Tổng thống Mỹ Barack Obama hành động sau khi nhận ra thiện chí của Washington không có được sự hợp tác của Bắc Kinh
Hải quân Mỹ ngày 27-10 đã phái tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS
Lassen tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn
thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là 2 trong số 7 nơi Trung Quốc cho bồi đắp
phi pháp để biến thành đảo nhân tạo.
Mới chỉ dạo đầu
Hộ tống con tàu lớp Arleigh Burke nói trên - được đánh giá là một trong những loại tàu chiến hiện đại và mạnh mẽ nhất của Hải quân Mỹ - còn có 2 máy bay tuần tra. báo Washington Times dẫn lời một quan chức Quân sự cấp cao cho biết cuộc tuần tra bắt đầu lúc 6 giờ 4 phút (giờ Việt Nam) và “hoàn tất một cách suôn sẻ” trưa cùng ngày. Theo trang tin quân sự Navy Times, một tàu hải quân Trung Quốc theo dõi tàu USS Lassen trước khi nó bắt đầu cuộc tuần tra. Tuy nhiên, điều này không có gì bất thường bởi USS Lassen vẫn bị đeo bám khi tuần tra ở biển Đông những ngày trước đó.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Washington không thông báo trước sứ mệnh tuần tra mang thông điệp mạnh này cho Bắc Kinh. Giới chức Mỹ cũng khẳng định đây sẽ là hoạt động thường xuyên, chứ không phải sự kiện chỉ xảy ra một lần. Ông Taylor Fravel, chuyên gia về hàng hải Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), nhận định đây có thể là cuộc đối đầu “đình đám nhất” giữa Mỹ và Trung Quốc, qua đó cho thấy Mỹ không công nhận những tuyên bố chủ quyền sai trái của Trung Quốc ở biển Đông.
Ngay trong ngày 27-10, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại triệu Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Max Baucus để phản đối cuộc tuần tra nói trên. Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng khá gay gắt khi người phát ngôn Lục Khang nhấn mạnh: “Các nhà chức trách liên quan đã giám sát, theo sau và cảnh báo USS Lassen”. Ông này nói thêm Bắc Kinh cực kỳ bất mãn với hành động của Mỹ nhưng từ chối trả lời về ý định đáp trả bằng quân sự. Ngoại trưởng Vương Nghị cũng khuyên Mỹ nên suy nghĩ kỹ càng, không hành động mù quáng hoặc gây chuyện. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vẫn im hơi lặng tiếng.
Hết kiên nhẫn
Trái ngược với thái độ bất mãn của Trung Quốc, Philippines hoan nghênh cuộc tuần tra của Mỹ, đồng thời kêu gọi cộng đồng Quốc tế cần ủng hộ việc duy trì tự do hàng không và hàng hải. Malaysia và Đài Loan cùng chung quan điểm cần giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh hải một cách hòa bình và thỏa đáng. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne cho biết Canberra không tham gia vào hoạt động hiện nay của Mỹ ở biển Đông nhưng ủng hộ chính sách tiến hành chiến dịch tự do hàng hải. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga từ chối bình luận về cuộc tuần tra của Mỹ nhưng khẳng định: “Cộng đồng quốc tế cùng hợp tác để bảo vệ tự do và hòa bình trên biển là điều cực kỳ quan trọng”.
Theo tiết lộ của báo Nikkei (Nhật Bản), quyết định đưa tàu tuần tra vào “vùng cấm địa” ở biển Đông đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama bật đèn xanh ngay sau bữa tối “thân mật” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng hôm 24-9. Các quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ khẳng định kế hoạch tuần tra vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở biển Đông đã có từ tháng 6 nhưng Tổng thống Obama vẫn trông chờ kết quả tích cực tại cuộc gặp với ông Tập. Chứng kiến lời hối thúc Bắc Kinh chấm dứt quân sự hóa các đảo nhân tạo chỉ nhận được sự thờ ơ của ông Tập, tổng thống Mỹ lập tức yêu cầu trợ lý thân cận liên lạc với Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương và gật đầu thông qua cuộc tuần tra. Chiến lược gia quân sự nổi tiếng của Mỹ Edward Luttwak cho rằng ông Obama đã nhận ra Bắc Kinh không đáp lại thiện chí của Washington.
Ở phạm vi rộng hơn, theo báo The Wall Street Journal (Mỹ), động thái trên còn khởi đầu một “cuộc tranh đua công khai” để có chỗ đứng tại tuyến giao thương hàng hải quan trọng, kết nối vùng Trung Đông giàu dầu mỏ với những nền kinh tế hùng mạnh ở Tây Thái Bình Dương. Ngay cả khi không có nhiều giá trị quân sự thì những đảo nhân tạo nói trên được xem là biểu tượng cho nỗ lực của Bắc Kinh nhằm “lật đổ” trật tự hiện nay do Washington đứng đầu tại khu vực. Trong khi đó, Mỹ đặt cược không ít vào chiến lược biển Đông của mình: tương lai như một cường quốc biển tại châu Á - Thái Bình Dương; uy tín trong cam kết bảo vệ các đồng minh đang lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc; nguyên tắc giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng luật pháp quốc tế, không phải sự ép buộc.
“Câu hỏi 64.000 USD” cho Trung Quốc
Cuộc đối đầu Mỹ - Trung ở biển Đông vừa sang bước ngoặt quan trọng sau khi Washington đưa tàu khu trục USS Lassen vào vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở biển Đông. Bằng bước đi này, Mỹ đã không còn nói suông mà bắt đầu thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông bằng hành động quân sự. Theo báo The Wall Street Journal, cuộc tuần tra nói trên phát đi thông điệp cứng rắn và rõ ràng rằng tàu thuyền và máy bay Mỹ sẽ hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như lời Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter.
Ông Ian Storey, chuyên gia về biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định việc Mỹ điều một tàu khu trục tên lửa dẫn đường, thay vì tàu nhỏ hơn, phát đi thông điệp rõ ràng rằng nước này rất nghiêm túc trong vấn đề biển Đông. “Quan trọng không kém, họ muốn nói rằng sẽ có thêm những cuộc tuần tra như thế nên “câu hỏi 64.000 USD” (câu hỏi mấu chốt) lúc này là Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao trước động thái của Mỹ” - ông Storey nói với báo The Guardian. Ông Rory Medcalf, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng An ninh quốc gia thuộc Trường ĐH Quốc gia Úc, cũng cho rằng Washington muốn Bắc Kinh xem lại suy nghĩ “Mỹ không được chào đón ở biển Đông”.
Theo chuyên gia Ankit Panda của tờ Diplomat (Nhật Bản), việc Mỹ lựa chọn Vành Khăn và Xu Bi, 2 bãi đá vốn ngập hoàn toàn dưới nước biển, để tuần tra trong khu vực 12 hải lý là một động thái rất khôn ngoan. Theo điều 121 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, chỉ các đảo tự nhiên có hoạt động của con người và hoạt động kinh tế mới được hưởng vùng lãnh hải 12 hải lý. Do đó, việc mở rộng bồi đắp không mang lại quy chế lãnh hải cho bất kỳ thực thể nào. Và đó cũng là lý do Trung Quốc sẽ đuối lý nếu muốn vu vạ tàu Mỹ “xâm phạm lãnh hải”.
Không chỉ yếu về lý, tiềm lực còn hạn chế so với Mỹ cũng khiến Trung Quốc khó lòng triển khai hoạt động quân sự đáp trả, theo Giám đốc chương trình an ninh quốc tế của Viện Lowy (Úc) Euan Graham. Tương tự, ông Michael Green, cựu chuyên gia của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, nhận định với trang Foreign Policy: “Đối đầu quân sự sẽ là một thảm họa trong lúc tình hình kinh tế của Trung Quốc đang tồi tệ”.
Tuy nhiên, vẫn còn lá bài “chủ nghĩa dân tộc” khó lường trong canh bạc của Trung Quốc ở biển Đông, theo chuyên gia Storey. “Sẽ khó có chuyện Chủ tịch Tập Cận Bình chịu ngồi yên, nhất là khi dư luận trong nước trở nên kích động mạnh. Trung Quốc không thể không phản ứng. Chủ nghĩa dân tộc sẽ buộc họ có phản ứng mạnh mẽ” - ông Storey cảnh báo.
Theo nhiều chuyên gia, nếu không chịu làm ngơ, Trung Quốc có thể dùng máy bay, tàu tuần duyên hoặc cả tàu cá để cản trở tàu Mỹ. Trong trường hợp xấu nhất, Bắc Kinh sẽ điều động tàu chiến, chiến đấu cơ đối đầu trực diện và yêu cầu Mỹ rời “vùng biển của Trung Quốc”.
Dù khả năng xảy ra một cuộc xung đột Mỹ - Trung ở biển Đông là không cao thì vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc tính toán sai nếu tàu chiến 2 nước đi lại quá gần nhau quanh những đảo nhân tạo nói trên. Nếu kịch bản này xảy ra, Trung Quốc sẽ có nhiều thứ để mất. Phần lớn lượng dầu và nguyên liệu thô nhập khẩu của nước này được vận chuyển qua biển Đông. Ngoài ra, Bắc Kinh cần đến thiện chí của các nước láng giềng để giúp sáng kiến mở rộng các tuyến giao thương đến châu Âu được diễn ra suôn sẻ.
Hoàng Phương
Mới chỉ dạo đầu
Hộ tống con tàu lớp Arleigh Burke nói trên - được đánh giá là một trong những loại tàu chiến hiện đại và mạnh mẽ nhất của Hải quân Mỹ - còn có 2 máy bay tuần tra. báo Washington Times dẫn lời một quan chức Quân sự cấp cao cho biết cuộc tuần tra bắt đầu lúc 6 giờ 4 phút (giờ Việt Nam) và “hoàn tất một cách suôn sẻ” trưa cùng ngày. Theo trang tin quân sự Navy Times, một tàu hải quân Trung Quốc theo dõi tàu USS Lassen trước khi nó bắt đầu cuộc tuần tra. Tuy nhiên, điều này không có gì bất thường bởi USS Lassen vẫn bị đeo bám khi tuần tra ở biển Đông những ngày trước đó.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Washington không thông báo trước sứ mệnh tuần tra mang thông điệp mạnh này cho Bắc Kinh. Giới chức Mỹ cũng khẳng định đây sẽ là hoạt động thường xuyên, chứ không phải sự kiện chỉ xảy ra một lần. Ông Taylor Fravel, chuyên gia về hàng hải Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), nhận định đây có thể là cuộc đối đầu “đình đám nhất” giữa Mỹ và Trung Quốc, qua đó cho thấy Mỹ không công nhận những tuyên bố chủ quyền sai trái của Trung Quốc ở biển Đông.
Ngay trong ngày 27-10, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại triệu Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Max Baucus để phản đối cuộc tuần tra nói trên. Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng khá gay gắt khi người phát ngôn Lục Khang nhấn mạnh: “Các nhà chức trách liên quan đã giám sát, theo sau và cảnh báo USS Lassen”. Ông này nói thêm Bắc Kinh cực kỳ bất mãn với hành động của Mỹ nhưng từ chối trả lời về ý định đáp trả bằng quân sự. Ngoại trưởng Vương Nghị cũng khuyên Mỹ nên suy nghĩ kỹ càng, không hành động mù quáng hoặc gây chuyện. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vẫn im hơi lặng tiếng.
Tàu khu trục
tên lửa dẫn đường USS Lassen được đánh giá là một trong những loại tàu
chiến hiện đại và mạnh mẽ nhất của Hải quân MỹẢnh: REUTERS
Hết kiên nhẫn
Trái ngược với thái độ bất mãn của Trung Quốc, Philippines hoan nghênh cuộc tuần tra của Mỹ, đồng thời kêu gọi cộng đồng Quốc tế cần ủng hộ việc duy trì tự do hàng không và hàng hải. Malaysia và Đài Loan cùng chung quan điểm cần giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh hải một cách hòa bình và thỏa đáng. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne cho biết Canberra không tham gia vào hoạt động hiện nay của Mỹ ở biển Đông nhưng ủng hộ chính sách tiến hành chiến dịch tự do hàng hải. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga từ chối bình luận về cuộc tuần tra của Mỹ nhưng khẳng định: “Cộng đồng quốc tế cùng hợp tác để bảo vệ tự do và hòa bình trên biển là điều cực kỳ quan trọng”.
Theo tiết lộ của báo Nikkei (Nhật Bản), quyết định đưa tàu tuần tra vào “vùng cấm địa” ở biển Đông đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama bật đèn xanh ngay sau bữa tối “thân mật” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng hôm 24-9. Các quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ khẳng định kế hoạch tuần tra vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở biển Đông đã có từ tháng 6 nhưng Tổng thống Obama vẫn trông chờ kết quả tích cực tại cuộc gặp với ông Tập. Chứng kiến lời hối thúc Bắc Kinh chấm dứt quân sự hóa các đảo nhân tạo chỉ nhận được sự thờ ơ của ông Tập, tổng thống Mỹ lập tức yêu cầu trợ lý thân cận liên lạc với Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương và gật đầu thông qua cuộc tuần tra. Chiến lược gia quân sự nổi tiếng của Mỹ Edward Luttwak cho rằng ông Obama đã nhận ra Bắc Kinh không đáp lại thiện chí của Washington.
Ở phạm vi rộng hơn, theo báo The Wall Street Journal (Mỹ), động thái trên còn khởi đầu một “cuộc tranh đua công khai” để có chỗ đứng tại tuyến giao thương hàng hải quan trọng, kết nối vùng Trung Đông giàu dầu mỏ với những nền kinh tế hùng mạnh ở Tây Thái Bình Dương. Ngay cả khi không có nhiều giá trị quân sự thì những đảo nhân tạo nói trên được xem là biểu tượng cho nỗ lực của Bắc Kinh nhằm “lật đổ” trật tự hiện nay do Washington đứng đầu tại khu vực. Trong khi đó, Mỹ đặt cược không ít vào chiến lược biển Đông của mình: tương lai như một cường quốc biển tại châu Á - Thái Bình Dương; uy tín trong cam kết bảo vệ các đồng minh đang lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc; nguyên tắc giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng luật pháp quốc tế, không phải sự ép buộc.
Ảnh
chụp hoạt động cải tạo phi pháp của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn vào
tháng 5-2015 do quân đội Philippines công bốẢnh: REUTERS
“Câu hỏi 64.000 USD” cho Trung Quốc
Cuộc đối đầu Mỹ - Trung ở biển Đông vừa sang bước ngoặt quan trọng sau khi Washington đưa tàu khu trục USS Lassen vào vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở biển Đông. Bằng bước đi này, Mỹ đã không còn nói suông mà bắt đầu thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông bằng hành động quân sự. Theo báo The Wall Street Journal, cuộc tuần tra nói trên phát đi thông điệp cứng rắn và rõ ràng rằng tàu thuyền và máy bay Mỹ sẽ hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như lời Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter.
Ông Ian Storey, chuyên gia về biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định việc Mỹ điều một tàu khu trục tên lửa dẫn đường, thay vì tàu nhỏ hơn, phát đi thông điệp rõ ràng rằng nước này rất nghiêm túc trong vấn đề biển Đông. “Quan trọng không kém, họ muốn nói rằng sẽ có thêm những cuộc tuần tra như thế nên “câu hỏi 64.000 USD” (câu hỏi mấu chốt) lúc này là Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao trước động thái của Mỹ” - ông Storey nói với báo The Guardian. Ông Rory Medcalf, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng An ninh quốc gia thuộc Trường ĐH Quốc gia Úc, cũng cho rằng Washington muốn Bắc Kinh xem lại suy nghĩ “Mỹ không được chào đón ở biển Đông”.
Theo chuyên gia Ankit Panda của tờ Diplomat (Nhật Bản), việc Mỹ lựa chọn Vành Khăn và Xu Bi, 2 bãi đá vốn ngập hoàn toàn dưới nước biển, để tuần tra trong khu vực 12 hải lý là một động thái rất khôn ngoan. Theo điều 121 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, chỉ các đảo tự nhiên có hoạt động của con người và hoạt động kinh tế mới được hưởng vùng lãnh hải 12 hải lý. Do đó, việc mở rộng bồi đắp không mang lại quy chế lãnh hải cho bất kỳ thực thể nào. Và đó cũng là lý do Trung Quốc sẽ đuối lý nếu muốn vu vạ tàu Mỹ “xâm phạm lãnh hải”.
Không chỉ yếu về lý, tiềm lực còn hạn chế so với Mỹ cũng khiến Trung Quốc khó lòng triển khai hoạt động quân sự đáp trả, theo Giám đốc chương trình an ninh quốc tế của Viện Lowy (Úc) Euan Graham. Tương tự, ông Michael Green, cựu chuyên gia của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, nhận định với trang Foreign Policy: “Đối đầu quân sự sẽ là một thảm họa trong lúc tình hình kinh tế của Trung Quốc đang tồi tệ”.
Tuy nhiên, vẫn còn lá bài “chủ nghĩa dân tộc” khó lường trong canh bạc của Trung Quốc ở biển Đông, theo chuyên gia Storey. “Sẽ khó có chuyện Chủ tịch Tập Cận Bình chịu ngồi yên, nhất là khi dư luận trong nước trở nên kích động mạnh. Trung Quốc không thể không phản ứng. Chủ nghĩa dân tộc sẽ buộc họ có phản ứng mạnh mẽ” - ông Storey cảnh báo.
Theo nhiều chuyên gia, nếu không chịu làm ngơ, Trung Quốc có thể dùng máy bay, tàu tuần duyên hoặc cả tàu cá để cản trở tàu Mỹ. Trong trường hợp xấu nhất, Bắc Kinh sẽ điều động tàu chiến, chiến đấu cơ đối đầu trực diện và yêu cầu Mỹ rời “vùng biển của Trung Quốc”.
Dù khả năng xảy ra một cuộc xung đột Mỹ - Trung ở biển Đông là không cao thì vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc tính toán sai nếu tàu chiến 2 nước đi lại quá gần nhau quanh những đảo nhân tạo nói trên. Nếu kịch bản này xảy ra, Trung Quốc sẽ có nhiều thứ để mất. Phần lớn lượng dầu và nguyên liệu thô nhập khẩu của nước này được vận chuyển qua biển Đông. Ngoài ra, Bắc Kinh cần đến thiện chí của các nước láng giềng để giúp sáng kiến mở rộng các tuyến giao thương đến châu Âu được diễn ra suôn sẻ.
Hoàng Phương
--------------------------------------------------------
Nguồn : Báo Mới.me (27/10/2015 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét