Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

3 NGỘ NHẬN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Tác giả: Jeffrey Miron, Top Three Common Myths of Capitalism, Learn Liberty

Chủ nhân có ý kiến , Cách đây 1 tuần, sau 1 chuyến du lịch Tây Âu dài ngày, cụ Công Lý ( cùng phu nhân) đã quay trở về VN. Qua 5,7 nước toàn cỡ TOP 10 Đại gia Tư Bản, cụ Lý luôn trao đổi Email và Viber với tôi. Giống cụ Lý, cụ Tú Riềng cũng dịp này ,( sau 1 thời gian đắn đo suy nghĩ nên hay không nên đi !) - đương nhiên là cũng có phu nhân tháp tùng. Và được sự động viên cuả mọi người, cụ Tú đã "khăn gói quả mướp" sang "Lục địa già" với lý do " Xem bọn Tư bản vì sao nó giẫy mãi mà chưa ...CHẾT !", trong khi CNXH đang cường tráng( bề ngoài), chưa giẫy đã ...tan rã ( hay sụp đổ cũng vậy ).
Lại có sự giống nhau giữa 2 cụ , là đi tới đâu cũng chịu khó chụp ảnh gửi về cho Mõ làng xem chơi, kèm câu nhận xét rất kiệm lời :" Nó giẫy thế này mình cũng mong được ...giẫy như nó !". Nhưng đến ngày thứ 20 xa quê thì đã rối rít " chán lắm rồi, chỉ mong ngày về tụ hội bạn Cu Lờ sáng sáng cháo lòng cháo lươn rượu quê, cà phê vỉa hè thôi ! Nói vậy chứ : "Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn", 2 cụ đã đi cả tháng trời, không chỉ mang về 1 sàng mà phải nói là một "bồ khôn". Chả thế mà cụ Lý - Có gần 1/2 cuộc đời sống và làm việc ở nước ngoài cũng phải thốt lên lời tâm huyết trăn trở :
Châu Âu Tư Bản nay đã bị coi là " Lục địa già " nhưng họ vẫn đang trẻ lại từng ngày ,vẫn đày sức sống mặc dù họ đang đứng trước nhiều thách thức chưa từng có. Nhiều người trong chúng ta thường đặt câu hỏi : " Chủ nghĩa cộng sản" mà những người Mac xit vẫn  mơ tưởng là thế nào, bao giơ thi xuất hiện , và đã có chưa  ? Đi thăm đât nước Thụy Sĩ thì chắc chắn đã có câu trả lời, xã hôi đó , mức sống đó ,mô hình đó không phải là " chủ nghĩa cộng sản"  thì còn là gi nữa !!! Đó chính là "thiên đương " của ngày mai, phải đi đâu để tìm nữa, xã hôi của họ mới thực sự là hạnh phúc, công bằng, văn minh
 ( Trích STT " Những càm nhận và suy tư" của Công Lý đăng trong Blog Thạch Quân .
Bây giờ mời các cụ vào chủ đề chính :


Xin chào ! Tôi là Jeff Miron, tôi là Giám Đốc của Chương Trình Bậc Đại Học của Khoa Kinh Tế tại trường Đại Học Harvard. Tôi muốn nói về 3 ngộ nhận về Chủ Nghĩa Tư Bản.

Nếu bạn nhìn lại lịch sử thế giới, phần lớn của sự gia tăng của tiêu chuẩn sống đã đến từ việc các doanh nghiệp tư nhân tạo ra sản phẩm mới, tạo công ăn việc làm, và tạo lợi nhuận để đưa con người ra khỏi nghèo đói. Hơn nữa, các doanh nghiệp tư nhân đã cho phép họ sống một cuộc sống đầy đủ và năng động hơn với tiêu chuẩn sống cao hơn trước. Chúng ta có thể có nhiều hơn như vậy nữa, và lợi ích sẽ lan rộng ra khắp thế giới, nếu chúng ta giảm sự chèn ép và quy định của chính phủ đối với doanh nghiệp tư nhân và phát triển một hệ thống Chủ Nghĩa Tư Bản theo đúng nghĩa hơn.
Sau đây là 3 ngộ nhận về Chủ Nghĩa Tư Bản:
Ngộ nhận thứ nhất – Nếu ủng hộ Chủ Nghĩa Tư Bản thì đồng nghĩa với việc ủng hộ Doanh Nghiệp.
Đây là một suy nghĩ rất xa với sự thật. Mục đích của Chủ Nghĩa Tư Bản là để đảm bảo các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt với nhau, và điều đó có lợi cho người tiêu dùng. Điều đó không tốt chút nào cho doanh nghiệp vì họ phải cạnh tranh và làm việc cực hơn. Rất nhiều doanh nghiệp thấu hiểu điều này, và họ rất ghét Chủ Nghĩa Tư Bản. Họ liên tục kêu gọi chính phủ phải làm thêm luật lệ và quy định để cho họ thêm lợi thế cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác.
Đó là một điều trái ngược với quy luật của Chủ Nghĩa Tư Bản và điều đó không có lợi cho người tiêu dùng. Nên việc ủng hộ Chủ Nghĩa Tư Bản là một điều tốt cho người tiêu dùng. Đó mới là những người chúng tôi muốn giúp đỡ.
Ngộ nhận thứ hai – Chủ Nghĩa Tư Bản dẫn đến sự mất cân bằng thu nhập
Sự thật là Chủ Nghĩa Tư Bản thưởng công theo năng suất, nghĩa là những người nào có năng suất cao – những người làm việc lâu, những người có tài và năng khiếu, những người có ý tưởng mới – dưới Chủ Nghĩa Tư Bản họ được thị trường thưởng công, còn những người không như vậy thì sẽ được ít hơn.
Một điều tiêu cực có thể làm chúng ta lo lắng là có những người có ít tài và kỹ năng. Họ không thể tự lực được nên vài người ủng hộ những chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ họ. Nhưng việc đó hoàn toàn khác với việc can thiệp vào cơ chế của Chủ Nghĩa Tư Bản như quy định giá cả, giới hạn số lượng, phản đối những việc kinh doanh của doanh nghiệp. Những hành động đó làm cho nền kinh tế kém năng động và tạo ra 1 miếng bánh nhỏ hơn cho tất cả. Hơn nữa, những hành động đó làm cản trở các chương trình hỗ trợ tư nhân của chúng ta để giúp những người kém may mắn.
Ngộ nhận thứ ba – Chủ Nghĩa Tư Bản đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính và cuộc suy thoái kinh tế vừa rồi
Điều đó hoàn toàn trái ngược với sự thật. Thứ nhất, không một ai có thể có thể nói rằng chúng ta có Chủ Nghĩa Tư Bản đúng nghĩa trước sự sụp đổ của thị trường, trước khi hệ thống vay thế chấp vượt mức rủi ro bình thường, trước sự sụp đổ của giá bất động sản.
Chúng ta đã có sự can thiệp quá sâu của chính phủ vào việc phụ cấp rủi ro trong thị trường vay mua nhà, hành động đó đã khuyến khích sự đầu tư quá mức vào thị trường bất động sản. Nếu chúng ta có thể kết luận một điều gì, thì đó là việc chính phủ can thiệp quá mức vào Chủ Nghĩa Tư Bản đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính và cuộc suy thoái. Vì những sự kiện đó là kết quả trực tiếp của việc chính phủ khích lệ đầu tư và chấp nhận thêm rủi ro vào thị trường bất động sản. Đây là hành động của chính phủ, chứ không phải của thị trường hay Chủ Nghĩa Tư Bản.
Thị trường tư nhân phản ứng theo những động cơ tự nhiên, nên họ không thể chối bỏ những hành động của mình được. Nhưng xét về việc ai đã tạo cơ hội và khuyến khích, thì đó chính là những chính sách của chính phủ với mục đích chính trị, chứ không phải là thị trường tư nhân hay Chủ Nghĩa Tư Bản.
Quan trọng hơn, khi chính phủ cứu vớt những ai đã đầu tư với độ rủi ro quá mức, chính phủ khuyến khích họ tái phạm lại những sai lầm đó trong tương lai. Và chính phủ đã phạm sai lầm đó với gói cứu vớt các ngân hàng đầu tư và thị trường cho vay thế chấp bằng các chính sách thông qua quốc hội và Cục Dự Trữ Liên Bang. Hành động đó đã giúp giới đầu cơ Phố Wall và những người đã mạo hiểm, họ đã không phải trả giá cho những việc họ đã làm. Đó không phải là Chủ Nghĩa Tư Bản.


-----------------------------------------
Nguồn : Ku Búa @ cafekubua.com

2 nhận xét:

  1. Nguyễn Ngọc Hùnglúc 16:02 4 tháng 11, 2015

    Tôi cũng là người có ý thức "săm soi" về CNTB qua nhiều chuyến đi thực tế của mình tại Mỹ, Úc trong gần 10 năm qua. Với những gì tai nghe mắt thấy, bằng những trải nghiệm "sống trong lòng CNTB" chứ không đơn thuần là "cưỡi ngựa xem hoa", tôi đã thấy và đã từng công khai phát biểu tại chi bộ trong một số dịp góp ý cho các văn kiện của ĐH Đảng lần thứ XI và XII là: Không ở đâu trên thế giới này có "dân chủ, công bằng" tuyệt đối. Nhưng nếu xét về mục tiêu của "định hướng XHCN" mà Đảng vẫn "kiên trì theo đuổi", là "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" thì nước Mỹ có thừa rồi. Ta còn phải đi tìm ở đâu nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi vốn MÙ CHỮ lại NGỒI ĐÁY GIẾNG , nên chỉ đọc, cảm nhận và học BỒ KHÔN chứ chả bao giờ dám ngo ngoe nhận xét gì, chỉ biết cám ơn tất cả các anh chi LS-QL đã cho tôi thêm kiến thức mỗi ngày. Xin thành thật cám ơn anh QT thật TO. Chào !

    Trả lờiXóa