( Trích từ WikipediA - Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt )
.........
Tất niên
Mâm cỗ cúng Tất niên |
Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp
(nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia
đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này,
người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày
mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý
(từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ
Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc
quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm
mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người
ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà
mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng
lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.
Sắp dọn bàn thờ
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ
tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ
khác nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới
thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt
Trăng và hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây
đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông
lớn. Có nhà cũng cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với sự cầu
mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm
trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khủy và
vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn
và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến
thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát
hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở
hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn
tổ tiên từ trên trời về hạ giới.
Giao thừa ( Xem chi tiết: Giao thừa )
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời
khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời
chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa
điểm rộng rãi, thoáng mát.[21]
Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.[22]
Cúng Giao thừa ngoài trời
Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (chữ Hán:
天兵, tức 12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội
không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở
ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển (行遣) cũ đã cai quản
Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi
xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm
thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. Mười hai vị Hành khiển và
Phán quan (判官) gồm:
. |
Mâm cỗ cúng Giáo thừa ngoài trời |
- 1.Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.
- 2.Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.
- 3. Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.
- 4. Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.
- 5. Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.
- 6. Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.
- 7. Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.
- 8. Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.
- Năm Thân:Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.
- Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.
- Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.
- Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.
Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới
năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên
các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến
lòng thành của chủ nhà[23]. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.
Lễ vật gồm các chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu hoặc nước và vàng mã.
Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là... người
nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay "Ruột gan" của gia chủ. Nếu có ý cầu
lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn
là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến
vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chân
chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén
rượu, nén hương (như Thổ công đánh tín hiệu qua hương đèn), các vị có
chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.
Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ
trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.[23]
Cúng Giao thừa trong nhà
Bàn thờ Tổ tiên chuẩn bị cho việc cúng giao thừa. |
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao
thừa vừa tới nhằm để cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp
những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn
ngày Tết được chế biến tinh khiết với phong cách trang nghiêm.
Cỗ mặn gồm có bánh chưng, giò, chả, xôi gấc, thịt gà, xôi các loại, rượu, bia và các loại thức uống khác. Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Cỗ ngọt và chay bao gồm Hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt tết.
Khi cúng Giao thừa trong nhà, các thành viên trong gia đình thường
đứng trang nghiêm trước bàn thờ (không cần tất cả, chỉ cần gia chủ và
vài ba người nữa) để khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong
nhà mới và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ
tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ
thường khấn thần Thổ Công
để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ông là vị thần cai quản trong nhà
(thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái).[23]
Bảy ngày đầu năm
Ba ngày Tân niên
Một bình hoa mai ngày Tết |
"Ngày mồng Một tháng Giêng" là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là
ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số,
hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ
thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và
chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách
khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục:
Mồng Một Tết cha.
"Ngày mồng Hai tháng Giêng" là ngày có những hoạt động cúng lễ tại
gia vào sáng sớm. Sau đó, nguời ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.
"Ngày mồng Ba tháng Giêng" là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ
cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy
học theo tục Mồng Ba Tết thầy[24].
Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những
điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới.
Xông đất
Xông đất (hay đạp đất, mở hàng) là tục lệ đã có lâu đời ở Việt Nam.
Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một "khai trương" một năm mới. Họ cho
rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ
được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người
nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất
cho gia chủ.[25]
Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan
trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà
con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để
nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5
đến 10 phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà
cũng được trôi chảy thông suốt.
Cách chọn tuổi xông đất:[23]
- Tuổi Giáp hạp với Kỷ mà kỵ với Canh – Mậu.
- Tuổi Ất hạp với Canh mà kỵ với Tân – Kỷ.
- Tuổi Bính hạp với Tân mà kỵ với Nhâm – Canh.
- Tuổi Đinh hạp với Nhâm mà kỵ với Quý – Tân.
- Tuổi Mậu hạp với Quý mà kỵ với Giáp – Nhâm.
- Tuổi Kỷ hạp với Giáp mà kỵ với Ất – Quý.
- Tuổi Canh hạp với Ất mà kỵ với Bính – Giáp.
- Tuổi Tân hạp với Bính mà kỵ với Đinh – Ất.
- Tuổi Nhâm hạp với Đinh mà kỵ với Mậu – Bính.
- Tuổi Quý hạp với Mậu mà kỵ với Kỷ – Đinh.
Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người
được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong
suốt năm tới.[25]
Thời xưa, chỉ có hai cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ
làm quan, người có học chọn người xông đất có tuổi hợp tuổi với chủ nhà.
Xuất hành và hái lộc
Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực
hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và
gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ
Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài
thần, hỉ thần... Tại miền Bắc, nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si...
là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc. Tục hái lộc ở các nơi
đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới.
Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.[25]
Tuy nhiên việc hái lộc ngày nay đã có những quan niệm trái chiều so
với trước đó là: - Việc hái lộc không nên vì có thể có những cành lộc có
"Vong" (linh hồn) bám theo. Khi chúng ta hái lộc về vô tình sẽ mang
"Vong" về theo, nếu "Vong" tốt thì không sao nhưng nếu "Vong" xấu thì có
thể làm cho nhà cửa chúng ta không may mắn... Đây là vấn đề mang tinh
Duy tâm tuy nhiên nó cũng có cái lý của nó. - Tiếp theo việc hái lộc đôi
khi làm ảnh hưởng đến cây xanh cảnh quan đô thị vì tâm lý mọi người đều
muốn đem thật nhiều lộc về nhà cầu may, do vậy đã không ít trường hợp
làm hỏng hết cây cối gây ảnh hưởng đến môi trường... - Cuối cùng việc
hái lộc đôi khi dẫn đến xô xát do việc tranh cướp hoặc hái "trộm" lộc
trong các cơ quan nhạy cảm như Ngân hàng chẳng hạn... Những việc làm này
không biết có mang lại may mắn không nhưng nó phản ánh mặt xấu của Văn
hóa ứng xử của những người trong cuộc...
Vào những ngày đầu năm, khi mặt trời mọc, người ta đi ra khỏi nhà xem
chiều gió thổi và có thể đoán được năm mới hên hay xui chẳng hạn:
- Gió Nam: chỉ đại hạn;
- Gió Tây: chỉ cướp bóc loạn lạc;
- Gió Tây Nam: chỉ bệnh dịch tả;
- Gió Bắc: chỉ được mùa vừa phải;
- Gió Tây Bắc: chỉ được mùa đỗ, đậu;
- Gió Đông: chỉ có lụt lớn.[25]
E CÓ ĐỌC THẤY SỰ TÍCH TẾT NGUYÊN ĐÁN, NGÀY XƯA NGƯỜI TA TRỒNG CÂY NÊU ĐUỔI QUỶ GIỮ NHÀ ....BÂY GIỜ NHIỀU PHONG TỤC CÒN PHÚC TẠP HƠN...LÀM ĐƯỢC, MAY RA NĂM MỚI GẶP NHIỀU ĐIỀU MAY MẮN ANH NHỈ!
Trả lờiXóaCalathau không hoàn toàn tin rằng, nếu thiếu gì thì cứ lên đền lên chùa biện lễ cầu xin các "Ngài" bề trên , sẽ được thỏa mãn ! Nhưng thiếu niêm tin rằng " Ở hiền gặp lành" chứ không phải " Ở lành gặp liều ", thì con người ta sẽ rất dễ lạc hướng trên đường đời ! Phải không ST ?
XóaViệc thờ cúng ở nhà mình quá đơn giản ;phần thì do mình gốc là Thiên Chúa giáo,phần thì không chịu tìm hiểu về các phong tục tập quán,mấy ngày nay đọc bài của em Song Thu và của bạn mình thấy có lỗi với tổ tiên nhiều,mình vẫn luôn xin các cụ chỉ dạy và đại xá cho.Cám ơn thông tin của bạn. Chúc bạn ăn Têt thật vui bên những người thân và có nhiều niềm vui trong năm Ngựa.
Trả lờiXóaĐọc bài này mình được biết thêm nhiều điều về phong tục tập quán của nhân dân ta trong những ngày Tết – điều này rất bổ ích, vì bên này cứ đến Tết là “tây” người ta hay hỏi rất tỉ mỉ về cái Tết bên mình, cảm ơn Quang Trung. Năm mới Giáp Ngọ chúc Quang Trung và gia đình đón Tết vui vẻ ấm cúng, quanh Năm Mới khoẻ mạnh (nhất là cái mũi hết xut xịt), luôn vui tươi yêu đời, nhiều niềm vui hạnh phúc, luôn được sưởi ấm bằng tình yêu – không chỉ bằng hơi ấm của đứa cháu nội yêu quý truyền sang (đọc bài về cháu nội mình cảm đống lắm, và rất “phục” và yêu cháu bé –người lớn!).
Trả lờiXóaCảm ơn VH đã viết những dòng thật tình cảm, khiến mình rất xúc động . Chúc bạn và toàn gia năm Giáp Ngọ 2014 " Vạn sự như ý ", Mã đáo thành công ". Và " dù đi bốn phương trời, vẫn nhớ về Hà Nội VH nhé ! "
XóaChúc cụ và các cháu ở trong nước cũng như ở nước ngoài một năm mới nhiều cái mới, nhất là cụ sức khỏe dồi dào, có thêm người bạn trẻ.
Trả lờiXóaNĂM MỚI CHÚC BẠN VUI KHỎE -VẠN SỰ NHƯ Ý!
Trả lờiXóaCHÚC CÁC CHÁU NGOAN HỌC GIỎI-CON CHÁU HƠN CHA (ÔNG) LÀ NHÀ CÓ PHÚC!
XóaCám ơn bạn Như Thanh. Cuộc nói chuyện giữa chúng ta hôm 2 Tết khiến Tết năm nay của tôi thêm ý nghĩa. Bởi Tết này tôi nhận được 5 cuộc điện thoại chúc Tết từ 5 quốc gia khác nhau , trong đó dài nhất là cuộc điện đàm của bạn từ SEC . Một lần nữa, xin chúc bạn và gia đình Sức khỏe - Phát tài và Hạnh Phúc .