Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

ĐỌC LẠI CHUYỆN " TÁI ÔNG MẤT NGỰA" và LỜI BÌNH .

Ra Giêng ngày rộng tháng dài, giở sách  xưa ra đọc cũng là cái thú của kẻ sĩ .

Sách Hoài Nam Tử có chép một câu chuyện như sau:



Tái ông thất mã, an tri họa phúc

"Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.
Ông lão rất bình tỉnh nói:  Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.
Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.
Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói:  Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Quả nhiên con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết, quen người nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.
Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.
Ông lão thản nhiên nói:  Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình."
     Bình luận của sách Hoài Nam Tử:
Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa-Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái kết quả của nó.
Do đó, người đời sau lập ra thành ngữ: Tái ông thất mã, an tri họa phúc. Nghĩa là: ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc.
Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được Phúc thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái Họa sẽ đến; khi gặp điều Họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước Tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống.
Câu chuyện tuy đã cũ nhưng giá trị của nó hầu như vĩnh viễn, đáng để ngày nay suy ngẫm.

8 nhận xét:

  1. HẬU NGỰA TÁI ÔNG: vì đất nước thiếu đàn ông nên anh con trai cụ được lấy công chúa của nước...X và được làm phò mã,cuộc sống đang yên vui thì công chúa gập người con trai to khỏe và lành lặn của nước HỒ và công chúa đã bỏ con trai cụ,anh con trai ko còn chỗ dựa(bố đã mất) phải đi ăn xin,,,chẳng biết đó là họa hay phúc?

    Trả lờiXóa
  2. Nói chuyện hoạ-phúc thường hay nhắc điển tích TÁI ÔNG THẤT MÃ (ngựa tái ông hoạ phúc biết về đâu?).Có điều gì đó gần như đề tài lặp lại hay ít nhất cũng có sự tương tự, hôm mồng 2 Tết tôi có entry CÂU ĐỐI NĂM NAY,ý ban đầu chỉ là vui chuyên đối vế ra (đề) của cụ chao quelam nhân dịp Tết năm NGỌ-ngựa-mã; chỉ có cụ Thạch Quân-Cong Ly bình và lời bình đó nói lên điều hoạ - phúc. Dân gian thường hay nói " phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí" thế nhưng cụ Lý nêu thêm đôi câu đối về hoạ phúc nhưng với điều tốt lành PHÚC SẼ ĐẾN GẤP ĐÔI VÀ HOẠ SẼ RA ĐI.
    福 無 双 至 今 朝 至
    Phúc vô song chí kim triêu chí

    禍 不 單 行 昨 夜 行
    Hoạ bất đơn hành tạc dạ hành


    Nghĩa là:
    Phúc không đến hai lần hôm nay đến
    Họa chẳng đi đơn lẻ đêm qua đi.
    * Tuy nhiên cụ Thạch Quân không dễ dàng cho ngay câu đối mà chỉ cho một phần (lửng) còn nữa cụ yêu cầu phải tìm ra lý do? để có đầy đủ. Rõ ràng rất cảm ơn cụ Cong Ly đã chúc PHÚC năm ngọ. Xin cụ Calathau bớt chút thì giờ đọc đầy đủ entry CÂU ĐỐI NĂM NAY ở blog nhà tôi. Thân chúc cụ vui khoẻ.

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn cụ về những lời răn dạy: "Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa-Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái kết quả của nó."... "Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được Phúc thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái Họa sẽ đến; khi gặp điều Họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước Tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống".

    Trả lờiXóa
  4. Calathau Vu là cháu mười mấy đời của cụ Vũ Hồn nên thâm thúy có thừa! Đọc chuyện cũ này mà nghe "thốn" đến tận lục phủ ngũ tạng ! Hihihi !!!

    Trả lờiXóa
  5. Người thông tuệ thường giữ được cân bằng ...Có phải không ạ?

    Trả lờiXóa
  6. HỌA VÔ ĐƠN CHÍ
    PHÚC BẤT TRÙNG LAI,
    Phải biết lẽ đời là như thế đề luôn giữ cân bằng trong cuôc sống.
    Nhưng tốt nhất là nên :Ở hiền - gập lành !

    Trả lờiXóa
  7. Đây là triết lý về sự ĐƯƠC và MẤT , bản thân mình cũng nghiệm thấy điều này, biến hóa vô lường, được đấy có khi lại là Mất, mà mất đất biết đâu lại là được, thề mới hay " cuộc đời phúc họa tuỳ duyên." cư thuận theo lẽ tự nhiên thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa