Trang Zing new , 15.03.13 - Mục Thế giới-Quân sự cho biết :
Để giúp Việt Nam đối phó với diễn biến phức tạp trong vấn đề chủ quyền biển đảo, từ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam nhiều tàu chiến và tên lửa phòng thủ bờ biển.
Các vũ khí này tuy không hiện đại nhưng đã giúp Hải quân nhân dân Việt Nam từng bước làm chủ khoa học kỹ thuật, tập làm quen với việc khai thác, vận hành các vũ khí phòng thủ, tạo tiền đề phát triển lực lượng hải quân toàn diện ở giai đoạn sau này.
Dưới đây là một số tàu chiến và tên lửa đối hải tiêu biểu mà Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam trong những năm 1980:
Hệ thống tên lửa chống hạm cơ động 4K44
Redut được thiết kế từ 1954 và trang bị cho quân đội Liên Xô từ 1963. Tên lửa hành trình chống hạm P-35 mang đầu đạn 1.000 kg và tầm bắn 500 km . Đây là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển có phạm vi tác
chiến lớn lần đầu được chuyển giao cho Việt Nam giữa năm 1979, biên chế
cho Đoàn 679 thuộc Quân chủng hải quân.
|
Hệ thống tên lửa chống hạm cơ
động 4K51 Rubezh được thiết kế từ 1970 và trang bị cho quân đội Liên Xô
từ 1978, là phiên bản xuất khẩu
của tên lửa P-15M có đầu đạn 454 kg và tầm bắn 80 km. Rubezh là hệ thống
tên lửa phòng thủ bờ biển thứ 2 được chuyển giao cho Hải quân nhân dân
Việt Nam.
|
Tàu hộ vệ săn ngầm Đề án 159
(NATO đặt tên là lớp Petya) phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ 1961. Cuối năm 1978, Việt Nam tiếp nhận
2 tàu 159AE đầu tiên biên chế cho Hải đoàn 173 hải quân dưới số hiệu
HQ-09, HQ-11 và đến năm 1984 tiếp nhận thêm 3 tàu 159A biên chế cho Lữ
đoàn 171 hải quân dưới số hiệu HQ-13, HQ-15 và HQ-17.
|
Tàu tuần tiễu săn ngầm Đề án
201M (NATO đặt tên là lớp SO1) được đưa vào phục vụ trong Hải quân Liên
Xô từ 1955. Năm 1980, Việt Nam nhận 4 tàu 201M
biên chế cho Lữ đoàn 161 hải quân dưới số hiệu HQ-271 đến HQ-274. Ảnh minh họa.
|
Tàu phóng lôi Đề án 206 (NATO
đặt tên là lớp Shershen) có mặt trong Hải quân Liên Xô từ 1960. Năm 1979, Việt Nam tiếp nhận 9 tàu
206 biên chế cho Lữ đoàn 170 và 172 hải quân dưới số hiệu HQ-301 đến
HQ-309.
|
Tàu phóng lôi Đề án 206M (NATO đặt tên
là lớp Turya) được đưa vào phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ 1970. Năm 1984, Việt Nam tiếp nhận 5 tàu
206M biên chế cho Lữ đoàn 172 hải quân dưới số hiệu HQ-331 đến HQ-335.
|
Tàu tên lửa Đề án 205 (NATO đặt tên là
lớp Osa) có mặt trong Hải quân Liên Xô từ 1960.Việt Nam nhận 4 tàu 205U năm 1980
(số hiệu HQ-354 đến HQ-357) và 4 tàu 205ER năm 1981 (số hiệu HQ-358 đến
HQ-361) biên chế cho Lữ đoàn 172 hải quân.
|
Tàu đổ bộ Đề án 771 (NATO đặt
tên là lớp Polnocny-B) do Liên Xô - Ba Lan thiết kế và sử dụng từ năm
1967. Năm 1979, Việt Nam tiếp nhận 3 tàu 771 biên chế cho Lữ đoàn 125
hải quân dưới số hiệu HQ-511, HQ-512 và HQ-513.
|
Tàu quét mìn Đề án 266 (NATO
đặt tên là lớp Yurka) phục vụ từ 1963. Năm
1981 Việt Nam tiếp nhận 2 tàu 266E biên chế cho Lữ đoàn 161 hải quân
dưới số hiệu HQ-851 và HQ-852.
|
Còn tiếp
Đa Phúc
Theo Infonet
Với hỏa lực như thế này , nếu được lệnh tham chiến thì nhất định bọn chó xâm lược sẽ bị vùi xác xuống đáy biển quần đảo Trường Sa !
Trả lờiXóaNhưng trên 1 bài đăng báo Thanh Niên ngày 14/3 có ý kiến cho rằng vì sự "sáng suốt" của lãnh đạo ta mà đã không để xảy ra cuộc chiến đối đầu với "tầu lạ", do đó duy trì tình trạng hòa hoãn để ta tranh thủ xây dựng đất nước. Sự hy sinh thầm lặng của 64 chiến sĩ Hải quân ngày ấy đã không uổng phí ....Tôi ( Hạ sĩ ), rất muốn nghe ý kiến của các cựu sĩ quan HQNDVN như Trần Kháng Chiến (QS), Trịnh Huy Châu CT), Đỗ Xuân Thung ( BS) và các bình luận gia khác của Làng ta . Xin cảm ơn !
Xem mấy tấm hình của bài này thoạt cũng khoái tỉ, nhưng nghĩ thêm tí thì phải xem thằng giặc nó có gì , ai cũng thừa biết nó lắm đồ chơi hơn ta , lại không bị lệnh cấm táy máy cấm nổ súng sợ địch sinh sự. Nhớ lại hồi đầu đánh Tây địch có đủ tàu bay tàu bò tàu thủy pháo lớn pháo nhỏ mà cụ Hồ và dân ta chỉ với tầm vông mác xung kích và vũ khí thô sơ có ngán đâu. Cái chính là phải tìm ra cách dùng những đồ chơi hiệu quả , dạo đánh Mỹ cũng thế ta làm gì có trực thăng vận có thần sấm con ma cánh cụp cánh xòe có B52 có SR71. Dám chơi và có cách chơi.
Trả lờiXóaSao em không thấy bài TƯỚNG trên QL_LS ạ? Hay máy em có gì trục trặc?
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaBài này tác giả đã xoá nhưng không hiểu sao vẫn còn bi lưu tiêu đề trên một số blog bạn bè ! Thành thật xin thông cảm .
Tôi có nghe một vài ý kiến của những người hiểu biết về quân sự nói rằng : VN đấu nhau bằng tầu chiến trên biển không lợi bằng cách dùng hỏa lực từ đất liền tiêu diệt tầu chiến của địch. Ngày nay các loại tên lửa có tầm bắn hàng ngàn km với độ chính xác cao không còn là của hiếm nữa.
Trả lờiXóaTình hình lúc đó cũng khá phức tạp và khó cho ta, lợi dung lúc ta đang mắc ở CPC, trong nước đang đói to, Thu tương Pham Hùng chay gạo mệt mỏi và đã qua đời, không phải ta không có vũ khi hoặc không đánh được,cái chính là sai lầm về chiến lược, trong đó có việc không giữ được độc lập tự chủ,vỗ ngực khoe khoang để rơi vào bãy của kẻ địch.. chuyện không đưa sự kiện đó ra ánh sáng là quá nhát gan, uổng phí xương máu của 64 chiến sỹ hải quân. Nêu ta có hệ thông tên lửa đất đối biển hiên đại thì hoan toàn có thể giũ được biển đảo, liệu có dám làm không mà thôi.
Trả lờiXóa