'TRUNG QUỐC ĐE DỌA AN NINH HÀNG HẢI'
Ông Sang đã tới thăm trụ sở chính của hãng này ở New York hồi đầu tuần.
Chủ
tịch nói với AP hôm thứ Hai 28/9 rằng việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở
Biển Đông vi phạm luật quốc tế và đe dọa an ninh hàng hải.
Ông Sang cũng kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Hà Nội.
Ông
nói rằng sẽ chứng minh với thế giới rằng quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đã
bình thường hóa hoàn toàn, 40 năm sau khi kết thúc cuộc chiến.
Ông phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng AP giữa lúc nguyên thủ các nước nhóm họp tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Hai
nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ anh em lâu đời
nhưng căng thẳng đã dâng cao về việc khai thác dầu trong vùng biển tranh
chấp, và Trung Quốc tiến hành bồi đắp đất quy mô lớn các bãi đá chìm
tại Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.
‘Hiển nhiên và dễ hiểu’
''Biển
Đông thực sự là một điểm nóng của khu vực và thế giới trong thời điểm
này. Năm ngoái, Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp đất quy mô lớn tại các
bãi đá nửa chìm nửa nổi để biến chúng thành các đảo lớn hơn'', ông Sang
cho biết, dùng tên Biển Đông thay cho biển Hoa Nam.
''Chúng tôi
tin rằng những động thái của Trung Quốc vi phạm luật quốc tế, đi ngược
lại Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển và trái với Tuyên bố Ứng xử
Biển Đông Asean đạt được năm 2002”, ông tuyên bố.
Chủ tịch cho
biết mối quan ngại của Hà Nội và các nước Đông Nam Á là ‘hiển nhiên và
dễ hiểu’ vì hành động của Bắc Kinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn
hàng hải và an ninh Biển Đông.
Ông Sang nói môi trường hòa bình là
yếu tố quan trọng để thực thi các mục tiêu phát triển bền vững mới vừa
đạt được đồng thuận tại Liên Hiệp Quốc.
Tại Washington tuần trước,
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc có “quyền bảo vệ
chủ quyền của mình'' ở biển Hoa Nam, nơi Việt Nam, Philippines, Đài
Loan, Brunei và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền các đảo nhỏ và các
rạn san hô.
Trong hơn một năm qua, Trung Quốc đã bồi đắp khoảng
1.200 ha bằng cách nạo vét cát từ đáy đại dương và đang xây dựng đường
băng và các cơ sở khác mà Hoa Kỳ quan ngại là có thể dùng cho mục tiêu
quân sự.
Trong khi mạnh mẽ lên án Trung Quốc, Chủ tịch Việt Nam đã
dành những ngôn từ nồng ấm cho Hoa Kỳ, mong muốn có thêm bước tiến để
siết chặt quan hệ.
''Thời điểm Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí
hoàn toàn cho Việt Nam sẽ gửi một tín hiệu cho toàn thế giới rằng quan
hệ Hoa Kỳ-Việt Nam sẽ được bình thường hóa toàn diện và sẽ không còn ngờ
vực giữa hai nước”, ông Sang nói.
Ông nói thêm rằng chuyến thăm
dự kiến của Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam cuối năm nay sẽ giúp
củng cố quan hệ đối tác toàn diện giữa hai cựu thù mà đôi bên chính thức
đạt được trong chuyến công du Hoa Kỳ năm 2013 của ông.
'Tiếp tục thảo luận'
Tháng
10/2014, Washington loan báo cho phép bán vũ khí, trên cơ sở từng
trường hợp cụ thể, như một cách nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí cho Việt
Nam từ năm 1975, nhằm giúp Hà Nội tăng cường khả năng bảo vệ an ninh
hàng hải.
Tuy nhiên, chính quyền Obama khẳng định Hà Nội phải cải
thiện thành tích nhân quyền để quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam được phát huy
toàn diện.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng yêu cầu Hà Nội phải điều
chỉnh các vi phạm nhân quyền trước khi Hà Nội có thể được hưởng lợi từ
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đang đàm phán.
Việt Nam là một trong 12 quốc gia đang thương thảo hiệp định gần như sắp hoàn tất này.
Chủ tịch bày tỏ sẵn sàng tiếp tục thảo luận với Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền.
Ông
nói Hiến pháp Việt Nam giờ đây có bao gồm một chương về bảo vệ nhân
quyền và việc thực thi sẽ được tiến hành trong ‘vài năm tới’ để các
quyền đó thật sự được áp dụng ‘trên thực tế.’
Các tổ chức nhân
quyền vẫn chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam. Trong khi một số
điều kiện đã được cải thiện như việc xóa sổ các trại cải tạo sau chiến
tranh, thành tích nhân quyền vẫn còn nghèo nàn về quyền tự do ngôn luận
và các chính phủ không khoan dung với những nhà bất đồng chính kiến.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đến cuối năm 2014, Việt Nam đang giam giữ khoảng 125 tù nhân chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét