Chưa đầy 12 tiếng sau vụ tai nạn thảm khốc ở Cam Ranh khiến 11 người chết, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã đăng đàn để nói về “danh dự của ngành giao thông”.
Có mối liên hệ nào giữa các vụ tai nạn giao thông và chất lượng mặt đường (ảnh nhỏ).
"Thu một đồng từ chủ phương tiện thì chúng ta phải có trách nhiệm,
phải sử dụng hiệu quả. Chất lượng đường là danh dự của ngành giao thông.
Chúng ta phải xấu hổ khi thấy đường xấu”- Bộ trưởng Thăng nói.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nói thêm:
"Nhiều người nhắn tin cho tôi rằng, sẵn sàng nộp phí nếu phí bảo trì
dành để đầu tư sửa chữa đường minh bạch, hiệu quả. Chúng ta phải giữ
được hạ tầng hiện có bằng cách kiểm tra xe quá tải. Phải phạt nghiêm các
xe này, thực thi phải nghiêm túc, không chung chi thì mới giữ được
đường".
Người nhắn tin cho Bộ trưởng, hẳn nhiên
không phải những hành khách trên 2 chuyến xe định mệnh. Ngày hôm qua
(8.3), báo chí đã phát hiện ra “vết bùn nghi vấn”, có thể là một nguyên
nhân dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc. “Khoảng 0g30, tôi nghe có tiếng va
chạm nhẹ, mở cửa ra xem thì thấy bùn đầy đường, cách đó không xa là một
chiếc xe container đang đỗ theo chiều Nam - Bắc. Những người trong xóm
ra hỏi thăm thì tài xế xe container nói có va quẹt nhẹ với một xe bồn đi
ngược chiều bị mất lái do đống bùn. Vài phút sau thì có một người đi xe
máy đổ ngã ngay trước cửa nhà tôi vì chạy vào đống bùn. Chỉ vài phút
sau, lúc tôi vừa vô nhà chưa kịp ngủ lại thì vụ tai nạn khủng khiếp này
xảy ra”.
Người nhắn tin cho Bộ trưởng, hẳn nhiên
cũng không phải những người thường xuyên trên tuyến đại lộ Đông Tây, hay
đại lộ Thăng Long, hay đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Đại lộ Đông
Tây, cũng hôm qua, phải quyết chi 18 tỉ đồng để “sửa chữa”. Đại lộ Thăng
Long, chỉ sau vài lượt xe chạy đã lún, đã nứt, với một cái mặt đường
chằng chịt các vết rạch như mặt Chí Phèo. Còn đường cao tốc Cầu Giẽ -
Ninh Bình thì đủ thứ lún, sụt, bong tróc sau chỉ 5 tháng thông xe. Huyết
mạnh 1A qua Hà Nam, vừa làm xong cũng đã kịp nứt.
Phải lưu ý thêm chút, rằng, chi phí cho những con đường cao tốc này đắt “chỉ” gấp 3 lần ở Mỹ.
Có lần, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội
Luật gia Việt Nam lấy cái mặt cầu Thăng Long cắc cớ chất vấn: “Cầu,
đường do nước ngoài làm từ những năm 1960 đến nay vẫn tốt, sao cầu,
đường ta làm mới vài năm đã xuống cấp trầm trọng?”.
Có lần trên một diễn đàn phụ nữ, chị em
quyết rằng: Đi xe ở Việt Nam say lướt cò bợ, trong khi ở nước ngoài, Lào
chẳng hạn, thì không, là do những con đường ở Việt Nam “tồi hơn cả tệ”.
Có lần người dân đã nhắn tin, nhưng là
cho báo chí, rằng bản chất của “đề án” thu phí bảo trì đường bộ qua
phương tiện giao thông là: Buộc người dân nộp tiền để bù cho những khoản
tiền mà các đơn vị xây dựng cầu đường đã rút ruột trong quá trình xây
dựng - nguyên nhân trực tiếp làm cho chất lượng cầu đường Việt Nam xuống
cấp tồi tệ, khiến cần phải duy tu bảo dưỡng khẩn cấp!
Cũng liên quan đến “cái tin nhắn”, còn
nhớ trong phiên chất vấn ngày 24.5.2012, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan
Trung Lý đọc to tin nhắn của một cử tri gửi ông nhờ chuyển đến Bộ
trưởng Thăng: “Sao không bắt những chủ đầu tư làm cầu, đường kém chất
lượng để hư hỏng tự bỏ tiền ra sửa, mà lại thu tiền của dân? Dân khổ quá
rồi, đừng thu thêm phí nữa!”.
Nhưng phí bảo trì đường bộ vẫn được, nói
đúng hơn là “bị” thu. Người dân đã phải móc túi bỏ ra 300 tỉ đồng sau
chỉ 1 tháng đầu tiên.
Hình như nhân dân nhắn tin cho Bộ trưởng khác với nhân dân nhắn tin cho các vị đại biểu Quốc hội.
Nếu danh dự có thể được biểu hiện bằng mặt đường thì nó giống con đường nào nhỉ?
Theo Lao động
Bộ trưởng Đinh La Thăng và những cái tin nhắn
Hãi hùng giao thông VN!
Trả lờiXóaTuy vậy cũng có những quãng đường đã tốt trở lại. Hôm 10-3 ST đi lên Phú Thọ, đoạn đường "hú vía" mà ST từng qua mấy năm trước khi đi dạy học ở PT nay đã cải tạo xong, khá rồi anh ạ!
Cứ nói đến hai chữ "GIAO THÔNG" là trong đầu tôi hình thành các tai nạn, chết chóc. Thực vậy, không có cái bệnh dịch nào lại làm chết nhiều người như "DỊCH" GIAO THÔNG, không sửa tận gốc thì dân ta còn chết oan nhiều nữa.
Trả lờiXóa