Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

SANG VIỆT NAM LÀM GÌ VẬY, THƯA NGÀI HUNSEN ?

Calathau : Thấy bài viết có lý, kéo về đọc chơi !
Đầu đề mình tự phịa ra cho nó ...bõ ghét !
Từ đây trở xuống mới là của tác giả Hiệu Minh

Nước cờ quẩn của người Miên

Hiệu Minh
Thủ tướng Hunsen. Ảnh: TPO

Bạn đọc tự hỏi, tại sao Thủ tướng Hun Sen lại sang thăm Việt Nam tới 3 ngày trong khi hàng chục ngàn người biểu tình ở Phnom Penh đang đòi ông từ chức. Câu trả lời đơn giản, Hun Sen đang cần Việt Nam trong lúc này.

Thái Lan là kẻ thù của Campuchia, cho dù ai lên nắm quyền, cũng chẳng có ý định sang Bangkok nhờ dân áo đỏ hay áo vàng biểu tình hộ.

Hun Sen không thể sang Bắc Kinhc cầu viện, bởi thủ lĩnh đảng đối lập là Sam Rainsy, người luôn gọi người Việt là yuon (Duôn) để tỏ ý khinh bỉ người Việt, có Trung Quốc chống lưng, dù Hun Sen từng sang Trung Nam Hải rất nhiều lần.
Ông Rainsy bị kết án hai năm tù hồi 2010 vì tội dỡ cột mốc biên giới với Việt Nam, rồi trước đó bị án tù 10 năm vì dám chống Hun Sen.
Rainsy từng nói, tất cả các đảo tranh chấp trên biển Đông đều là của Trung Quốc, “Chúng tôi không chỉ xem Trung Quốc là một người bạn mà còn là một đồng minh.”
Hay Rainsy mạnh mẽ hơn ““Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi.”
Khó mà tin nghị trình chuyến thăm được hoạch định từ hàng năm, bởi quan hệ hai quốc gia trở nên lạnh nhạt sau hội nghị ASEAN lần thứ 45 tại Campuchia (7-2012) với thất bại nặng về ngoại giao cho Việt Nam và Philippines khi không ra được thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng, một việc chưa có tiền lệ.
Có nhà ngoại giao nói rằng, Trung Quốc đã mua chiếc ghế Chủ tịch ASEAN cho Campuchia, chỉ cần phá hội nghị lần đó là coi như thành công.
Không hiểu đoàn của Thủ tướng Hun Sen tới Hà Nội tuần trước có Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong.
Vị này từng thách thức ASEAN rằng, Campuchia cương quyết cho rằng, bất kỳ việc đề cập nào tới bãi Scarborough, đang tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, là tương đương với việc thiên vị trong tranh chấp và sẽ làm suy yếu nguyên tắc trung lập của ASEAN.
Ông còn dọa “Nếu chúng ta không thể đồng ý về câu từ thì sẽ không đưa ra tuyên bố nào hết.” Nói là làm, Hor Namhong từ chối không ký và bỏ thẳng ra ngoài. Bộ trưởng Phạm Bình Minh và đoàn Việt Nam chắc phải tái mặt khi nghe chủ nhà phủi bụi vào mặt như vậy.
Bàn cờ Campuchia (Miên), Việt Nam, Trung Quốc là như thế. Người Miên đang chơi mấy nước cờ quen thuộc.
Rainsy đang dí tốt trên đường phố với mấy chục ngàn người biểu tình, gây sức ép rất lớn lên đảng của Hunsen.
Sam Rainsy. Ảnh: Internet
Trung Quốc dùng con ngựa thành tờ roa là Campuchia, đâm hông Việt Nam dùng đất Miên và bauxite Tây Nguyên. Phía đông đã có biển Đông và lực lượng hải quân gấp nhiều lần Việt Nam. Phía bắc là hàng hóa, nhập siêu và trăm mưu ngàn kế khác.
Hun Sen còn mỗi con bài Việt Nam “tình hữu nghị quốc tế vô sản”. Mang theo vài trăm phong bì, mỗi cái đựng 200 đô la Mỹ, Thủ tướng tặng cho các cựu binh Việt từng đổ máu trên chiến trường Miên mấy chục năm trước. Ca ngợi hết lời bằng tiếng Việt, cuộc gặp kéo dài mấy tiếng liền. Giá mà ông làm thường xuyên thì đâu đến nỗi.
Không hiểu có ai trong hội trường đứng lên hỏi cái bằng PTS mà Việt Nam cấp cho ông còn trong túi áo ngực hay đã xé và cho vào sọt rác như người ta đồn thổi.
Campuchia là quốc gia bé kẹt giữa Thái Lan và Việt Nam. Các chính khách Campuchia được cho là theo văn hóa Pháp vì hầu hết du học bên Pháp, giống như Quốc vương Sihanouk. Kiến trúc Phnom Penh đặc Pháp dù ngày nay người Hoa và Việt khá đông.
Ngày xưa, Quốc vương Sihanouk đi chữa bệnh bên Bắc Kinh, thỉnh thoảng có ghé thăm Hà Nội. Các quan chức cao cấp khác cũng vậy. Lúc thì chơi với người Hoa, khi sang thăm hàng xóm Việt, dù trong lòng có người vẫn thầm gọi Duôn.
Nhìn mấy chục ngàn dân Miên biểu tình trên đường phố, người Mỹ và phương Tây sẽ mừng thầm. Rainsy hay Hun Sen có cầm quyền cũng không thể bỏ qua tiến trình dân chủ này.
Người Trung Quốc cũng chẳng vui vì họ sợ kiểu dân chủ, biểu tình thay đổi chính phủ. Người Việt chẳng biết nghĩ gì.
Tuy thế, dân Campuchia được hưởng lợi. Sự có mặt của họ trên đường phố đã dạy cho Hun Sen và phe cánh một bài học đơn giản, tiếp tục thiếu minh bạch, ăn cắp và lạm quyền, sẽ khó tránh đòn trừng phạt. Nếu chính quyền trong sạch thì có đến 100 Rainsy cũng chẳng ai theo.
Ukraine trong cơn nguy khốn vì hàng trăm ngàn người biểu tình đã có Putin giơ 15 tỷ đô la giúp mà chưa chắc đã giữ nổi chính quyền. Hỏi rằng Hun Sen có tìm được người bạn nào cứu với gói hỗ trợ hàng tỷ USD như trên.
Lãnh đạo quốc gia nên sống cho đàng hoàng, kẻo một ngày chạy đi tìm đồng minh, thân ốc chắc mang nổi mình ốc, nói chi cưu mang ai. Thời toàn cầu hóa, tỵ nạn vì ăn cắp hơi bị khó.
Còn chơi cờ kiểu quẩn như người Miên có ngày mất cả nước.
HM. 30-12-2013
Villa của ngài Hun Sen ở Phnom Penh. Ảnh: HM

8 nhận xét:

  1. Tôi khai bút com cho cụ, nhưng lại không thích bàn về chính trị lắm. Dọc xong bài này thấy lãnh đạo nước Miên là cái "lưỡi" không xương, còn VN là cái "sọt rác" để họ xả thì phải?. Họ không ưa ta, thì ta cũng chẳng cần họ.

    Trả lờiXóa
  2. Muôn thuở, nói đến chuyện "chinh Chị', chính Em là rất phức tạp (nên không thể viết vài dòng cho nghiêm túc và đầy đủ). Nên chỉ xin nêu "cảm nghĩ nho nhỏ":
    Chuyện "chính Em" "chính Anh" nhất là CHÍNH TRỊ luôn là mưu mô thủ đoạn, đừng nói đến TÌNH NGHĨA gì gi mà là "TÌNH USD"
    . Xin các" Cụ Cốp", các "cụ Cựu..." hãy cảnh giác, đừng "nhẹ dạ cả tin" như trước nữa mà "mất cả chì lẫn chài".

    Trả lờiXóa
  3. Bao nhiêu người VNđã ngã xuống trên đất CPC ,VN đã bị thế giới xa lánh , cấm vận hang chục năm cũng vì CPC. Chính quyền ta dung lên ,nhưng chính nó đãtrở mặt Thật buồn cho các ngài làm chính trị ở ta , vẫn ân cần , vẫn mời mọc sang mách nước ..,chắc các ngài cũng sợ dân VN học tập CPC biểu tình ...

    Trả lờiXóa
  4. Tôi cũng đồng ý với cụ Ba Bê.
    Hy vọng không vì mấy trăm cái phong bì "200 USD" mà ai đó ngả lòng.

    Trả lờiXóa
  5. Ai đó nói, thời đại này không có đồng chí, đồng minh , đối đầu, đối mặt...chỉ có LỢI ÍCH!

    Thấy ổng nói chuyện với các chiến sỹ VN đã hy sinh vì CPC với nét mặt đóng kịch...em đã phát ngán anh ạ! Thế mà nhà đài cứ phát đi phát lại mới ...tức chứ!

    Trả lờiXóa
  6. Tôi cũng có vài năm ơ CPC. Công việc của tôi có nhiều cơ hội "đến gần" ông HS và cả những ông to hơn nữa như Penxovan ( cựu TBT Đảng, sau bị hạ bệ), như Chanxi ( cố Thủ tướng, chết bệnh ), những ông nói tiếng Việt như người Việt . Tôi đã kể chuyện Bác Đồng sang dự lễ tang Chanxi ( Hỏa táng ngay giữa thủ đô), bác có tới nhà riêng thăm ông HS hồi ấy mới làm Bộ trưởng ngoại giao kiêm Phó thủ tướng ( Sau này thay Chanxi làm Q.Thủ tướng rồi Thủ tướng cho đến tận ngày nay). Bác Đồng gọi Hunsen là đồng chí, xưng tôi. HS thì cung kính một điều bác, hai điều Bác . Bác Đồng phải nhắc ( nói rất lớn rồi cười rất sảng khoái), rằng, từ nay đồng chí đừng xưng hô thế nữa, vì đồng chí đã là người đứng đầu CP CPC ngang hàng với tôi rồi đấy ! Tôi còn nhớ ông HS lúc ấy bẽn lẽn, lúng túng trông rất đáng yêu. Quả thật ông rất gần gũi với người Việt Nam.Vài buổi chiều, chúng tôi còn gặp ông chơi bóng chuyền với cán bộ và cảnh vệ ĐSQ VN .
    Lại cũng nhớ, ông hồi trước khi ra nước ngoài công cán ( Chủ yếu là khối XHCN ), ông đều có động thái sang nghỉ ở Vũng Tầu mấy hôm ( Nghe nói để nghe ông Thach ...dặn dò ). Gần đây hơn, mấy vụ ông bị phe phái đe dọa đảo chính., ông lại ...sang Việt Nam " nghỉ mát" !
    Còn ông Ho Nam Hong, có một dạo Văn phòng của chúng tôi nằm gần villa của gia đình ông ( trong một khu đặc biệt), ông rất khó tính và không hề quan hệ "hàng xóm" với chúng tôi như nhiều vị quan Thượng thư CPC khác ( Thí dụ ông Keo Chăn Đa, bộ trưởng bộ Văn hóa, và bà BS Bộ trưởng Y tế mà tôi quên tên). Chúng tôi nghe nói ( không dc kiểm chứng), ông này không phải gốc "thốt nốt" cũng không phải "gốc tre" . Ông rất thân với ông hàng xóm phương Bắc của chúng ta !!!

    Trả lờiXóa
  7. Đọc bài này, tôi có thêm thông tin về tình hình CPC , nhưng không thể hoàn toàn đồng tình với nội dung của bài viết. Toàn bài dường như tập trung đánh vào cá nhân ông HS , Ông Hu mà quên đi bối cảnh chính trị phức tạp trong quan hệ giữa bộ 3 : TQ-VN-CPC hiên nay. Nếu xét về lợi ích dân tộc trước mắt cũng như lâu dài, việc tăng cường quan hệ với chính quyền của ông HS vẫn là lựa chọn tối ưu so với bất kỳ nhân vật nào khác, bởi lẽ anh Ba Tầu không bao giờ từ bỏ mưu đồ dùng CPC làm suy yếu VN , nếu cần làm chảy máu VN lần nữa. Hãy thử hình dung nếu ông HS bị lật đổ, Rainsy lên cầm quyền với sự trợ giúp tiền của vũ khí của TQ thì tình hình sẽ đi đến đâu ? chắc chắn lại có chuyện đòi đất , vẽ lại đường biên giới , kích động lòng hằn thù dân tộc và đẩy tới xung đột vũ trang, khủng bố Việt kiều v.v. Vì vậy , dù có lúc chệch hướng nhưng một chính quyền chủ trương hòa bình thân thiện với VN vẫn tốt hơn những kẻ hiếu chiến muốn chống phá nước ta.
    Theo tôi, tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ông HS, chưa đến mức nguy hiểm như Thái;
    chính lúc này cần tăng cương phối hợp với những người CPC chân chính để giữ gìn hòa bình, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới. Nếu đi sai nước cờ, để cho bọn Pônpôt mới đảo ngược tình thế sẽ là một sai lầm chiến lược nữa khiến chúng ta phải trả giá rất đắt..

    Trả lờiXóa
  8. Tháng 7-2012 tôi đang du lịch tại Siem Riep,Được tin Hội nghị các Bộ trưởng bộ ngoại giao ASEAN , họp tại Campuchia 9Nu7o71c chủ nhà ,chủ tịch luân phiên ASEAN)không ra được tuyên bố chung vì vướng vấn đề tranh chấp trên Biển Đông ,có lliên quan đến Việt Nam.Philippn.Trung Quốc,SAu đó Trung Quốc đã cám ơn Campuchia.
    Ngay lúc đó cá nhân tọi cho rằng đó là chủ trương của Hunsen ,vì những lợi ích trước mắt mà Trung Quốc dành cho Campuchia, Hỏi người Campuchia ,hướng dẫn du lịch thì họ nói rằng họ dang tư bca6n nhắc việc bỏ phiếu cho ai trong cuộc bầu cử vào 9-2013,chưa chắc đã bỏ cho Đảng Nhân dân.
    Tôi lúc đó tôi có ý kiến trên blog luson.quelam .rằng thôi thì đối với Viet Nam chúng ta,du sao sự tồn tại của HUNSEN cho dù xấu , vẫn có lơi nhất cho chúng ta so với việc nắm quyền của những lưc lương dân tôc cực đoan CAmpuchia khác .
    Tôi suy nghĩ đối với Campuchia chúng ta cần dữ lấy hòa bình.
    Ý kiến của anh Kyvinhhung hôm nay rất có lý. KC

    Trả lờiXóa