, những phản ứng có phần dè chừng của Washington đối với Philippines sau phát ngôn “gây sốc” của ông Duterte dành cho Tổng thống Barack Obama trong kỳ họp trên đã khiến cho không chỉ các nước trong khu vực, mà cả các đối tác và đồng minh phương Tây e ngại.

Một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, Giáo sư Ngô Vĩnh Long của Trường đại học Maine, Hoa Kỳ, nhận định mục tiêu đầu tiên của chuyến đi Việt Nam của ông Duterte là nhằm trấn an Việt Nam. Ông nói:

“Tôi nghĩ Tổng thống Philippines đến Việt Nam là để trấn an Việt Nam và cũng để so sánh thông tin với Việt Nam. Bởi vì gần đây, ông ấy có những tuyên bố có vẻ hơi hàm hồ rằng ông sẽ thương lượng với Trung Quốc. Mặc dù ông nói rõ rằng ông sẽ thương lượng với Trung Quốc về cái phán quyết của Tòa án thường trực nhưng thái độ của ông đối với Mỹ đã làm cho nhiều nước trong khu vực bất an”.

Gần đây, đặc sứ của ông Duterte về Trung Quốc, cựu Tổng thống Fidel Ramos đã bay sang Hồng Kông để gặp cựu Thứ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc Phó Oánh. Hai bên đã thỏa thuận với nhau về việc giảm thiểu căng thẳng thông qua đàm phán. Tuy nhiên, cuộc thảo luận của hai giới chức đã không đề cập đến phán quyết của Tòa trọng tài ở La Haye, trong đó khẳng định đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra để xác định chủ quyền là hoàn toàn phi pháp.

Tổng thống tiền nhiệm của ông Duterte, ông Benigno Aquino, trước đây đã kiên quyết không chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc về Biển Đông. Ông Aquino chính là người đã khởi kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế.

Trong khi đó, chính quyền của ông Duterte được cho là đang theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập bằng cách từ chối mọi nỗ lực can thiệp của các chính phủ nước ngoài, khiến cho đồng minh lâu năm Mỹ và các nước phương Tây nghi ngờ về lập trường của nước này.

Lâu nay, Việt Nam và Philippines là hai nước có tiếng nói mạnh mẽ nhất trong vấn đề Biển Đông. Do đó, việc tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Việt Nam trong chuyến đi sắp tới của ông Duterte cũng sẽ giúp cho Philippines tránh được thế “bị cô lập”, theo GS. Ngô Vĩnh Long:

“Việt Nam là nước có bờ biển dài nhất trong khu vực và là nước có quyền lợi nhiều nhất trong khu vực. Cho nên nếu không có Việt Nam ủng hộ Phi Luật Tân trong lúc này thì có lẽ Phi Luật Tân sẽ bị các nước khác cô độc hóa qua những phản ứng và tuyên bố không rõ ràng. Bây giờ Phi Luật Tân và Việt Nam phải làm sao cho mọi người thấy là hai nước cùng nhau bảo vệ quyền lợi không những của nhau mà còn của tất cả các nước khác trên thế giới và trong khu vực”.

Theo lịch trình, Tổng thống Philippines sẽ đến Việt Nam vào ngày 28 và 29/9. Ngoài ra, ông Duterte dự kiến cũng sẽ đến Trung Quốc và Nhật Bản sau đó.


Trong cùng ngày 22/9, Tổng thống Duterte nói nếu đến Trung Quốc, ông sẽ đòi Bắc Kinh trao trả quyền đánh cá cho ngư dân của nước này trong khu vực có tranh chấp chủ quyền giữa hai nước. Đồng thời, ông khẳng định “không hề có kế hoạch làm ngơ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc”. Ông Duterte nói ông tin là Trung Quốc sẽ thảo luận với ông “bằng thiện chí”.
-----------------------------
Theo BBC Việt ngữ 

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Việc chạy trốn của Trịnh Xuân Thanh được chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản

Trong những khoản thua lỗ này, cơ quan chức năng đã xác định Trịnh Văn Thảo câu kết với cán bộ cấp dưới lập ra những khoản quỹ đen lên tới hơn 80 tỉ để sử dụng vào việc tiếp khách, biếu xén hoặc đưa cho Giám đốc Trịnh Văn Thảo đi “đối ngoại”. Đáng chú ý khi thanh tra của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành kiểm tra tại PVC-ME thì 1 tuần sau đó, ngày 31.7.2012, Giám đốc Trịnh Văn Thảo bất ngờ xuất cảnh đi Mỹ và không trở về.

Sau khi làm ăn bết bát gây thất thoát thua lỗ hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng nhưng đến khi cơ quan chức năng phát giác, thì người chịu trách nhiệm chính đã cao chạy xa bay.

Vụ án Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC ) - thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang có những diễn biến rất giống vụ án tương tự xảy ra tại Công ty CP thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME) - đơn vị thành viên của PVC (100% vốn của PVC).

Khoản nợ khổng lồ

Từ giữa năm 2012, nhiều cơ quan chức năng đã phát hiện tại PVC-ME có những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, trong giai đoạn 2009 - 2012, dưới sự điều hành của Giám đốc Trịnh Văn Thảo - PVC-ME đã thua lỗ hơn 576 tỉ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, chưa kể những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỉ đồng. Trong những khoản thua lỗ này, cơ quan chức năng đã xác định Trịnh Văn Thảo câu kết với cán bộ cấp dưới lập ra những khoản quỹ đen lên tới hơn 80 tỉ để sử dụng vào việc tiếp khách, biếu xén hoặc đưa cho Giám đốc Trịnh Văn Thảo đi “đối ngoại”. Cụ thể, trong năm 2011, tổng chi cho bộ máy PVC-ME 47,8 tỉ đồng, thì có tới 10 tỉ đồng là chi để “tiếp khách”. Cũng trong năm này, ông Hoàng Vĩnh Thắng, lái xe cho Giám đốc Trịnh Văn Thảo, đã chi tiền “tiếp khách” cho sếp lên tới 1,12 tỉ đồng. Trước đó, năm 2010, khoản tiền ông Thắng chi "tiếp khách" cho sếp cũng gần 730 triệu đồng.

Theo nhiều tài liệu của Thanh Niên, kế toán trưởng, nhân viên PVC-ME đã rút từ quỹ đen này nhiều lần, mỗi lần từ vài trăm triệu, thậm chí cả tỉ đồng để ông Trịnh Văn Thảo đi đối ngoại hoặc "tiếp khách", đồng thời đưa hàng trăm triệu đồng khác cho các lãnh đạo của PVC-ME "tiếp khách" hoặc đi nước ngoài. Trong đó, có khoản tiền hơn nửa tỉ đồng để chi cho “sinh nhật bố sếp Thanh ở Tổng công ty”.

Đáng chú ý vào ngày 23.7.2012, thanh tra của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành kiểm tra tại PVC-ME thì 1 tuần sau đó, ngày 31.7.2012, Giám đốc Trịnh Văn Thảo bất ngờ xuất cảnh đi Mỹ và không trở về. Chuyến đi này sau đó được báo cáo là ông Thảo đã đi mà không xin phép Tập đoàn Dầu khí VN và PVC.

Rồi biến mất

Ngày 12.9.2012, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, sau đó khởi tố 15 bị can liên quan, trong đó có 13 người là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và cán bộ của PVC-ME về các tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trịnh Văn Thảo đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về tội cố ý làm trái, nhưng bỏ trốn nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã quốc tế.

Kết luận của các cơ quan tố tụng về vụ án này cho biết, Trịnh Văn Thảo là kẻ chủ mưu, cầm đầu nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa bắt được Thảo.

Trong vụ thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng tại PVC, kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư nêu rõ từ năm 2007 - 2013, trên các cương vị Phó bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT PVC, ông Trịnh Xuân Thanh đã nhiều lần được cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ. Tuy nhiên, ông Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐQT, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế. Trong giai đoạn này, nhiều tổ chức, cá nhân của PVC bị kỷ luật và xử lý hình sự.

Theo Ủy ban Kiểm tra T.Ư, ông Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm ở PVC. Tuy nhiên, cũng giống như vụ án tại PVC-ME, ngày 15.9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án Cố ý làm trái xảy ra tại PVC, ngày 16.9, khởi tố bị can đối với ông Trịnh Xuân Thanh thì xác định ông này đã bỏ trốn và đã ra quyết định truy nã toàn quốc và quốc tế.

Thái Sơn

(Thanh Niên)

“QUẢ BOM CHÍNH TRỊ CỦA TRỊNH XUÂN THANH”

Trịnh Xuân Thanh đã trốn thoát sang Đức? Hay y đang ẩn nấp trong 1 khách sạng hạng sang của "đặc khu" Phú Quốc? Câu hỏi này còn chưa có lời giải thì sau lệnh truy nã các" quân sư quạt mo" lại tranh nhau lên mạng chém gió . Người quả quyết kẻ đào tẩu đang bị lệnh truy nã toàn quốc và toàn cầu nhất định sẽ không thể lọt lưới an ninh Việt Nam với sự hỗ trợ của các "đồng nghiệp" Interepol , người thì đưa ra các lập luận khẳng định với sự tiếp tay của 1 thế lực nào đó Trịnh Xuân Thanh đã an toàn cao chạy xa bay v.v...Hắn đã nhanh hơn TBT Trọng 1 nhịp và không lặp lại sai lẩm của Dương Chí Dũng !!!
Cụ nào quan tâm cứ thử đọc chơi ...nhưng xin đừng tin vội .

FB Phạm Lê Vương Các
(16-9-2016)

“Có ý kiến nói rằng, Trịnh Xuân Thanh muốn thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật Việt Nam chỉ cần vung tiền để mua quốc tịch ở một quốc gia “khỉ ho cò gáy” nào đó, không thiết lập quan hệ với ngoại giao với Việt Nam, sau đó dùng tiền đầu tư sang Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Canada… và chuyển đến đó sống. Và đề nghị nước nào đó trong khối này dẫn độ Trịnh Xuân Thanh – “nhà đầu tư” quốc tịch xứ khỉ ho cò gáy đưa về Việt Nam chịu tội là chuyện hoang đường, vì các quốc gia này đều không ký kết dẫn độ với Việt Nam. 
Nếu không phải là tội phạm chiến tranh hay khủng bố chẳng ai làm gì cả (?) 
 Đây là một nhận định sai lầm rất cơ bản về vấn đề xử lý tội phạm hình sự quốc tế đối với vụ việc của Thanh. Đồng ý vấn đề của Thanh không liên quan đến tội phạm chiến tranh hay khủng bố, và để dẫn độ được Thanh, thì Việt Nam cần ký kết Hiệp ước dẫn độ với quốc gia mà Thanh đang có mặt. 
Nhưng,nếu giờ đây Bộ Công an đề nghị Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) –một tổ chức với 190 quốc gia thành viên, ra lệnh truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh – một tội phạm kinh tế, và Interpol ra một quyết định truy nã như vậy thì cuộc trốn chạy của Thanh coi như đi vào ngõ cụt, đừng mơ được đặt chân đến các quốc gia này. 
Nhưng để Interpol ra quyết định truy nã quốc tế như vậy thì Bộ Công an phải cung cấp hồ sơ chứng minh được Thanh là tội phạm hình sự về kinh tế, chứ việc truy nã này không mang bất kỳ yếu tố chính trị nào. Sau khi nhận hồ sơ, Interpol sẽ tiến hành điều tra và xem xét. Nếu họ nhận thấy vụ việc có yếu tố chính trị thì họ sẽ từ chối ra một quyết định truy nã như vậy. 

Và ngày hôm nay, 4 đàn em cánh hẩu của Thanh bị Bộ Công an túm, cho thấy Thanh là người rất nhanh nhạy, khi nhanh chóng tẩu thoát ra nước ngoài, và bắt đầu những bước đi đầy mầu sắc chính trị. Thanh không im lặng mà tạo ra một quả bom chính trị để gây tiếng vang mà Thanh thoát được vì Thanh (hoặc nhóm hỗ trợ cho Thanh) biết xu thế vận động thời đại hơn Dương Chí Dũng. Thanh đã đi trước một bước và quay đầu rất nhanh, chứ không ngây ngô như Dương Chí Dũng khi ra trước vành móng ngựa mà vẫn còn làm được thơ… ca ngợi Đảng.

Và giờ đây, Bộ Công An sẽ khó lòng thuyết phục được Ban Tổng thư ký Interpol ra một lệnh truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh khi quả bom chính trị do Thanh tạo ra đã phát nổ,đánh trúng vào người đứng đầu của đảng cầm quyền và hệ thống của nó một cách hiệu quả.Thanh đang có nhiều cơ may thoát được vụ này cũng tại cái hệ thống chính trị độc tài đã tạo cơ hội cho những kẻ chốn chạy như Thanh dùng chính trị như là một phương tiện hữu hiệu cho hành trình đào tẩu.

Dẫn độ ông Trịnh Xuân Thanh về nước sẽ khá phức tạp

Đại diện Bộ Công an và giới luật sư cho rằng nếu ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn sang Đức thì việc truy bắt, dẫn độ về nước khá phức tạp.
Ngày 17/9, liên quan tới thông tin cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang) đang trốn ở Đức có thể gây khó khăn cho công tác bắt giữ, dẫn độ, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) thừa nhận, sẽ gặp những khó khăn nhất định nếu ông Thanh trốn ở nước này.
Thiêu tướng Trần Thế Quân

Không hề đơn giản
Thiếu tướng Trần Thế Quân phân tích: “Để dẫn độ tội phạm đang trốn ở nước ngoài về xử lý, trước hết quốc gia đó phải ký Hiệp định tương trợ tư pháp với quốc gia được đề nghị dẫn độ. Trong trường hợp chưa ký kết thì có thể theo điều ước đa phương về dẫn độ tội phạm mà hai nước cùng tham gia. Quốc gia này muốn dẫn độ tội phạm đang trốn ở quốc gia kia về xử lý thì phải theo một điều ước quốc tế mà hai bên là thành viên”.
Trả lời câu hỏi giả sử ông Trịnh Xuân Thanh có thể trốn sang Đức, Canada hoặc một vài quốc gia khác không tham gia ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp thì có thể truy bắt được không, Thiếu tướng Quân cho rằng nếu đúng ông Thanh đang trốn ở Đức hay Canada thì việc xử lý không hề đơn giản. Quá trình đàm phán về dẫn độ cũng phức tạp, lâu dài.
Trong trường hợp đó sẽ có thể vận dụng quan hệ ngoại giao giữa hai nước trên cơ sở thương lượng cụ thể. “Dĩ nhiên sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì trong thực tế, nhiều quốc gia không dễ dàng dẫn độ được tội phạm từ Canada về nước” – Thiếu tướng Quân dẫn chứng.
Cũng theo ông Quân, trong thực tiễn, khi chưa có hiệp định về dẫn độ ở dạng song phương hay đa phương, có thể thực hiện việc dẫn độ theo nguyên tắc “có đi có lại” giữa hai quốc gia. “Ví dụ, nước bạn đề nghị nước ta dẫn độ một tội phạm nào đó đang trốn ở Việt Nam, chúng ta giúp họ thì nay chúng ta đề nghị, nước bạn sẽ giúp lại”, ông Quân nói.
Ở khía cạnh pháp lý, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), giả định trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh bị Interpol (Cảnh sát hình sự quốc tế) bắt giữ theo yêu cầu của Việt Nam tại Đức thì việc dẫn độ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận ngoại giao, Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng (năm 2003).
“Trình tự thủ tục dẫn độ ông Trịnh Xuân Thanh được áp dụng theo Luật Dẫn độ của nhà nước Đức, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ Việt Nam”, Luật sư Thơm nhận định.

Phải nhờ Interpol
Theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm, sau khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với ông Trịnh Xuân Thanh, nếu có căn cứ xác định ông Thanh đã bỏ trốn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam thì sẽ gửi lệnh truy nã đến Văn phòng Interpol Việt Nam (C55) thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an).
Sau đó, C55 sẽ đề nghị Ban Tổng Thư ký Interpol ra quyết định truy nã quốc tế. Luật sư Thơm lưu ý: “Theo các nguyên tắc hoạt động của Interpol, dẫn độ tội phạm được thực hiện dựa trên các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương nhưng trình tự, thủ tục dẫn độ tội phạm lại tuân theo quy định của pháp luật quốc gia được yêu cầu dẫn độ và pháp luật quốc gia yêu cầu dẫn độ”.
Như vậy, nếu đúng ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt giữ theo lệnh truy nã quốc tế của Interopl Việt Nam tại một quốc gia trên thế giới (ở đây là Đức) thì sẽ phải được thực hiện việc dẫn độ theo quy định của pháp luật nước sở tại trên cơ sở yêu cầu dẫn độ của Bộ Công an Việt Nam.
Việc dẫn độ này căn cứ vào công hàm đề nghị dẫn độ và hồ sơ pháp lý liên quan đến hành vi phạm tội của ông Thanh tại Việt Nam, như: quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố bị can, quyết định truy nã bị can cùng các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh hành vi phạm tội của ông Thanh.
Trên cơ sở yêu cầu dẫn độ của Công an Việt Nam, quốc gia bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh sẽ đưa ra xem xét yêu cầu dẫn độ bằng một phiên tòa hình sự hoặc một phiên họp theo quy định của pháp luật quốc gia. Tòa án quốc gia nơi bắt giữ ông Thanh sẽ là cơ quan ra quyết định về việc dẫn độ về Việt Nam.

Tài sản tẩu tán vẫn thu hồi được
Về câu hỏi nếu trước khi bỏ trốn, ông Trịnh Xuân Thanh đã tẩu tán tài sản ra nước ngoài thì có xử lý được không, luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng nhà nước Việt Nam vẫn có thể thu hồi. Trước tiên, cần xem xét giữa Việt Nam và quốc gia nơi ông Thanh hợp thức hóa tài sản bằng tiền phạm pháp đã có cơ chế tương trợ tư pháp hay chưa.
Trường hợp đã có thì việc thu hồi tài sản thuận lợi hơn, còn nếu chưa thì vẫn có thể thu hồi được tài sản vì Việt Nam và các nước trên thế giới đã gia nhập Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng 2003 (Việt Nam đã phê chuẩn vào năm 2009).

(Theo VOV)

Việc xuất cảnh của ông Trịnh Xuân Thanh nhìn dưới góc độ pháp lý

LS Nguyễn Thế Truyền
Mấy ngày nay, dư luận lùm xùm về việc hiện ông Trịnh Xuân Thanh –nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đang ở đâu? Có dư luận cho rằng ông Thanh đã xuất cảnh ra nước ngoài. Nếu giả thiết này là đúng, vậy việc chưa cấm xuất cảnh đối với ông Thanh có đúng luật?
Với giả thiết được đặt ra là ông Trịnh Xuân Thanh đã xuất cảnh ra nước ngoài, nhiều người đặt câu hỏi liệu việc ông Thanh chưa bị cấm xuất cảnh trong thời điểm này có hợp lý?

Trả lời trên báo Tiền Phong, thiếu tướng Lê Xuân Viên – Cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh, Tổng cục An ninh (Bộ Công an) cho biết, đến thời điểm đó (9.9), ông chưa nhận được thông báo về việc cấm xuất nhập cảnh đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Cụ thể hơn, Thiếu tướng Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục An ninh Cửa khẩu (Bộ Công an) – đơn vị trực tiếp phụ trách việc xuất nhập cảnh – cũng tái xác nhận lại điều này.

Đúng là theo quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền (cụ thể là Cục An ninh xuất cảnh, Bộ Công an) không thể ngăn cản được ông Thanh xuất cảnh


Bởi tính đến thời điểm đó, chưa có bất kỳ một quyết định, văn bản nào hạn chế quyền công dân đối với ông Trịnh Xuân Thanh như các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can…

Tuy nhiên, cũng có nhiều người đặt câu hỏi: Vậy khi chưa có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng nhà nước có quyền ra quyết định, văn bản áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm xuất cảnh hoặc hạn chế xuất nhập cảnh trong một thời gian nào đó không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể!

Thẩm quyền này thuộc về Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan Thi hành án các cấp quyết định không cho xuất cảnh khi đang xác minh, làm rõ về những hành vi phạm tội hoàn toàn có quyền áp dụng biện pháp ngăn chăn này khi chỉ cần thấy đương sự có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 21 và điểm a khoản 1 Điều 22 Nghị định 136/2007/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam. Cụ thể, khoản 1, Điều 21 nghị định 136/2007 quy định rõ: Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc “có liên quan đến công tác điều tra tội phạm”.

Có thể khẳng định ngay ông Trịnh Xuân Thanh là người đang “có liên quan đến công tác điều tra tội phạm”. Cần nhắc lại là riêng với vụ việc liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh, đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải hai lần có chỉ đạo trực tiếp yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ những thông tin liên quan tới những hành vi có dấu hiệu sai phạm của ông Thanh.

Trong đó đáng chú ý là ngày 18.7, Tổng Bí thư đã chỉ đạo nhiều cơ quan như Ban Tổ chức T.Ư, Ban Thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ, Ủy ban Kiểm tra T.Ư vào cuộc…

Đặc biệt, Tổng Bí thư cũng chỉ đạo Ban Thường vụ Đảng ủy Công an T.Ư chỉ đạo các cơ quan chức năng của ngành điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng (giai đoạn 2011-2013) ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (dưới thời ông Thanh làm Chủ tịch HĐQT- NV); chỉ đạo xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc cấp biển số xe công trái quy định, rà soát, thu hồi biển số xe công (biển xanh) đã được cấp và sử dụng trái quy định.

Rõ ràng, nếu cơ quan chức năng kịp thời có biện pháp ngăn chặn ông Thanh xuất cảnh dựa vào quy định trên của pháp luật thì bây giờ, nhiều cơ quan quản lý, trong đó có những cơ quan trực tiếp quản lý ông Thanh như Tỉnh ủy Hậu Giang – đã không phải đau đầu với câu hỏi “ông Thanh đang ở đâu” dù đã cất công cử người ra tận nhà riêng ông này ở ngoài Hà Nội để tìm kiếm.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Quy định pháp luật về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đã có đầy đủ, nhưng trên thực tế khi áp dụng với bị can, bị cáo của một vụ án cũng có nhiều bất cập.
Có khá nhiều trường hợp đã trốn khỏi nơi cư trú, trốn ra nước ngoài theo đường tiểu ngạch sau khi bị khởi tố (như trường hợp của Dương Chí Dũng trước đây) gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác điều tra, truy tố. Thậm chí có nhiều vụ án đi vào ngõ cụt buộc phải phát lệnh truy nã với những đối tượng cố tình lợi dụng chính sách pháp luật để đối phó, tránh việc phải chịu trách nhiệm hình sự cũng như nghĩa vụ dân sự hay trách nhiệm của mình.
Trong khi đó, để đảm bảo lệnh truy nã hay triệu tập có hiệu lực đối với những đối tượng đang ở nước ngoài, chúng ta lại phụ thuộc khá nhiều vào nước sở tại, vào các hiệp định tương trợ tư pháp, vào từng tình huống cụ thể mà có thể có cách các giải quyết khác nhau.
-----------------------------
Nguồn  Dân Việt