Hiện tượng Lê Hiếu Đằng và quy luật đào thải
Thứ Hai
05:57
23/12/2013
(HNM) - Những
ngày qua, chuyện ông Lê Hiếu Đằng - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh - cùng vài người lớn tiếng tuyên bố ra
khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, xem ra chỉ là "mua vui một vài trống canh"
cho mấy trang mạng xã hội cùng trang tin điện tử và dăm ba đài nước
ngoài lâu nay vẫn thù địch, chống phá Đảng Cộng sản.
Điều mà chúng tôi nói "mua vui" đến nực cười ở đây là: Một việc quá bình thường của quá trình đào thải lại được ồn ã thổi phồng lên thành "sự kiện xin ra khỏi Đảng" của những người được tán dương, tung hô như những "anh hùng", những "chiến sĩ dũng cảm", "có lương tâm, lòng tự trọng", dám đứng lên đấu tranh cho dân chủ…(?!).
Tuy nhiên, "sân khấu" được dựng lên cũng đã đến hồi hạ màn bởi dù họ đã tốn công sức với thứ tư duy bóp méo, nhào nặn, với lòng hận thù nhưng tất cả vẫn lạc lõng trong dòng chảy cuồn cuộn của hiện thực xã hội. Những chiêu trò, luận điểm cũ rích dù được "dán" mác mới mà ông Lê Hiếu Đằng được coi là "hình mẫu", "nhân vật tiên phong", hay "nhân vật tiêu biểu" cũng không thể đánh lừa được dư luận. Chỉ tiếc cho một số người được tung hô, tán dương (hoặc tự tung hô, tự tán dương!) không hay biết hoặc có biết nhưng vẫn "tự thỏa mãn" việc bị lợi dụng, kích động, "tự thỏa mãn" vai trò con rối trong tay người khác.
Trở lại với câu chuyện ông Lê Hiếu Đằng tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc đó có gì là lạ đâu! Một đảng viên đã có hơn 40 năm tuổi Đảng, đã có hơn nửa cuộc đời sống, chiến đấu và làm việc theo lý tưởng của Đảng, mà tới giờ như lý do ông tuyên bố là Đảng không còn như trước, chỉ là Đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc(!?). Có lẽ đó là kết cục như mấy tháng trước nằm trên giường bệnh, ông đã công bố "Suy nghĩ", rồi viết "Thư ngỏ" mà rằng sẽ phải "thanh toán", "tính sổ" lại tất cả. Lúc ốm đau bệnh tật, nhất là tuổi đã cao, con người ta không sáng suốt trong suy nghĩ, trong phát ngôn âu cũng là lẽ thường. Nhưng liệu đó có là cái cớ để ông dùng những cụm từ như các tay "anh chị" trong giới "xã hội đen" vẫn thường sử dụng? Thực chất thì mọi chuyện đều lôgíc chặt chẽ với nhau và việc tới giờ ông tuyên bố ra khỏi Đảng cũng là chuyện bình thường, hết sức bình thường. Sau ngồn ngộn những gì ông nghĩ, ông nói, ông viết về Đảng Cộng sản Việt Nam thì rõ ràng ông không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ của những người quyết tâm suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân. Và Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không thể giúp ông thỏa mãn những "nguyện vọng cá nhân" như cách tư duy lệch lạc của ông. Và như vậy, tất cả những người có lương tâm, tư duy trong sáng đều hiểu: Đó là hệ quả tất yếu của sự bất mãn. Mà bất mãn trong mọi trường hợp đều là hệ quả của những đòi hỏi mang tính cá nhân không được thỏa mãn! Nhưng một Đảng cầm quyền có 80 năm trưởng thành (hiện nay có hơn 4 triệu đảng viên), chiến đấu không mệt mỏi vì hạnh phúc của nhân dân, vì độc lập, tự do của dân tộc, gặp vô vàn khó khăn gian khổ do thù trong giặc ngoài gây ra, thì việc có một số đảng viên bất mãn vì mục đích cá nhân không được đáp ứng, cũng không có gì là ngạc nhiên. Bởi lẽ, đó là một quá trình đào thải mang tính quy luật.
Quy luật đào thải những đảng viên biến chất như vậy hoàn toàn không có nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam không còn xứng đáng với vị trí, vai trò là Đảng cầm quyền. Trong quá trình phát triển và trưởng thành của bất cứ một tổ chức, chính đảng nào thì việc kết nạp - giáo dục - rèn luyện và kỷ luật - khai trừ, thải loại, là mối gắn kết biện chứng, có quan hệ mật thiết và không thể xem nhẹ bất cứ mặt nào. Đó là sự đào thải tất yếu để phát triển. Chặng đường hơn 80 năm qua của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ ngày thành lập tới nay, cùng với sự củng cố, lớn mạnh không ngừng của đội ngũ đảng viên thì vấn đề kỷ luật trong Đảng luôn được nêu cao và giữ vững. Và chính điều đó làm nên sức mạnh của các tổ chức, cơ sở đảng, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Vậy nên nói, một số người không còn thấy mình xứng đáng ở trong đội ngũ của Đảng, xin ra khỏi Đảng, hay việc khai trừ, kỷ luật đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm cũng là hết sức bình thường.
Tại Điều 1 - Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi rõ: "Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng". Với những tiêu chuẩn đó, những đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đã bị thi hành kỷ luật. Ngay cả những đảng viên giữ chức vụ cao trong hệ thống chính trị, nhưng không giữ được tư cách đảng viên cũng đã bị xử lý kỷ luật khai trừ, cảnh cáo theo quy định của Đảng; hoặc bị xử lý bằng pháp luật đúng với tội danh đã phạm phải. Điểm lại, năm 2011 cũng có trên 13.000 đảng viên đã bị xử lý kỷ luật với các mức độ khác nhau; năm 2012 con số đó là trên 15.000 đảng viên. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" được ban hành cũng là để tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Điều đó là hết sức cần thiết và trong quá trình làm trong sạch Đảng, sự đào thải là tất yếu để phát triển. Một bộ phận thể hiện sự suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tỏ rõ quan điểm trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, có hành vi làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người "sám hối", "trở cờ" như ông Lê Hiếu Đằng thì liệu họ có còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam? Hơn nữa, sự "trở cờ" như ông Lê Hiếu Đằng không chỉ phủ nhận tất cả những thành tựu vô cùng to lớn của Đảng trong suốt 80 năm qua là đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, mà còn phủ nhận chính lý tưởng và những năm tháng công tác của ông trong đội ngũ tiên phong của dân tộc. Sự phủ nhận và tự phủ nhận sạch trơn đó, chắc hẳn ông Đằng đã có câu trả lời trước khi tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". Thế nên, trường hợp của ông Lê Hiếu Đằng và một vài người tuyên bố ra khỏi Đảng cũng đâu có gì là lạ? Hãy để ý xem những người tung hứng, tán dương kiểu phát ngôn hằn học của ông, hoan hô ông trong việc kêu gọi "thành lập đảng đối lập", hô hào "một cuộc khởi đầu mới", rồi dành cho ông những cụm từ mỹ miều như "trở về với nhân dân", "hành động tạo tiếng vang"… xem họ là ai? Cũng vẫn là những "nhân vật" quen thuộc với một số chiêu trò trong vài năm qua cả thôi. Khác chăng là lần này họ đặt ông vào vị trí trung tâm của "sân khấu" để lên tiếng chỉ trích, bôi nhọ, phủ nhận vai trò cùng những thành tựu đất nước đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; cho rằng Đảng không còn giữ được bản chất một đảng vì dân, một đảng cách mạng; rồi họ hò la, thổi phồng lên quan điểm cần phải đa nguyên, đa đảng, la lối đòi dân chủ, quyền con người… Điều đó được một số đài nước ngoài và một vài trang mạng xã hội vốn luôn có thái độ thù địch với chế độ ta lập tức chớp cơ hội, "tiếp âm", "khuếch đại", dùng những thủ thuật "kẻ tung, người hứng" để đẩy một chuyện hết sức bình thường trở thành "sự kiện có tầm cỡ", coi đó là "dư luận", là "công chúng", là "ý chí của số đông". Chiêu trò lỗi thời này không lừa dối được ai khi chính trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn ý kiến hồi âm, phản bác, vạch rõ chân tướng, thủ đoạn của những "nhà dân chủ" giả hiệu. Phải chăng chỉ có ông Lê Hiếu Đằng và một số người là không đủ tỉnh táo để nhận ra điều đó. Thế nên, thật đáng tiếc cho một người từng có hơn 40 năm đi theo Đảng, một người vốn là luật gia, từng "khoe" có đọc nhiều sách triết học "đông tây kim cổ"..., rồi từng giảng dạy ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ!
Trượt dài trong nhận thức, tư duy sai lầm, lệch lạc; bị bao phủ trong "ánh hào quang" của "chiếc áo" dân chủ do những kẻ dàn dựng sân khấu tạo ra, ông Lê Hiếu Đằng và một số người không còn đủ tỉnh táo để suy ngẫm về những phân tích, góp ý chân thành của những người bạn thân thiết, những người đồng chí, đồng đội vốn đã đồng hành cùng ông trên chặng đường dài hơn nửa đời người, những người đã vào sinh ra tử chiến đấu vì lý tưởng cộng sản, vì hạnh phúc của nhân dân. Chính vì vậy, những người như ông Lê Hiếu Đằng không còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dù họ có cố tình to tiếng tuyên bố "từ bỏ Đảng" bằng cách này hay cách khác để đánh bóng mình chăng nữa, dù Đảng Cộng sản Việt Nam chưa tuyên bố khai trừ họ, thì bản chất họ vẫn là những người bị thải loại trong quá trình đào thải để Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch, vững mạnh mà thôi.
Trên con đường phát triển, loại bỏ khỏi Đảng những người cơ hội, mưu cầu thỏa mãn cái tôi cá nhân, thoái hóa biến chất là việc rất cần thiết để giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của Đảng, tiếp tục củng cố sức mạnh của Đảng để lãnh đạo đất nước và dân tộc tiến lên phía trước. Vì vậy chuyện ông Lê Hiếu Đằng và một số người tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam không có gì phải ngạc nhiên.
Điều mà chúng tôi nói "mua vui" đến nực cười ở đây là: Một việc quá bình thường của quá trình đào thải lại được ồn ã thổi phồng lên thành "sự kiện xin ra khỏi Đảng" của những người được tán dương, tung hô như những "anh hùng", những "chiến sĩ dũng cảm", "có lương tâm, lòng tự trọng", dám đứng lên đấu tranh cho dân chủ…(?!).
Tuy nhiên, "sân khấu" được dựng lên cũng đã đến hồi hạ màn bởi dù họ đã tốn công sức với thứ tư duy bóp méo, nhào nặn, với lòng hận thù nhưng tất cả vẫn lạc lõng trong dòng chảy cuồn cuộn của hiện thực xã hội. Những chiêu trò, luận điểm cũ rích dù được "dán" mác mới mà ông Lê Hiếu Đằng được coi là "hình mẫu", "nhân vật tiên phong", hay "nhân vật tiêu biểu" cũng không thể đánh lừa được dư luận. Chỉ tiếc cho một số người được tung hô, tán dương (hoặc tự tung hô, tự tán dương!) không hay biết hoặc có biết nhưng vẫn "tự thỏa mãn" việc bị lợi dụng, kích động, "tự thỏa mãn" vai trò con rối trong tay người khác.
Trở lại với câu chuyện ông Lê Hiếu Đằng tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc đó có gì là lạ đâu! Một đảng viên đã có hơn 40 năm tuổi Đảng, đã có hơn nửa cuộc đời sống, chiến đấu và làm việc theo lý tưởng của Đảng, mà tới giờ như lý do ông tuyên bố là Đảng không còn như trước, chỉ là Đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc(!?). Có lẽ đó là kết cục như mấy tháng trước nằm trên giường bệnh, ông đã công bố "Suy nghĩ", rồi viết "Thư ngỏ" mà rằng sẽ phải "thanh toán", "tính sổ" lại tất cả. Lúc ốm đau bệnh tật, nhất là tuổi đã cao, con người ta không sáng suốt trong suy nghĩ, trong phát ngôn âu cũng là lẽ thường. Nhưng liệu đó có là cái cớ để ông dùng những cụm từ như các tay "anh chị" trong giới "xã hội đen" vẫn thường sử dụng? Thực chất thì mọi chuyện đều lôgíc chặt chẽ với nhau và việc tới giờ ông tuyên bố ra khỏi Đảng cũng là chuyện bình thường, hết sức bình thường. Sau ngồn ngộn những gì ông nghĩ, ông nói, ông viết về Đảng Cộng sản Việt Nam thì rõ ràng ông không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ của những người quyết tâm suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân. Và Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không thể giúp ông thỏa mãn những "nguyện vọng cá nhân" như cách tư duy lệch lạc của ông. Và như vậy, tất cả những người có lương tâm, tư duy trong sáng đều hiểu: Đó là hệ quả tất yếu của sự bất mãn. Mà bất mãn trong mọi trường hợp đều là hệ quả của những đòi hỏi mang tính cá nhân không được thỏa mãn! Nhưng một Đảng cầm quyền có 80 năm trưởng thành (hiện nay có hơn 4 triệu đảng viên), chiến đấu không mệt mỏi vì hạnh phúc của nhân dân, vì độc lập, tự do của dân tộc, gặp vô vàn khó khăn gian khổ do thù trong giặc ngoài gây ra, thì việc có một số đảng viên bất mãn vì mục đích cá nhân không được đáp ứng, cũng không có gì là ngạc nhiên. Bởi lẽ, đó là một quá trình đào thải mang tính quy luật.
Quy luật đào thải những đảng viên biến chất như vậy hoàn toàn không có nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam không còn xứng đáng với vị trí, vai trò là Đảng cầm quyền. Trong quá trình phát triển và trưởng thành của bất cứ một tổ chức, chính đảng nào thì việc kết nạp - giáo dục - rèn luyện và kỷ luật - khai trừ, thải loại, là mối gắn kết biện chứng, có quan hệ mật thiết và không thể xem nhẹ bất cứ mặt nào. Đó là sự đào thải tất yếu để phát triển. Chặng đường hơn 80 năm qua của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ ngày thành lập tới nay, cùng với sự củng cố, lớn mạnh không ngừng của đội ngũ đảng viên thì vấn đề kỷ luật trong Đảng luôn được nêu cao và giữ vững. Và chính điều đó làm nên sức mạnh của các tổ chức, cơ sở đảng, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Vậy nên nói, một số người không còn thấy mình xứng đáng ở trong đội ngũ của Đảng, xin ra khỏi Đảng, hay việc khai trừ, kỷ luật đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm cũng là hết sức bình thường.
Tại Điều 1 - Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi rõ: "Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng". Với những tiêu chuẩn đó, những đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đã bị thi hành kỷ luật. Ngay cả những đảng viên giữ chức vụ cao trong hệ thống chính trị, nhưng không giữ được tư cách đảng viên cũng đã bị xử lý kỷ luật khai trừ, cảnh cáo theo quy định của Đảng; hoặc bị xử lý bằng pháp luật đúng với tội danh đã phạm phải. Điểm lại, năm 2011 cũng có trên 13.000 đảng viên đã bị xử lý kỷ luật với các mức độ khác nhau; năm 2012 con số đó là trên 15.000 đảng viên. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" được ban hành cũng là để tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Điều đó là hết sức cần thiết và trong quá trình làm trong sạch Đảng, sự đào thải là tất yếu để phát triển. Một bộ phận thể hiện sự suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tỏ rõ quan điểm trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, có hành vi làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người "sám hối", "trở cờ" như ông Lê Hiếu Đằng thì liệu họ có còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam? Hơn nữa, sự "trở cờ" như ông Lê Hiếu Đằng không chỉ phủ nhận tất cả những thành tựu vô cùng to lớn của Đảng trong suốt 80 năm qua là đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, mà còn phủ nhận chính lý tưởng và những năm tháng công tác của ông trong đội ngũ tiên phong của dân tộc. Sự phủ nhận và tự phủ nhận sạch trơn đó, chắc hẳn ông Đằng đã có câu trả lời trước khi tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". Thế nên, trường hợp của ông Lê Hiếu Đằng và một vài người tuyên bố ra khỏi Đảng cũng đâu có gì là lạ? Hãy để ý xem những người tung hứng, tán dương kiểu phát ngôn hằn học của ông, hoan hô ông trong việc kêu gọi "thành lập đảng đối lập", hô hào "một cuộc khởi đầu mới", rồi dành cho ông những cụm từ mỹ miều như "trở về với nhân dân", "hành động tạo tiếng vang"… xem họ là ai? Cũng vẫn là những "nhân vật" quen thuộc với một số chiêu trò trong vài năm qua cả thôi. Khác chăng là lần này họ đặt ông vào vị trí trung tâm của "sân khấu" để lên tiếng chỉ trích, bôi nhọ, phủ nhận vai trò cùng những thành tựu đất nước đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; cho rằng Đảng không còn giữ được bản chất một đảng vì dân, một đảng cách mạng; rồi họ hò la, thổi phồng lên quan điểm cần phải đa nguyên, đa đảng, la lối đòi dân chủ, quyền con người… Điều đó được một số đài nước ngoài và một vài trang mạng xã hội vốn luôn có thái độ thù địch với chế độ ta lập tức chớp cơ hội, "tiếp âm", "khuếch đại", dùng những thủ thuật "kẻ tung, người hứng" để đẩy một chuyện hết sức bình thường trở thành "sự kiện có tầm cỡ", coi đó là "dư luận", là "công chúng", là "ý chí của số đông". Chiêu trò lỗi thời này không lừa dối được ai khi chính trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn ý kiến hồi âm, phản bác, vạch rõ chân tướng, thủ đoạn của những "nhà dân chủ" giả hiệu. Phải chăng chỉ có ông Lê Hiếu Đằng và một số người là không đủ tỉnh táo để nhận ra điều đó. Thế nên, thật đáng tiếc cho một người từng có hơn 40 năm đi theo Đảng, một người vốn là luật gia, từng "khoe" có đọc nhiều sách triết học "đông tây kim cổ"..., rồi từng giảng dạy ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ!
Trượt dài trong nhận thức, tư duy sai lầm, lệch lạc; bị bao phủ trong "ánh hào quang" của "chiếc áo" dân chủ do những kẻ dàn dựng sân khấu tạo ra, ông Lê Hiếu Đằng và một số người không còn đủ tỉnh táo để suy ngẫm về những phân tích, góp ý chân thành của những người bạn thân thiết, những người đồng chí, đồng đội vốn đã đồng hành cùng ông trên chặng đường dài hơn nửa đời người, những người đã vào sinh ra tử chiến đấu vì lý tưởng cộng sản, vì hạnh phúc của nhân dân. Chính vì vậy, những người như ông Lê Hiếu Đằng không còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dù họ có cố tình to tiếng tuyên bố "từ bỏ Đảng" bằng cách này hay cách khác để đánh bóng mình chăng nữa, dù Đảng Cộng sản Việt Nam chưa tuyên bố khai trừ họ, thì bản chất họ vẫn là những người bị thải loại trong quá trình đào thải để Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch, vững mạnh mà thôi.
Trên con đường phát triển, loại bỏ khỏi Đảng những người cơ hội, mưu cầu thỏa mãn cái tôi cá nhân, thoái hóa biến chất là việc rất cần thiết để giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của Đảng, tiếp tục củng cố sức mạnh của Đảng để lãnh đạo đất nước và dân tộc tiến lên phía trước. Vì vậy chuyện ông Lê Hiếu Đằng và một số người tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam không có gì phải ngạc nhiên.
Hoàng Thu Vân
--------------------------------------------------------Cóp về từ Hà Nội mới Online 27/12/2013
Cảm ơn Báo Hà Nội Mới giúp quảng bá sự kiện luật gia Lê Hiếu Đằng bỏ đảng
Võ Văn Tạo
luật gia Trần Quang Thuận, nghệ sĩ Kim Chi và luật gia Lê Hiếu Đằng |
Dưới tiêu đề “Hiện tượng Lê Hiếu Đằng và quy luật đào thải”, bút danh Hoàng Thu Vân, báo Hà Nội Mới
ngày 23-12-2013 công kích luật gia Lê Hiếu Đằng về sự kiện ông vừa tuyên
bố (xin lưu ý: tuyên bố, chứ không phải làm đơn xin ra) ra khỏi ĐCSVN.
Xin cảm ơn Hà Nội Mới, nhờ quý
báo mà công chúng rộng rãi được công khai chuyền tay nhau thông tin vụ
“động trời” này. Trước bài báo của quý báo, chỉ những ai thường xuyên
online và quan tâm chính sự mới biết, và số người này không nhiều lắm.
Cũng xin cảm ơn báo Hà Nội Mới, nhờ quý báo, công chúng rộng rãi biết nguyên nhân luật gia Lê Hiếu Đằng bỏ đảng: “đảng không còn như trước, chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc” (theo cách diễn đạt “hiện đại” của giới trẻ: Chuẩn! Không cần chỉnh).
Trước nay, qua báo chí “lề đảng”, công chúng từng biết luật
gia Lê Hiếu Đằng qua các cương vị: Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân
chủ và pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
nguyên Phó tổng thư ký Ủy ban trung ương Liên minh các lực lượng dân
tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Tổng thư kí Uỷ ban nhân dân
cách mạng khu Sài Gòn – Gia Định, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam TP HCM. Tính tới 2013, ông có 45 tuổi đảng. Lê Hiếu Đằng
là một trong các lãnh tụ sinh viên một thời lẫy lừng trong phong trào
đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975, thành viên Ban
chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và Trường Đại học Luật khoa Sài
Gòn.
Một lần nữa, xin cảm ơn quý báo, trình
độ lý luận của bài báo (và trên hết là chân lý) chỉ cho thấy: không phải
ĐCSVN đào thải luật gia Lê Hiếu Đằng, mà chắc chắn nhân dân sẽ đào thải
bất cứ cá nhân, tổ chức chính trị nào, một khi họ trở thành lực cản đối
với sự phát triển của đất nước, của dân tộc.
—
Nguồn : Quê Choa
Dù ý kiến trái chiều nhau nhưng tranh luận một cách có văn hóa, không áp đặt, không chụp mũ v.v...là cách hành xử của những con người sống trong một xã hội văn mình .
Trả lờiXóaTheo bài báo , những đảng viên ĐCSVN là những người suốt đời phấn đấu vì đất nước , vì nhân dân ,,..không vì quyền lợi cá nhân .Còn ô LHĐ bị đào thải ....Họ nói gì mà chẳng được ,that buồn cười những lời đó nói vào năm 1946 -1953 thì thích hợp , còn bây giờ .....
Trả lờiXóaChán lắm !