Bài Ca dao lần đầu tiên được đăng trên TC VNQĐ
Ngày xửa ngày xưa ...
Nghĩa là đã cách đây gần nửa thế kỷ, bọn Học viên hạ sĩ quan Trường 45 của HQNDVN đeo quân hàm thấp hơn binh nhì , chỉ có mỗi cái mỏ neo bạc nhưng rất lãng tử và rất có giá trong con mắt của các cô gái đất Cảng Hoa phượng đỏ. Ngày xưa ấy Hải quân VN xây dựng lực lượng, ngay từ đầu đã học theo mô hình Hải quân Liên Xô . Trường 45 đào tạo hạ sĩ quan, là trường hấn luyện đầu tiên của Quân chủng ( lúc đó chỉ mới là Cục Phòng thủ bờ biển). Trong ban giám hiệu có Trung úy Đặng Xuân Kỳ, con trai cố TBT Trường Chinh. Trường chỉ tuyển học sinh cấp III, các ngành kỹ thuật như Ra đa, Báo vụ, Cơ điện, Hàng hải , chủ yếu là thanh niên thành thị có sức khỏe và nói chung là hình thể "ngon lành". Ngoài học chuyên môn và kỹ năng quân sự, nhà trường rất chú ý phát huy năng khiếu thể thao, văn nghệ của học viên. Đoàn Văn nghệ của Trường hồi ấy nổi tiếng ở đất cảng. Nhiều lần chúng tôi mang nhạc cụ ra Vườn hoa Nhà kèn ( Gần vườn hoa chéo)chơi, vào các sáng chủ nhật, thu hút rất đông khán giả tới thưởng thức. Có vài dịp chúng tôi được giao lưu văn nghệ với Thủy thủ các tầu Hải quân nước ngoài tới thăm. Ấn tượng nhất là chiến hạm huấn luyện của Hải quân Nam Dương ( Indonexia). Chả là lúc ấy quan hệ giữa VN và Nam Dương đang nồng thắm, Vợ chồng đương kim tổng thống là Xu-Các-Nô đã nhận Bác Hồ của chúng ta là "Người anh cả". Chúng tôi phối hợp với Sĩ quan, học viên của họ tổ chức buổi giao lưu văn nghệ . Phía họ trình bày nhiều bài hát, bản nhạc rất hay trong khi quân ta thì bài tủ chỉ là " Dạt dào biển mênh mông/ Sóng vỗ nhịp thân tầu ...!"( Sau này trở thành bài ca chính thức của HQ ta ). Tôi không nhớ hết nhưng nhớ tôi cũng được đề nghị tham gia một tiết mục đơn ca. Tôi đã hát bài " Trái tim đựng trong ba lô" ( Ba Lan), bài tôi vẫn hay hát khi ở QL-KHX. Thật điếc không sợ súng ! Rồi cả bọn hòa tấu bài Hoa chăm pa của Lào cho mọi người cùng múa hát tập thể. ( Tôi chơi Violon ). Lính thủy Nam Dương cũng cùng chúng tôi chơi bài " Bài ca đảo dừa" ( Ca ngợi tổ quốc Nam Dương). 3 bài nước ngoài này thời ấy khá quen thuộc với dân Hà Nội ( sau ngày tiếp quản thủ đô ), nay xem lại mới biết đều có trong tập " Lời ca hữu nghị" do KHX NN in trên giấy pơ luya tháng 3/1958 và mới đây Ban LL phía Nam đã in lại bằng vi tính. .
Học viên chúng tôi được huấn luyện trên 2 con tầu 50 tấn vỏ gỗ với các trang bị máy móc khí tài, súng ống vừa của Nga vừa của Tầu. Tôi ở ngành Hàng hải ( lái tầu). Gắn bó như người yêu với cái lái tầu gần giống cái quay ép nước mía ngoài phố! Ấy thế mà rất oai. Thích nhất là tới đợt huấn luyện đưa tầu ra căn cứ Bãi Cháy, Vịnh Hạ Long. Sau này đi tuần tiễu dọc bờ biển từ Mũi Ngọc ( Móng Cái) đến Cồn Cỏ. Hầu hết các đảo có người và không có người tôi đã tới. Có lần đứng lái suốt một đêm, sáng ra phát hiện tầu mình ( và 1 tầu cùng Đoàn Bạch Đằng) đã vượt quá giới tuyến 17 trên biển. Lý do không phát hiện ra đảo Cồn Cỏ nên cứ ...đi tới ! Sự cố này nghe đâu bị đối phương phát hiện, phản đối ta. May không có cuộc đấu súng nào suốt cả thời tôi đóng lon hạ sĩ lái tầu tuần tiễu ven bờ biển miền Bắc !
Đời thủy thủ vất vả vì sóng gió. Cô đơn vì không có "em út" bên cạnh ...( Cánh lính thủy Liên Xô gặp chúng tôi phục nhất khoản " Sống không có phụ nữ mà không biến thành ...HỔ !") Nhưng ai có tâm hồn thì thấy rất ...lãng mạn ! Tôi lại thuộc túyp người này ! Lần tầu ghé vào cửa sông Gianh, lính tráng lên thị trấn Ba Đồn chơi, tôi tình cờ gặp em Chắt ( Con ông chủ tịch tỉnh Quảng Bình Cổ kim Thành), nhận ra dân Quế Lâm, lớp 1. Chắt lúc ấy đã mang tên Cổ thị Kim Loan, học sinh cấp III. Về lại căn cứ Bãi Cháy, em gửi thư và tặng tôi bức ảnh chân dung tô mầu , mặt sau ghi nắn nót :" Thân tặng anh Trung để kỷ niệm ngày anh vào quê em miền Trung yêu dấu !". Eo ôi, xúc động đến tận bây giờ ! Thế mà thư đi thư lại vài lần rồi mất liên lạc. Gần đây Nhật Lệ mới cho biết Chắt đã qua đời, anh chồng hiện sống ở Huế ! Chuyện tình cờ anh Lớp 5 gặp lại em Lớp 1 ở Ba Đồn tôi đã kể vài lần trên Blog, coi như một nét đẹp của cái Tình Quế Lâm chúng mình .
Nhưng quả thật đời thủy thủ háo hức nhất vẫn là khi tầu về cặp bến. Hồi ấy chúng tôi chưa có người yêu ( chính xác là tôi), chỉ thân hơn chút xíu với bạn gái này hay bạn gái nọ mà thôi), nhưng thế cũng đủ để lúc tầu kéo còi chào Hải cảng rời bến, mắt lính thủy nháo nhác tìm một cánh tay vẫy vẫy trên bờ . Và lại hồi hộp đến nghẹt thở khi tầu về cảng với câu hỏi : liệu người ấy có ra đón mình không ? Nhạc sĩ Hoàng Vân tung ra bài hát " Tâm tình người thủy thủ", có câu : "Nhưng em ơi ! Nếu có chàng trai chưa từng qua sóng gió/ Nếu có chàng trai từng qua nhiều thử thách gian lao/ Có lẽ nào xứng với tình em...". Lính thủy Tạch tạch sè (TTS), khoái lắm ! Nhớ có lần tôi ra đảo Vĩnh Thực thấy một lớp học bình dân xóa mù chữ cho ngư dân do lính đảo tổ chức, trong lớp có mấy cô gái to khỏe, da đen bánh mật cứ nhìn các anh hải quân cười khúc khích. Trên đường tầu về căn cứ Bãi Cháy tôi bật ra cái tứ mới và viết xong truyện ngắn Ánh lửa chỉ sau 3 ngày ! ( Truyện này in trên TC VNQĐ tháng 9/1963 - nếu tôi nhớ không nhầm ). Thực ra trước đó tôi đã có 1 hồi ký được giải thưởng của VNQĐ nhan đề " Trân đầu trên mặt biển" ( Trận là nói cho oai chứ hồi ấy chưa có nổ súng bắn ai trên biển ! Ngoại trừ bắn diễn tập !). Lần khác tôi lái tầu ra đảo Cô Tô. Đảo này có bãi cát tuyệt đẹp, nước trong vắt nhìn thấy cả một dải san hô nhiều mầu sắc dưới đáy. Cả bọn lính thủy lãng mạn chúng tôi thi nhau nhặt vỏ ốc trên bãi biển và lặn mò bẻ san hô về làm quà cho ...các em văn công QK Tả ngạn ( Lúc này HQ chưa thành lập Đoàn VC của riêng mình ). Vất vả mà làm vui lòng người đẹp là khoái lắm, ai có ngờ cánh lính thủy chỉ toàn bị mấy em Văn công cho ăn quả lừa ( Cựa Văn công/ Mông bộ đội mà !). Nghĩ chả cái dại nào giống cái dai nào ! Hồi ấy chưa có điện thoại để liên lạc với người thân ở đất liền, thế nhưng không hiểu sao cánh bạn gái của lính thủy rất "thính", lần nào tầu về cảng họ cũng biết. Chiều chủ nhật các bạn ấy mặc đẹp, đi xe đạp đến chở lính thủy đi chơi phố ! ( Mà rất lạ các em chỉ thích đi chơi với lính trơn học viên chứ không thích đi với sĩ quan à nghe !). Đơn vị bố trí ban canh , ban nghỉ vì vậy chỉ có 1/2 quân số của tầu được thay nhau lên bờ. Một cái gương lớn để ngay phía sau bốt gác. Ai qua cổng trại cũng phải soi gương chỉnh trang đầu tóc, quân phục và tư thế tác phong. ( Cảnh vệ kiểm tra cả giầy da xem đã đánh bóng hay chưa !). Không được đi lẻ, phải đi 3 người, kiểu hành quân theo hàng dọc. Cấm ăn uống dọc đường . Gặp sĩ quan cấp trên phải làm động tác chào nghiêm chỉnh. Có một lần - hình như ngày Kỷ niệm thành lập trường Ngô Quyền Hài Phòng), tôi về thăm các bạn cùng Lớp ( Duy Khắc, Trung Hải, Vũ Mão ...). Có lẽ bộ quân phục lính thủy : áo yếm, mũ dải, quần xanh đã khiến tôi nổi bật ở sân trường ...
Những kỷ niệm quá đỗi thân thương ấy chắc chắn sẽ theo tôi đi tới tận cuối con đường đời !
Có thể nói 3 năm học và thực tập ở trường HQ45 ( Cục Bảo vệ Bờ biển) tôi là 1 trong những anh lính "vô tích sự" ! Này nhé : "Quay nước mía" ( lái tầu) đi loanh quanh , ven ven bờ biển. Chả có địch mà "hải chiến" ! À, có lần trên giao tầu tôi rời cảng đuổi theo một thuyền buồm chở một số dân vượt biển đi Nam .Nhưng đi một đoạn thì lại có lệnh đưa tầu quay về. Hình như đúng vào thời kỳ gió mùa đông bắc thổi mạnh, tầu chúng tôi khó lòng đuổi kịp dù có mở hết tốc lực !
Tôi cũng đã có 3-4 tháng neo tầu ở đảo Vạn Hoa. Đảo này trước có vài gia đình dân sinh sống. Nghe lính cũ kể trong đó có 1 cô gái tên Hoa khá nổi tiếng xinh đẹp ( Tất nhiên cô là hoa hậu của đảo rồi !). Đến thời tôi ra Vạn Hoa thì dân đã phải rời đảo vào sống trong đất liền, đỏa Vạn Hoa từ đó đến nay biến thành căn cứ HQ, toàn cánh "đực rựa " ! Đảo bắt đầu xây dựng cầu cảng và một số hạng mục nghe nói để chuẩn bị đón tầu phóng lôi và cả ...tầu ngầm của Liên Xô (!) Vậy là suốt 4 tháng ở đảo không hề có bóng dáng người khác giống . Một dáng đi, một tiếng nói, một tiếng cười hoàn toàn không ! Cảm giác rất ...lạ , đến bây giờ tôi cũng không thể diễn tả nổi ! Rồi một ngày, bất ngờ có một chiến hạm của LX sang neo đậu xa xa rồi cho lính tráng vào đảo bằng ca nô máy hoặc chèo tay. Một nhóm văn công của QK3 ra đảo phục vụ họ . Thế là chúng tôi được xem ké . Phải nói là tất cả hòn đào nhỏ , cả ta và tây đổ xô đến xem...đàn bà ! Tôi nhớ không quên có tay lính thủy Nga kể, bọn tao tuần nào không lên cảng chơi G ( hộp đêm) là không chịu được. Chúng mày không thành HỔ là giỏi nhất thế giới đấy ! Chuyện sau đây cũng chính tôi được chứng kiến: Có cậu lính thủy nhà ta bị bắt quả tang đi rình trộm mấy em văn công ...đi tè !!! Khi kiểm điểm cậu ấy bảo , em chẳng xấu hổ gì cả, em còn mong các chị ấy chửi em để em được nghe tiếng ...phụ nữ ! Sau này mới biết cậu ấy hơn 1 năm chưa được về đất liền !!!
Mấy năm ở HQ tôi có viết được 1 số thơ, ca dao - bài ca dao đầu tiên in báo là bài tôi đưa lên đầu bài viết này - và khoảng mươi cái bút ký, truyện ngắn. Giải thưởng cao nhất ( Giải B) của VNQĐ tặng cho truyện ngắn Cửa Gió . Tất cả đã in thành tập chung với các tác giả khác ! Sáng tác của tôi toàn " phịa" chẳng có tên người thật việc thật, cho nên các "cụ" ở HQ ( kể cả ông già tôi) không hài lòng. Nói, sao nó chỉ bịa mà không viết về thành tích của đơn vị mình đăng báo QĐND ?. Tôi mang tâm sự buồn này nói với các anh nhà văn QĐ như anh Nguyễn Khải, Hồ Phương , 2 người tôi nghe nói được phân công theo dõi bồi dưỡng tôi trở thành nhà văn chuyên nghiệp viết về mảng Biển Đảo ! ...Tôi được VNQĐ mời đi dự các cuộc họp "Bạn viết trẻ" và dự trại sáng tác ( Tôi sợ quá nên trốn không dám đi trại vì gặp toàn trại viên cỡ Phù Thăng, Nam Hà v.v...). Một lần tôi được giữ ở lại Tòa soan TC VNQĐ 4 Lý Nam Đế. Lần ấy tôi nằm chung phòng với nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn ( tức Nguyễn Thi sau này), và nhà văn Nguyên Ngọc. Tôi được các anh ấy trao đổi, nhận xét tác phẩm của mình. Khen nhiều mà chê cũng nhiều . Thấy 2 anh thân thiện với mình, tôi vào thư viện của TC tìm đọc tập Rẻo cao của Nguyên Ngọc và Ánh trăng của Nguyễn Ngọc Tấn . Thế là tôi ngấm ngay cái hơi hướng " truyện như thơ" của 2 anh. Về đơn vị tôi bắt chước viết Ánh lửa và sau này là Rừng và biển cả.đều được khen và đăng trên TC. VNQĐ. Các anh ở Phòng Văn Nghệ QĐ bàn với Điện ảnh QĐ làm 1 bộ phim tài liệu về Hải quân. Hình như anh Nguyễn Ngọc Tấn làm cố vấn hay viết kich bản gì đó. Anh Tấn xuống đoàn Bạch Đằng của tôi lấy tài liệu và lấy cảm hứng. Lớ ngớ thế nào các anh ấy lại chấm tôi làm diễn viên ...chính ! Sau tôi bị bệnh, sức khỏe không tốt và chắc chắn cái nguyên nhân chủ yếu là tôi chỉ hợp vai thư sinh chứ đóng vai anh lính HQ gốc quê lúa Hà Nam Ninh biết chăn trâu, cắt cỏ v.v.. thì tôi không hạp là đúng quá rồi ! Tôi chả buồn mà cũng chả vui. Mấy anh đoàn làm phim cho tôi vào vai ...quần chúng . Đấy là trường đoạn lính thủy đi ca nô trên vịnh Hạ Long ...chơi đàn. Quá lãng mạn ! Tôi võ vẽ Violon cỡ trình độ loại B của K5 ( thua Xuân Nùng, Trung Hải, Trương Trác ), nhưng cái dáng cặp đàn, kéo ac-xê thì hơi bị chuẩn . Cái ảnh trên đầu bài là cái ảnh đoàn làm phim chụp để dùng in quảng cáo cho bộ phim tài liệu " Trên hải quận tổ quốc " ! Phim ấy chả biết bây giờ còn hay bán cho hãng " mốc phim" rồi ! Nhưng dù sao mình cũng đã từng " đóng phim" , lại còn được có mặt trong tờ quảng cáo phim nữa chứ ! Nhân vụ " đóng phin" này tôi lại 1 lần nữa suýt chuyển sang văn công Hải quân ! Tôi tìm cách "chống lệnh" bằng cách lên TC VNQĐ cầu cứu mấy nhà văn quen biết "ông già". Ông giận tôi . Có mấy lần ông lên lớp chính trị với lính tráng, ông dẫn trường hợp thằng con " Có tài mà nhiều tật- đặc biệt chuyên nói ngược với cấp chỉ huy !" là tôi ! Ngày ấy Trần Kháng Chiến có nghe được, nhưng không ngờ thằng con bướng bỉnh của thủ trưởng lại chính là "thằng" Vũ Quang Trung cựu HS 5B ở cùng trường TNVN Quế Lâm bên Trung Quốc ! Hóa ra quả đất ...tròn ! Những cuộc hạnh ngộ bất ngờ nhưng hình như cũng là định mệnh ...!
( Còn tiếp )
Vĩ thanh :
Sáu năm sau , năm 1965 chú em Trần Kháng Chiến ( nguyên Vỡ lòng A thời Quế Lâm) đã theo chân đàn anh đăng lính "Hai quần" ( Hải Quân). Cũng bắt đầu làm anh binh nhì ! Rất xúc động nhận được bức chân dung Trần Kháng Chiến trong bộ lính thủy, quân hàm binh nhì gửi tặng tác giả và các anh chị K5. Xin nhắc lại một sự thật khó lý giải : Các chàng lính thủy luôn luôn lọt vào tầm ngắm của thiếu nữ Tp Cảng Hoa phượng đỏ. Họ ngắm chứ khi "nổ súng thật" thì lại chuyển "đầu ruồi" sang ông anh sĩ quan ! Thế mới tài !
Có thể nói 3 năm học và thực tập ở trường HQ45 ( Cục Bảo vệ Bờ biển) tôi là 1 trong những anh lính "vô tích sự" ! Này nhé : "Quay nước mía" ( lái tầu) đi loanh quanh , ven ven bờ biển. Chả có địch mà "hải chiến" ! À, có lần trên giao tầu tôi rời cảng đuổi theo một thuyền buồm chở một số dân vượt biển đi Nam .Nhưng đi một đoạn thì lại có lệnh đưa tầu quay về. Hình như đúng vào thời kỳ gió mùa đông bắc thổi mạnh, tầu chúng tôi khó lòng đuổi kịp dù có mở hết tốc lực !
Tôi cũng đã có 3-4 tháng neo tầu ở đảo Vạn Hoa. Đảo này trước có vài gia đình dân sinh sống. Nghe lính cũ kể trong đó có 1 cô gái tên Hoa khá nổi tiếng xinh đẹp ( Tất nhiên cô là hoa hậu của đảo rồi !). Đến thời tôi ra Vạn Hoa thì dân đã phải rời đảo vào sống trong đất liền, đỏa Vạn Hoa từ đó đến nay biến thành căn cứ HQ, toàn cánh "đực rựa " ! Đảo bắt đầu xây dựng cầu cảng và một số hạng mục nghe nói để chuẩn bị đón tầu phóng lôi và cả ...tầu ngầm của Liên Xô (!) Vậy là suốt 4 tháng ở đảo không hề có bóng dáng người khác giống . Một dáng đi, một tiếng nói, một tiếng cười hoàn toàn không ! Cảm giác rất ...lạ , đến bây giờ tôi cũng không thể diễn tả nổi ! Rồi một ngày, bất ngờ có một chiến hạm của LX sang neo đậu xa xa rồi cho lính tráng vào đảo bằng ca nô máy hoặc chèo tay. Một nhóm văn công của QK3 ra đảo phục vụ họ . Thế là chúng tôi được xem ké . Phải nói là tất cả hòn đào nhỏ , cả ta và tây đổ xô đến xem...đàn bà ! Tôi nhớ không quên có tay lính thủy Nga kể, bọn tao tuần nào không lên cảng chơi G ( hộp đêm) là không chịu được. Chúng mày không thành HỔ là giỏi nhất thế giới đấy ! Chuyện sau đây cũng chính tôi được chứng kiến: Có cậu lính thủy nhà ta bị bắt quả tang đi rình trộm mấy em văn công ...đi tè !!! Khi kiểm điểm cậu ấy bảo , em chẳng xấu hổ gì cả, em còn mong các chị ấy chửi em để em được nghe tiếng ...phụ nữ ! Sau này mới biết cậu ấy hơn 1 năm chưa được về đất liền !!!
Mấy năm ở HQ tôi có viết được 1 số thơ, ca dao - bài ca dao đầu tiên in báo là bài tôi đưa lên đầu bài viết này - và khoảng mươi cái bút ký, truyện ngắn. Giải thưởng cao nhất ( Giải B) của VNQĐ tặng cho truyện ngắn Cửa Gió . Tất cả đã in thành tập chung với các tác giả khác ! Sáng tác của tôi toàn " phịa" chẳng có tên người thật việc thật, cho nên các "cụ" ở HQ ( kể cả ông già tôi) không hài lòng. Nói, sao nó chỉ bịa mà không viết về thành tích của đơn vị mình đăng báo QĐND ?. Tôi mang tâm sự buồn này nói với các anh nhà văn QĐ như anh Nguyễn Khải, Hồ Phương , 2 người tôi nghe nói được phân công theo dõi bồi dưỡng tôi trở thành nhà văn chuyên nghiệp viết về mảng Biển Đảo ! ...Tôi được VNQĐ mời đi dự các cuộc họp "Bạn viết trẻ" và dự trại sáng tác ( Tôi sợ quá nên trốn không dám đi trại vì gặp toàn trại viên cỡ Phù Thăng, Nam Hà v.v...). Một lần tôi được giữ ở lại Tòa soan TC VNQĐ 4 Lý Nam Đế. Lần ấy tôi nằm chung phòng với nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn ( tức Nguyễn Thi sau này), và nhà văn Nguyên Ngọc. Tôi được các anh ấy trao đổi, nhận xét tác phẩm của mình. Khen nhiều mà chê cũng nhiều . Thấy 2 anh thân thiện với mình, tôi vào thư viện của TC tìm đọc tập Rẻo cao của Nguyên Ngọc và Ánh trăng của Nguyễn Ngọc Tấn . Thế là tôi ngấm ngay cái hơi hướng " truyện như thơ" của 2 anh. Về đơn vị tôi bắt chước viết Ánh lửa và sau này là Rừng và biển cả.đều được khen và đăng trên TC. VNQĐ. Các anh ở Phòng Văn Nghệ QĐ bàn với Điện ảnh QĐ làm 1 bộ phim tài liệu về Hải quân. Hình như anh Nguyễn Ngọc Tấn làm cố vấn hay viết kich bản gì đó. Anh Tấn xuống đoàn Bạch Đằng của tôi lấy tài liệu và lấy cảm hứng. Lớ ngớ thế nào các anh ấy lại chấm tôi làm diễn viên ...chính ! Sau tôi bị bệnh, sức khỏe không tốt và chắc chắn cái nguyên nhân chủ yếu là tôi chỉ hợp vai thư sinh chứ đóng vai anh lính HQ gốc quê lúa Hà Nam Ninh biết chăn trâu, cắt cỏ v.v.. thì tôi không hạp là đúng quá rồi ! Tôi chả buồn mà cũng chả vui. Mấy anh đoàn làm phim cho tôi vào vai ...quần chúng . Đấy là trường đoạn lính thủy đi ca nô trên vịnh Hạ Long ...chơi đàn. Quá lãng mạn ! Tôi võ vẽ Violon cỡ trình độ loại B của K5 ( thua Xuân Nùng, Trung Hải, Trương Trác ), nhưng cái dáng cặp đàn, kéo ac-xê thì hơi bị chuẩn . Cái ảnh trên đầu bài là cái ảnh đoàn làm phim chụp để dùng in quảng cáo cho bộ phim tài liệu " Trên hải quận tổ quốc " ! Phim ấy chả biết bây giờ còn hay bán cho hãng " mốc phim" rồi ! Nhưng dù sao mình cũng đã từng " đóng phim" , lại còn được có mặt trong tờ quảng cáo phim nữa chứ ! Nhân vụ " đóng phin" này tôi lại 1 lần nữa suýt chuyển sang văn công Hải quân ! Tôi tìm cách "chống lệnh" bằng cách lên TC VNQĐ cầu cứu mấy nhà văn quen biết "ông già". Ông giận tôi . Có mấy lần ông lên lớp chính trị với lính tráng, ông dẫn trường hợp thằng con " Có tài mà nhiều tật- đặc biệt chuyên nói ngược với cấp chỉ huy !" là tôi ! Ngày ấy Trần Kháng Chiến có nghe được, nhưng không ngờ thằng con bướng bỉnh của thủ trưởng lại chính là "thằng" Vũ Quang Trung cựu HS 5B ở cùng trường TNVN Quế Lâm bên Trung Quốc ! Hóa ra quả đất ...tròn ! Những cuộc hạnh ngộ bất ngờ nhưng hình như cũng là định mệnh ...!
( Còn tiếp )
Vĩ thanh :
Binh nhì Hải quân NDVN Trần Kháng Chiến (1965)
Chuyện "ngày xưa" của Cậu kể ở trên, có chuyện "ngày xưa" mình đã được nghe kể hoặc được đọc như một sơ bài thơ,truyện ngắn của cậu. Và còn được tận mắt chứng kiên, như cái đoạn: anh lính thuỷ "mới toe" về dự Hôi trường NQ Thành phố Hoa Phượng đỏ, được các em xinh đẹp vây quanh, nắm tay, nắm .... chân như thế nào!.; đến nỗi bạn thân Cu Lờ "to cao béo mập" như D.Khắc, ĐK.Minh, V.Mão còn bị các em đánh bật ra vòng ngoài.
Trả lờiXóaĐúng là: "Trai thời loạn" nols chung "rất có giá", và chàng lính thuỷ như QT lúc đó là "thần tượng" trong con mắt của các cô gái thành phố Cảng HP.
Còn nhiều chuyện khác mình chắc QT sẽ kể tiếp, chắc chắn là hấp dẫn không kém câu chuyện của cậu với em CH bên dòng Nhật Lệ, hoặc "kịch tính và mùi mẫn" không kém chuyện "Cái hôn LÔPCÔPXKI" của cụ DK.
Chờ nghe "hồi sau" của "Calathau liệt truyện".
Tóm lại là mình học Chu Văn An một học kỳ, học Ngô Quyền một học kỳ . Vào HQ học tiếp phổ thông rồi lấy bằng tốt nghiệp do Quân đội cấp ( Quy định này sau bãi bỏ, chỉ có Bộ GD mới có quyền cấp bằng Tôt nghiệp phổ thông). Khi thi vào khoa Ngữ-Văn - Đại học Tổng hợp ( ở hội đồng thi Hải phòng ) mình mặc quân phục HQ đeo hàm hạ sĩ, ngồi trong phòng thi rất ..."oách". Nhớ thi môn Văn phải bình câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông nói về thơ Hồ Chủ tịch . Như vầy :
XóaKhi đọc tập thơ "NKTT" của HCM, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:
"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Anh đèn toả sáng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vẫn thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"
Anh (chị) hiểu ý thơ trên ntn qua việc bình giảng tập thơ Nhật ký trong tù . Hãy làm sáng tỏ quan điểm nghệ thuật của Hồ chủ tịch . ( Đề thi này tôi thấy nhiều kỳ thi sau còn được dùng lại !)
Đề này mình trúng tủ vì đã nghiền ngẫm rất nhiều dưới ánh sáng của ngọn đèn đường phố Ai-Lao ( ngã Sáu). Đọc đề xong là viết một mạch. Làm xong ra sớm nhất phòng thi. Khóa ấy Hội đồng thi HP có khoảng 7-80 thí sinh thi, trúng có ...03 người. Mình nhớ cả tên : Vũ Hồng Quang, Đinh văn Tiếp và 1 bạn tên Minh , bạn này học giỏi nhưng bị tật, đi vẹo 1 bên, rất gày, học được 2 tuần gì đó thì nhà trường không nhận, lý do sức khỏe. Sau về lại HP bạn ấy kiếm sống bằng làm thơ đăng báo địa phương và TW, cũng có tiếng .Một lần về HP mình có đến thăm M. Nghĩ thương bạn, rất tội nghiệp ! Không biết số phận sau này ra sao ?Kỷ niệm không chỉ có vui mà có cả buồn và rất buồn nữa Trung Hải nhỉ !
Kho tàng trí tuệ và dấu ấn thực tiễn trên con đường cụ đã đi qua thật nhiều màu sắc và lãng mạn, rất HAY,rất CON NGƯỜI. Tôi trân trọng tài năng và sự"khai báo thành khẩn" của cụ.
Trả lờiXóaMong cụ sớm có một "thư ký tổng hợp", một " OSIN vạn năng".
Em cũng mong anh sớm có nàng FM mới để thêm bay bổng, lãng mạn và thêm động lực để viết ...Truyện của anh rất QT, tập hợp thành hồi ký thì tuyệt lắm anh ạ!
Trả lờiXóa"Có người" gần đây đã nói rằng : Hãy coi chừng các chàng thủy thủv đã lên bờ....CHUYỆN NGÀY XƯA nhưng sẽ còn mãi suốt đời vì không thể sống lại lần thứ hai !!!
Trả lờiXóaAi nói vậy cho mình xin điạ chỉ nhé !
XóaThằng này xin lỗi ông này lắm tài , có cái do học qua trường lớp ,có cái do thực hành nhiều rồi trở thành tài , T ÔI ĐẶC BIÊT PHỤC TÀI TÁN GÁI CỦA ÔNG ,tán đâu đổ đấy ,đổ ào ào từ Nam ra Bắc từ nông thôn đến thành thị ,từ tuổi 12 đến tuổi 72 .Hiện tại sang tuổi 73 ông sắp làm đổ cái cây đã trông hơn 30 năm, thế mới khiếp, ông là ĐẠI SƯ PHỤ lãnh vực làm đổ ..gái.!
Trả lờiXóaCòm này có mangtinh1 hài hước CU LỜ XIN CHỦ NHÀ ĐỪNG CHỬI NHA.
Đúng là cụ kết luận kiểu nhà toán học. Mà toán thì tôi rất dốt ! Tôi nhớ có lần tôi ra làm phim ngoài vùng Mỏ Quảng Ninh. May mắn tôi cùng nằm nhà khách với nhà văn Võ Huy Tâm ( Lúc ông còn sống). Ông kể chúng tôi nghe bà vợ ông có máu ghen dữ dội. Trong một sáng tác của ông, ông kể lại chuyện nam nữ thợ mỏ đi chung xe tải lên tầng vào mỗi sáng sớm tinh mơ , họ tí táy tí mẻ với nhau rất chi là "thợ mỏ" ( thời xa xưa ấy nhé !). Bà vợ mở ra đọc thấy vậy thét lên : Ông sống thế này à ! Bê tha bội bạc thế này à ..Không "làm nhau" thì sao biết mà kể vào đây ! .Rồi bà khóc rống lên, kết tội ông bội bạc là lăng nhăng lít nhít. Vớ được bức hình cô gái trong trang sách bà càng làm già, đây đây, lại cả ảnh con dĩ nào nữa đây nhé ! Lúc ấy ông tác giả Vùng Mỏ mới từ tốn nói : bà bình tĩnh nhìn lại đi , ảnh con đĩ nào đấy ! Thì ra chính là ảnh của bà lúc bà còn trẻ đã tặng ông ! Ông còn bảo chúng tôi , nghĩ như các bà ấy thì viết về kẻ cắp phải đi ăn cắp, viết về giết người phải trải qua đao phủ sao !!!
XóaNÓI LẠI CHO RÕ.
Trả lờiXóaTôi thành that xin lỗi QT và các bạn đọc . Bài còm trên có cái không đúng ,tôi nói lại cho cho đúng. QT KHÔNG TÁN GÁI , Do bạn có nhiều tài năng : làm thơ, viết văn , nói chuyện có duyên ,đối xử tình cảm và vốn tự có đẹp trai nên bạn cuốn hút được bạn bè , trong đó có các bạn gái. Bài trên tôi nói bạn giỏi tán gái là bậy. Tôi là bạn học của QT,,nhiều lần đi du lịch từ NAM đến BẮC và cả nước ngoài nữa cùng với QT tôi thấy rõ là có nhiều bạn gái tự thích bạn ấy chứ khong phải tán tỉnh gì
Một lần nữa xin lỗi QT và những ai theo dõi blog này.
Mình biết bạn đùa vui mà ! Hiểu nhau quá đi chứ !
XóaÀ, mà DK nhắc lại vụ chúng mình đi du lịch LS.QL, đúng là cái số mình nó "hên" sao ấy . Đám con gái TQ múa hát trong KS có tiết mục tung quả còn vào ông du khách nào thì ông ấy phải làm chú rể cõng cô ta làm cô dâu đi quanh bàn tiệc . Đoàn ta bao nhiêu cụ phong độ ngời ngời , chẳng hạn như DK, thế mà chúng nó không ném, cứ nhè thằng ốm ho ốm hen là Calathau để ném ! Mình phải cõng 1 em, đi mấy bước thả đại em ấy xuống sàn. Chắc cú ấy cũng ê ẩm chứ chả vừa. Chi tiết này mà hư cấu hư véo có khi thành một thiên diễm tình "Trung-Việt hữu hảo vạn cổ trường thanh"đậm đà 16 chữ vàng chứ chả chơi !
Tôi đọc "Ngày xửa ,ngày xưa" của anh Q,Trung ngẫm thấy giống cuộc đời "lính thủy" của mình thế.Thế hệ anh Trung và chúng tôi (tốt nghiệp cấp III vào 1965) đều mang trong mình một tình cảm cách mạnh, mong muốn làm được một cái gì dù nhỏ cho Tổ Quốc.
Trả lờiXóaNhững người lính trẻ chúng tôi lúc đó sống trong những ước mơ lãng mạn của thời chiến, trong đó không thể thiếu hình bóng các bạn gái.
Tôi gửi tăng anh Trung và Blog một tấm ảnh lính thủy thế hệ sau anh,để cùng nhau nhớ về một thời đáng nhớ.
Thời mình còn trong hòa bình, cái vất vả và đáng ngại nhất của người lính thủy là say sóng chứ chưa phải đối diện với cái chết ! Nhưng nếu có phải chiến đấu bảo vệ hải phận Tổ quốc thì tất cả đều sẵn sàng. Mình nhớ những lần diễn tập, báo động chiến đấu với quân xanh, chứng kiến đặc công nước ( người nhái) của HQ ta rèn luyện gian khổ để có được những kỹ năng khó tưởng tượng. Nhớ lảnh đạo tỉnh Quảng Đông (TQ) có mang sang tặng Bác Hồ một chiếc tầu du lịch loại nhỏ. Bác nhận rồi giao Hải quân quản lý dùng phục vụ các đồng chí lãnh đạo cao cấp hoặc khách quý nước ngoài đi tham quan Vịnh Hạ Long. Mình cũng từng cùng đaon2 Thanh niên đoàn Bạch Đằng kết nghĩa với đoàn Thanh niên Hòn Gai, Bãi Cháy tổ chức nhiều đêm văn nghệ "cây nhà lá vườn". Bãi biển Bãi Cháy hồi ấy còn rất nhiều tảng đá đầy con hà bám vào, hầu như không ai tắm được ở Bãi Cháy. Chúng mình đã tổ chức dọn dẹp bãi tắm và sang cả Hang Dấu gỗ, hang sửng sốt làm vệ sinh, mở rộng đường lên xuống hang ...Mình còn nhớ một vài tên bạn thanh niên nam/nữ thời đó. Nam thì có Lý Biên Cương, làm PV báo Vùng Mỏ ( Lúc ấy gọi là tỉnh Hồng Quảng), sau này trở thành Nhà văn khá nổi tiếng ( anh đã mất ). Hơn 10 năm trước tình cờ mình còn gặp cô gái được coi là Hoa khôi Bãi Cháy thời đó , tên THOA, vào SG định cư.với chồng. . Tất cả đều đã lùi lại ở Thế kỷ trước !
XóaMột thời để nhớ, có những kỷ niệm không bao giờ phai, cuộc đời lính chiến lại là lính trên sông nước biển khơi thật hào sảng và cũng rất lãng mạn, đọc rôi mới hiểu thêm bạn mình vì sao cũng đa sầu đa cảm và lãng đãng chẳng khác gì mình dù mỗi người trải qua nhưng đoạn đời chẳng hề giống nhau. Mình rất ấn tượng với chiến sỹ hải quân, bởi nghe và nhơ bài hát của Hoang Vân viết về người thủy thủ, nay mình vẫn còn nhớ cả giai điệu và lời.... " nhổ neo ra khơi đêm nay khi trăng mọc... tư biệt em yêu .. em ơi chớ hỏi anh rằng anh sẽ đên nơi nào.. nhưng hòn đảo xa xôi đày châu báu.. hay nơi có nhưng nàng thiếu nữ môi hông như san hô... đời lính thủy thế thì ai chả mong , chả thích.. Cám ơn QT đẫ cho mình xem mộ đoạn phim về cuộc đời bạn đã trải qua ,rất sâu sắc rất ấn tượng.
Trả lờiXóaBài hát Công Lý còn nhớ tên đầy đủ là " Bài ca tâm tình người thủy thủ", Hoàng Vân phổ thơ của ai đó nay người ta cũng quên rồi. Bài này cũng có thời HQ "hạn chế" không cho lính hát. Mình hay "làm trái lời thủ trưởng" cứ hát đại. Bọn lính trẻ thì khoái, có khi phải hát lén. Chính trị viên thì nâng lên thành "tác phong TTS". Mình chắc nhiều em "chết" vì lính thủy cùng bởi cái bài hát này đây ! Chuyện ngày xưa kể lại , ai mà chả có bạn thân mến nhỉ !
Xóa