Đinh La Thăng (sinh ngày 10 tháng 9 năm 1960[1] tại xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Học vấn Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
Quá trình công tác . 1983 – 1988: công tác tại Tổng công ty Xây dựng Thuỷ điện Sông Đà
•Tháng 11 năm 2003 – tháng 12 năm 2005: Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa
Thiên – Huế; đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của
Quốc hội.
•Được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản
trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) vào ngày 5 tháng
10 năm 2005. Từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm 2008, ông là Bí thư
Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị PetroVietnam.
•Từ tháng 12 năm 2008: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản
Việt Nam, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam.
•Ngày 3 tháng 8 năm 2011 được phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam) với tỷ lệ phiếu ủng hộ đạt 71,2%.
Ngày 5 tháng 4 năm 2012, khi Thanh tra Chính phủ công bố báo cáo về việc
chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại
PetroVietnam tới năm 2010 với khá nhiều sai phạm về tài chính (con số
lên đến HƠN 18.000 t�%B��� đồng), một số tờ báo đã nêu câu hỏi về vấn
đề trách nhiệm của người từng đứng đầu PetroVietnam mà cụ thể là ông
Đinh La Thăng, người giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng
quản trị và sau này là Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam từ
tháng 10 năm 2006 đến tháng 8 năm 2011.
Một số việc làm:
Tiêu hủy xe đua
Đầu tháng 10 năm 2011, khi được biết thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị
phải tịch thu phương tiện của các đối tượng tham gia đua xe, ông đồng
tình với việc phải xử lý nghiêm hành vi trên và bản thân từng kiến nghị
không chỉ tịch thu mà phải tiêu hủy phương tiện đua xe. Tuy nhiên, đề
xuất này không chấp thuận vì nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm lãng
phí.
Cấm nhân viên chơi golf và vận động nhân viên đi xe buýt
Quy định cấm chơi golf thể hiện tại Công văn số 6630/BGTVT-TCCB do Đinh
La Thăng ký ngày 17 tháng 10 năm 2011, trong đó quy định: “các đồng chí
lãnh đạo thuộc diện bộ quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên không
chơi gôn, không tổ chức hoặc tham gia các giải gôn”. Đây là một quyết
định gây tranh cãi khi có rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng nhiều người
phản đối. Nó trở thành thông tin nóng trên các trang web. Trước đó, sân
golf Hoàng Gia ở Ninh Bình được đầu tư xây dựng quy mô có vốn đầu tư của
Tập đoàn dầu khí mà chính ông Thăng là Chủ tịch của Tập đoàn này.[12]
Lê Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc
Bộ Tư pháp Việt Nam – cho rằng văn bản 6630 (yêu cầu lãnh đạo các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải không chơi golf)
có nội dung sai thẩm quyền, vi phạm quyền cán bộ công chức,… Tháng 10
năm 2011, Đinh La Thăng ra công văn 6323/BGTVT-VT ghi rõ: “yêu cầu cán
bộ công nhân viên chức trong cơ quan, đơn vị sử dụng xe buýt đô thị tối
thiểu 1 ngày trong 1 tuần. Định kỳ báo cáo (trước ngày 25 hàng tháng)
tình hình triển khai thực hiện”. Tuy nhiên, hai tháng sau, khi có thông
tin phản ánh rằng có rất ít cán bộ nhân viên Bộ GTVT hưởng ứng, ông
Thăng lại cho rằng đây là văn bản khuyến khích, động viên tinh thần cán
bộ nhân viên ngành đi xe buýt chứ không bắt buộc và sẽ không phạt nhân
viên nếu họ không chấp hành văn bản trên.
Thay đổi giờ làm việc công sở và giờ học
Từ tháng 10 năm 2011, Đinh La Thăng đã đề xuất lên thủ tướng lịch trình
thay đổi giờ làm công sở, giờ học các trường trung học phổ thông để giảm
ùn tắc giao thông, thử nghiệm trước hết tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Hà Nội đã thay đổi giờ học các trường phổ thông từ ngày 1 tháng 2
năm 2012, trong đó các học sinh đi học từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối.
Những sự thay đổi giờ làm việc công sở và giờ học của các trường phổ
thông này đã gây xôn xao dư luận và xáo trộn giờ giấc của nhiều người,
mặc dù tình trạng ùn tắc giao thông vẫn xảy ra. Đề xuất này đã dấy lên
nỗi bất bình trong đa số người dân có người thân hiện đang là học sinh.
Đề xuất hạn chế xe cá nhân và tăng phí lưu thông ô tô và xe máy
Để tránh ùn tắc giao thông và quá tải của đường phố, cùng với việc đổi
giờ làm việc và giờ học, ông Thăng còn đề xuất hạn chế xe cá nhân và
tăng phí lưu thông ô tô và xe máy, như thâu phí lưu thông xe máy 500.000
đến 1 triệu đồng/năm và phí lưu thông ô tô từ 20 dến 50 triệu đồng/năm.
Theo ông thì “việc thu phí lưu hành để sử dụng vào nhiều mục đích, nên
người sử dụng phương tiện cá nhân phải có đóng góp cho đầu tư phát triển
hạ tầng giao thông, và thực hiện các giải pháp giảm tai nạn giao thông.
…Nhiều ý kiến cho rằng việc đề xuất tăng phí lưu hành xe ô tô lên 20–50
triệu đồng/năm của Bộ trưởng Thăng và Chính phủ là “đổ gánh nặng sang
dân”, “cào bằng giàu – nghèo”, “phí chồng lên phí…
Thanh tra và giải trình
Trong quý I năm 2012, Thanh tra Chính phủ (Việt Nam) đã có kết luận
thanh tra tại một số tập đoàn lớn như Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt
Nam, Tập đoàn hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà; Tập đoàn Viễn thông
Quân đội,…Qua công tác thanh tra, Thanh tra Chính phủ phát hiện sai
phạm, thiếu sót về kinh tế. Trong đó, đáng chú ý là kết luận thanh tra
việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài
sản tại Tập đoàn Sông Đà và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam-nơi bộ
trưởng Thăng đã từng là ngườiđứng đầu.
Sáng ngày 5 tháng 4 năm 2012, tại buổi họp báo công bố kết quả công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng quý I năm
2012 ở Hà Nội thì Phó tổng thanh tra Chính phủ là Ngô Văn Khánh cho
biết rằng ô. Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với các kiến nghị sau thanh tra
đối với những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của Đinh La Thăng trong những sai phạm
tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khi làm lãnh đạo, Ngô Văn Khánh
nói: “Trách nhiệm của người đứng đầu là có”.
Ngày 24 tháng 4 năm 2012, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức phiên
giải trình về thực trạng vi phạm hành chính và các giải pháp khắc phục
trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải Đinh La Thăng là “nhân vật” chính của phiên giải trình
được truyền hình trực tiếp này và phải báo cáo, giải trình về tình hình
vi phạm, nguyên nhân và hậu quả, các giải pháp khắc phục đã và sẽ thực
hiện. Tại phiên thảo luận tổ chiều 24 tháng 5 năm 2012 về đề án tái cơ
cấu kinh tế lẫn bên hành lang Quốc hội, vụ tiêu cực tại Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã khiến các đại biểu Quốc hội Việt Nam
đặt ra nhiều vấn đề gấp rút trong điều chỉnh cơ chế chính sách với doanh
nghiệp nhà nước. Các đại biểu đã yêu cầu Đinh La Thăng giải trình trách
nhiệm khi bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải DƯƠNG CHÍ DŨNG. Giải trình
của ông Thăng thiếu sức thuyết phục và không nhận được sự đồng tình của
nhiều đại biểu.
Cách chức tổng giám đốc công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (xem lại bài của GDVN ở trên)
Đường sắt trên cao Hà Nội –Hà Đông tăng vốn 400tr$, lùi thời hạn hoàn thành mấy năm liền dưới thời ông Thăng???
Sự cố lễ tưởng niệm 17/2 ở Sài Gòn cho thấy ông Thăng ???
---------------------------------
Trần says:
RỜI BỘ GIAO THÔNG, ANH THĂNG VUNG KIẾM TRẢM NHẦM NGƯỜI
Mua tàu cũ Trung Quốc,
người đề xuất chủ trương được thăng chức
MAI ANH tổng hợp/Giáo dục Việt Nam/18/02/16 14:49
Trong vụ việc mua tàu cũ Trung Quốc gây xôn xao dư luận trong thời
gian qua, trong khi lãnh đạo đơn vị đưa ra chủ trương (làTổng Công ty
Đường sắt Việt Nam) mua toa tàu cũ của Trung Quốc liên tục được thăng
chức thì lãnh đạo đơn vị thực hiện( Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà
Nội) lại bị miễn nhiệm chức vụ.
Trước đó, như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, liên quan đến vụ
việc đề xuất mua toa tàu chở hàng cũ của Trung Quốc, ngày 3/2/2016, ông
Đinh La Thăng – nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu
cầu Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo cách
chức ông Nguyễn Viết Hiệp – Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải Đường sắt
Hà Nội.
Thực hiện chỉ đạo trên, ………………………
………………………………………….
Ông Thứ trưởng GTVT N.Hồng Trường cho biết thêm , trong quá trình kiểm
tra vụ mua tàu cũ của Trung Quốc, nếu không xác định nghi vấn thì sẽ xem
xét xử lý LẠI việc cách chức.