Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Đặc tính của người Việt là gì ? ( Tham khảo )

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã chỉ ra 10 đặc tính căn bản của người Việt.
  1.  Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
  2.  Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
  3. Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
  4. Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.
  5. Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).
  6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
  7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương).
  8. Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
  9. Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
  10. Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc)
 ---------------------------------------------------------- 
 Bản dịch của trang tin Đại học văn hoá Hà Nội

3 nhận xét:

  1. Những nghiên cứu này của thế giới về đặc tính người Việt khá công phu,khách quan và rất sát với thực tiễn; dĩ nhiên chưa thể bao quát hết. Điều đáng nói ở đây là : với người dân thường, những yếu kém nói trên ít gây hậu quả xấu cho xã hội; còn với thành phần lãnh đạo thì vô vàn thiệt hại do tính xấu của họ gây ra luôn rất khủng khiếp. Tôi chỉ đơn cử một tính xấu đã và đang làm mất mát nhiều tiền của của nhân dân. Đó là thói "thích sĩ diện, phô trương". Theo dõi thời sự gần đây, các ngành các cấp, các giới ,cả TW cả địa phương đều đang nỗ lực hết mình tổ chức rất hoành tráng tốn kém các ngày lễ thành lập,lễ trao tặng huân huy chương giải thưởng, danh hiệu tùm lum tà la; kinh phí dĩ nhiên lấy từ ngân sách. Không biết có ai theo dõi đánh giá xem hiệu quả thực sự của những loại hoạt động này đến đâu, hay chỉ là dịp để phô trương thành tích dớm để được lấy tiền thật chia nhau. Có anh lái xe cơ quan nọ nói với chúng tôi: mỗi lần làm lễ kiểu đó, họ kiếm hàng dăm trăm triệu là thường, bác ạ. Không khéo ngân sách cạn tiền vì ..các loại lễ lạt tương tự kiều này...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Ngọc Hùnglúc 11:42 28 tháng 10, 2015

      Hưởng ứng nhận xét của Cụ Kivi, tôi xin bổ sung câu châm ngôn của ông bà ta để lại: "Của người phúc ta". Cái chuyện "đua nhau hoàng tráng" chỉ là sài tiền chùa thôi. Hoặc là kiếm cớ chi ra để thu về gấp bội, như khi đương chức thì tranh thủ cưới vợ gả chồng cho con cái để thu tiền mừng; mong sao cha mẹ già chết khi mình còn đương chức để "hưởng" tiền phúng điếu... Thiếu gì hình ảnh các quan "vi hành" tặng quà nọ kia, ghi rõ tên và chức vụ của quan, cho bàn dân thiên hạ, nhưng thực ra là tiền... ngân sách...

      Xóa