Cala.,
tôi thắc mắc: năm 1974 HS vẫn thuộc quyền kiểm soát của chế độ MN. Tại
sao Mỹ mạnh như thế mà để thua TQ ? Sao không thấy chi viện quân sự từ
phía Mỹ ? Chẳng nhẽ VNCH đơn phương chiến đấu ?
Vài chục năm về trước, tôi cũng như nhiều người giống như những CON CỪU, cắm đầu cắm cổ đi làm, không hề quan tâm và hiểu biết gì về thời cuộc.Bây giờ thân xác đã rã rời rồi mới muốn nhìn lại những trang lịch sử (thật) để hiểu.
Vài chục năm về trước, tôi cũng như nhiều người giống như những CON CỪU, cắm đầu cắm cổ đi làm, không hề quan tâm và hiểu biết gì về thời cuộc.Bây giờ thân xác đã rã rời rồi mới muốn nhìn lại những trang lịch sử (thật) để hiểu.
Calathau :
Thưa cụ Nhật Lệ ! Thắc mắc của cụ , thực ra đã có câu trả lời từ lâu . Sau đây là một cách lý giải dưới góc nhìn mới, dựa vào Hồ sơ được giải mật của Mỹ . Mời cụ và cả Làng tham khảo và đóng góp thêm ý kiến .
Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa – Bàn cờ nước lớn
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140106/ho-so-ngoai-giao-my-ve-hai-chien-hoang-sa-ky-1-ban-co-nuoc-lon.aspx08/01/2014 10:50
(TNO) Hồ sơ ngoại giao được giải mật của Mỹ cung cấp một góc nhìn mới về Hải chiến Hoàng Sa cách đây tròn 40 năm.
Câu hỏi liệu có sự thông đồng giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc Bắc
Kinh đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng 1.1974 vẫn là vấn đề chưa có câu trả
lời dứt khoát sau 40 năm. Tuy nhiên, mối quan hệ mới được vun đắp giữa
hai nước vào lúc đó cũng như thái độ của Mỹ trong vấn đề Hoàng Sa chắc
chắn góp phần khuyến khích Trung Quốc mạnh dạn thôn tính trọn vẹn quần
đảo của Việt Nam.
Các hồ sơ ngoại giao của Mỹ được giải mật trong thời gian qua gợi ý
Washington đã chủ động bỏ rơi và gây sức ép buộc Việt Nam Cộng hòa
(VNCH) không được “manh động” trong vấn đề Hoàng Sa nhằm bảo vệ “thời kỳ
trăng mật” trong quan hệ với Trung Quốc.
Như một sự trớ trêu, Liên Xô lại là một trong những quốc gia tỏ ra
thông cảm với VNCH trong vụ Hoàng Sa, qua việc chỉ trích Trung Quốc, dù
chỉ để phục vụ mục đích tuyên truyền chống Bắc Kinh vào lúc đó. Ngược
lại, bằng một thái độ lạnh nhạt, Washington và các đồng minh đã cố gắng
thuyết phục Sài Gòn không đưa vấn đề Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an Liên
Hiệp Quốc.
Thái độ của Mỹ trong vấn đề Hoàng Sa đã được một đại diện ngoại giao
Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc mô tả bằng một câu nói mỉa mai rằng
Washington đang bối rối trong việc lựa chọn ủng hộ “đồng minh cũ và
người bạn mới”.
Bối cảnh quốc tế
Hải chiến Hoàng Sa cần phải đặt trong bối cảnh những rạn nứt quan hệ
Liên Xô – Trung Quốc. Quan hệ Xô – Trung trong thập niên 1960 bị phủ
bóng bởi những bất đồng sâu sắc về tình trạng của khu vực Ngoại Mông
cũng như nhiều tranh chấp lãnh thổ dọc biên giới sau vụ “đoạn giao” năm
1960.
Cuộc đụng độ ở biên giới năm 1969 mang lại cho Quân Giải phóng Nhân
dân Trung Quốc (PLA) niềm tin rằng họ có thể chống trả Hồng quân Liên
Xô. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu thực hiện sáng kiến đối ngoại mới bằng
cách thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Mỹ, với cao trào là chuyến thăm Trung
Quốc của Tổng thống Richard Nixon vào tháng 2.1972. Sau chuyến thăm của
Nixon, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã ra lệnh tiến hành chương
trình hiện đại hóa quân đội lớn, kêu gọi phát triển hải quân viễn dương,
cũng như tiếp tục mở rộng việc phòng thủ bờ biển. Điều này mang lại cho
hải quân Trung Quốc phương tiện cần thiết để tiến xuống biển Đông.
Trong khi đó, Mỹ đã rút quân khỏi miền Nam Việt Nam theo hiệp định Paris
ký kết tháng 1.1973.
Trong bối cảnh cuộc chiến Việt Nam sắp đi vào hồi kết, Bắc Kinh đã
quyết định đánh chiếm Hoàng Sa ngay trước khi Việt Nam thống nhất. Việc
Bắc Kinh lên kế hoạch kỹ càng cho việc tiến chiếm Hoàng Sa cũng được ghi
nhận trong một bức điện tín được Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin
gửi về cho Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 20.1.1974, một ngày sau khi hải
chiến nổ ra: “Rõ ràng, Trung Quốc không đơn giản tăng viện lực lượng ở
Hoàng Sa mà đang tiến hành một kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm chiếm
quần đảo”. Chính vì việc này, ông Martin đã đề nghị Washington hãy cân
nhắc gây sức ép lên Bắc Kinh và đẩy mạnh các bước đi trong lĩnh vực
ngoại giao. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ khi đó có vẻ như bận rộn bảo vệ
mối quan hệ với Trung Quốc hơn là với một đồng minh hết thời.
Thái độ của Mỹ
Tháng 11.1973, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger công du Trung Quốc và
có các cuộc mật đàm với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Trước đó, vào
tháng 2.1973, hai nước đã tuyên bố thiết lập văn phòng liên lạc. Khi
tình hình biển Đông căng thẳng vào tháng 12.1973, Đại sứ quán Mỹ tại
Singapore đã gửi điện tín cho Bộ Ngoại giao Mỹ hỏi về lập trường của
chính phủ trong các tranh chấp tại khu vực. Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi điện
tín cho các đại sứ quán và văn phòng liên lạc ở VNCH, Singapore,
Philippines, Đài Loan và Trung Quốc rằng lập trường của Washington là
không đứng về bên nào trong các tuyên bố chủ quyền tại đây. Quan điểm
này được tái xác nhận trong các cuộc họp ngày 25.1.1974 và 31.1.1974 của
nhóm hành động đặc biệt do Kissinger đứng đầu. Theo đó, phía Mỹ sẽ
tránh xa những tranh chấp ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước đó, ngày 11.1.1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đơn phương
tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Ngay sau đó, ngày 12.1, phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao VNCH đã cực lực bác bỏ những tuyên bố vô căn cứ
của Trung Quốc. Ngày 16.1, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của VNCH ra tuyên
bố tố cáo Trung Quốc cử người và tàu bè đến vùng biển xung quanh các đảo
Hữu Nhật, Quang Hòa và Duy Mộng, vi phạm trắng trợn chủ quyền của VNCH.
Sau khi Hải chiến Hoàng Sa nổ ra vào ngày 19.1, Đại sứ Mỹ Martin ngày
20.1 đã gửi điện tín báo cáo về Bộ Ngoại giao cho biết họ đã tức tốc đề
nghị các quan chức VNCH hãy kiềm chế, tránh hành động leo thang và khẳng
định quân đội Mỹ sẽ không hề can thiệp trong bất kỳ tình huống nào. Bộ
Ngoại giao Mỹ trước đó thông báo cho các đại sứ quán của Mỹ rằng họ đã
yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ thị cho hải quân tránh xa khu vực.
Trong cuộc gặp với quyền trưởng Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở
Washington Hàn Tự ngày 23.1.1974, Kissinger đã đề nghị Bắc Kinh xem xét
trường hợp của nhân viên người Mỹ Gerald Emil Kosh bị bắt giữ trong trận
chiến và khẳng định Mỹ không ủng hộ tuyên bố chủ quyền của VNCH với
Hoàng Sa.
“Chính quyền Nam Việt Nam đang gửi một số kiến nghị đến các tổ chức
quốc tế như SEATO cũng như Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi muốn các ông biết
rằng chúng tôi không liên kết với những kiến nghị đó”, Kissinger phát
biểu, theo một biên bản được giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ. ( Bài này chỉ trích một phần )
Sơn Duân
-------------------------------------
Nguồn: Blog Châu Xuân Nguyễn .
Bài viết cung cấp thêm một số chi tiết về thái độ của Hoa Kỳ đối với sự kiện Hoàng sa; thật ra từ lâu chúng ta đã biết quá rõ bụng dạ của họ - những người trung thành triệt để với chủ nghĩa thực dụng. Con bài VNCH lúc đó không còn giá trị gì so với lá bài mới BK. Rồi đến năm 1988, đất nước ta lại ăn trái đắng nữa . Trận hải chiến Gacma năm 1988 đúng vào thời điểm Ban lãnh đạo LX lúc đó đã chán ngấy con bài VN,nên đã phớt lờ cho TQ chiếm đảo, không hề chi viện, dù hiệp ước hữu nghị , chiến lược vẫn còn giá trị. Từ hai sự kiện trên, nên rút ra điều gì ? Đó là : nền độc lập và toàn ven lãnh thổ của Tổ Quốc VN phải do chính người VN gìn giữ, không thể trông mong vào lòng tốt của bất cứ ngoại bang nào. Nhưng với nội tình hiện nay , nỗi lo mất thêm biển đảo, thậm chí cả đất liền liệu có quá xa ?
Trả lờiXóaCám ơn Calathau !
Trả lờiXóaĐúng là Ta luôn bị các nước lơn coi là "con tốt" hỉn trong bàn cờ thỏa hiệp và đấu đá để phân chia ảnh hưởng và quyền lực giữa họ, và cái giá để dân tộc VN ta giành được độc lập tư do là quá lớn, bài học về sự tự chủ tự cường luôn còn mãi với thời gian, về vấn đề lịch sử này cần có sự đánh giá thật khách quan, sâu sắc, đòi hỏi một thái độ khoa học, trân trọng sự thật
Trả lờiXóa