Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

VIỆT NAM BAO GIỜ CÓ CHÍNH KHÁCH ?

Mình cho rằng, ở VN sau thế hệ các nhà lãnh đạo tầm Nguyễn Cơ Thạch không có ai được xem là chính khách.. 2 thập niên rồi, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta hầu hết là đôn lên từ cán bộ phong trào hay quân đội. Những vị này về mặt chuyên môn thì bằng cấp đầy mình, tuy thực hư ra sao chưa tính. Về trình độ chính trị thì Trung, Cao cấp đấy nhưng chỉ học mỗi Chủ nghĩa Mác-Lê và Lịch sử Đảng (CSLX và CSVN) , mà chính khách không chỉ đơn giản là có bằng cấp và có quá trình công tác ở cơ sở. Điều này gần đây đã được một số quan chức đã "hạ cánh an toàn" công khai nêu ra, trong đó có cụ Vũ Mão K5 chúng ta .Bài trả lời Phóng vấn báo chí của cụ Bấm tại đây  rất hay, lại được tòa soạn giật tít lời cụ phát vấn:" Bộ trưởng Bộ Y tế có phải là chính khách ?". Thì ra cụ đề cập đến vụ bà Tiến Bộ trưởng bộ Y tế đi công cán qua Quảng Trị mà không đến thăm hỏi, an ủi gia đình 3 cháu sơ sinh vừa qua đời vì "lính " của ngành bà tiêm vac-xin ở huyện Hướng Hóa .. Thực ra trước đó TS Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đã viết trên báo rằng " BT Tiến bỏ cơ hội trở thành chính khách?"
Vậy là theo ông Sĩ Dũng thì bà Tiến đã dại dột " bỏ cơ hội trở thành chính khách". Còn ông Vũ Mão chín chắn hơn, đặt vấn đề bà Tiến "có phải là chính khách ?". Mình thấy nên khẳng định : Nữ GS.TS. Thày thuốc nhân dân. UVTW Đảng, BT Bộ Y tế Nguyễn thị Kim Tiến " Không phải là chính khách ". Không nên nghĩ như ông Sĩ Dũng. Chả lẽ chỉ cần chớp "cơ hội" tạt qua vấn an xin lỗi 3 gia đình có con vừa qua đời  mà bà Tiến trở thành Chính khách hay sao? Xin lỗi, cùng lắm thì bà ta chỉ có thể trở thành diễn viên đóng kịch được thôi. Cho nên mình thích cách đặt vấn đề của cụ Vũ Mão. Từ vụ việc của bà BT Tiến, cụ Mão đã nêu ra vấn đề rộng hơn về chính sách chọn lựa và đào tạo nhân tài để nước ta mau chóng có 1 đội ngũ thực sự chính khách giữ trọng trách rường cột quốc gia. Nếu không thì VN chỉ có thể "đẻ" ra các " công chức cấp cao" như mấy vị dưới đây mà thôi:


1. Đóng phí giao thông thể hiện lòng yêu nước

Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải Đinh La Thăng.
Chiều tối 3/4, sau cuộc họp thường kỳ tại Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã dành cho báo chí hơn 1 giờ để "nói cho rõ hơn" về các loại phí mà cơ quan này đề xuất thu của người dân đi ô tô, xe máy. Bộ trưởng cho rằng: "Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào"(!?)
Cụ thể khi trả lời câu hỏi về ý kiến cho rằng ông có quyết tâm nhưng việc làm, giải pháp hơi nóng vội?
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay: Hiện nay miền núi người dân vẫn phải bỏ tiền làm đường cùng với Nhà nước. Nên tôi nghĩ những người đi ôtô Nhà nước lo nhiều hơn, phải học tập. Đóng góp để Nhà nước làm hạ tầng là hợp lý. Đa số người có ôtô sẽ ủng hộ việc này.
Vì sau đó họ đi đường tốt hơn, thuận lợi hơn, thời gian nhanh và chi phí xăng dầu ít hơn. Đúng là nó có thể chưa hoàn toàn khách quan, chưa hoàn toàn công bằng, nhưng người đi ôtô đóng góp là sự tự hào, hạnh phúc, là yêu nước”.
2. "Tôi có bảo bối bảo vệ mình"
Ông Trần Xuân Giá trước khi bị khởi tố
Ngày 21/9, trước khi bị khởi tố ông Trần Xuân Giá nói rằng ông có bảo bối bảo vệ mình.
Ông nói: "Bảo bối của tôi hiện nay là cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm. Tôi là “cha đẻ” của Luật Doanh nghiệp nên tôi có thể nói đấy là quy định tiến bộ nhất, là “đứa con” sung sướng nhất cả cuộc đời làm việc, tuy nó chưa hoàn chỉnh, còn phải hoàn thiện".
Trước năm 1989 khi Luật Doanh nghiệp chưa ra đời, người dân làm bất kỳ việc gì miễn là nhà nước cho phép, còn sau đó, thì được phép làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm.
3. "Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa"
Đại biểu QH Đặng Thành Tâm
Ngày 30/10, ngày thứ hai trở lại Quốc hội, ĐB Đặng Thành Tâm trả lời báo chí một số vấn đề về tình hình kinh tế và tập đoàn của mình
Ông Tâm nói: "Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa. Không phải mình tôi đâu, những anh khác nằm trong danh sách giàu nhất nhì sàn chứng khoán cũng ước mơ như vậy đấy. Ngày xưa làm ít, nợ ít, không canh cánh nỗi lo nợ nần. Ước như thế chả khác nào bảo mình trở về với máng lợn sứt mẻ, nhưng máng đó là của mình còn tốt hơn sống trong lâu đài xa hoa nhưng không phải của mình, lại canh cánh nỗi lo".
4. 'Xin nhận một nửa giải Nobel'

Thống đốc NHNN Nguyễn văn Bình
Ngày 13/11, trả lời chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch về sự điều hành kém cỏi của ngành ngân hàng trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng, ổn định tỷ giá và câu chuyện quản lý vàng (tại kỳ họp thứ IV quốc hội khóa XIII), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng: “Người ta tìm ra bộ ba bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel. Vậy mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được một trong hai”.
6. "Hãy gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì cho tôi"
BT Bộ Y tế Nguyễn thị Kim Tiến
"Bệnh nhân và người nhà hãy dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh, gửi cho chúng tôi"
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra giải pháp hạn chế tiêu cực trong bệnh viện trong phiên trả lời chất vấn ngày 14/11 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII.
Gần đây nhất là vụ tiêm Vac-xin làm 3 trẻ sơ sinh tử vong bà Bộ Trưởng chỉ đạo kiểm điểm như sau : “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ  thuật..” ( Vừa tức vừa buồn vừa cười ! Ôi chính khách VN thời @ )

5 nhận xét:

  1. Làm chính khách thật khó!
    ( Tương Lai, 22/07/2011 11:49 )
    Chính khách là người làm chính trị, mà “chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính”. Đấy là lời Khổng tử trả lời Quý Khang Tử.
    * Tôi nghĩ: Chính khách trước hết phải có tâm đức-vì cộng đồng, có tầm cỡ năng lực để đáp ứng công việc, có nhân cách và cả dũng khí,tự trọng , biết liêm sĩ, trách nhiệm và cả phản ứng, ứng xử kịp thời. Bộ trưởng K.Tiến đầu tiên là đã chưa thể hiện tấm lòng ,tiếp đến là ứng xử chẳng những không kịp thời mà quá mờ nhạt, sau nữa là trách nhiệm mơ hồ, rõ ràng không là chính khách mà chỉ là công chức hay cán bộ cấp cao, nặng nề trì trệ hành chính ! Ô.Sĩ Dũng và cụ Vũ Mão phát biểu còn nhẹ nhàng có phần dè dặt đối với vị nữ Bộ trưởng này. Có thể các danh hiệu của vị GSTS TTND của bà Tiến đều chuẩn thì Bộ trưởng Tiến vẫn không là chính khách.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ** Xem thêm: O TIẾN NÈ ! của Nguyễn Quang Vinh (Cu Vinh khoai lang) "Ai tham mưu cho O mà dại thế ! ..." (28-7-2013)

      Xóa
    2. Cám ơn cụ TB FIOHAN đã bày tỏ quan điểm. Tôi nhất trí với cụ, nhưg tôi nghĩ ở VN, nếu còn theo thể chế này thì khó sản sinh ra được "chính khách", bởi ngoài các tiêu chuẩn, phẩm chất như cụ nói ra, còn phải có cái phẩm chất gì đó...nó là cái bản lĩnh, cái năng khiếu, cái cha mẹ sinh ra hay nói khác là cái Trời cho. Nhưng ở ta , nguyên tắc " Lãnh đạo tập thể", chịu trách nhiệm cũng tấp thể, vai trò quyền lực cá nhân rất mờ nhạt (thậm chí bị triệt tiêu) thì liệu vị công chức cao cấp này có đủ bản lĩnh để mà-trong các trường hợp ứng đối quan trọng, có được các chữ "tự" như : Tự chủ, tự trọng, tự tôn, tự quyết để tự chịu trách nhiệm với lời nói của mình ?(Tất nhiên không được tự cao tự đại, tự mãn, tự tung tự tác v.v...dẫn đến tự tử về chính trị !).VN có nhiều người hiền tài, nhưng không có cơ hội vượt qua cửa ải này để "hóa Rồng" (chính khách). Có câu chuyện "dân gian" truyền miệng, kể: cụ XYZ snag nước nọ làm khách, 2 bên chủ khách nói chuyện tay đôi, trong lúc chủ nhà nói cười thoải mái thì ông khách giữ thế thủ, lúc cần đáp lời thì rút tờ giấy trong túi ra ...đọc. Về nhà con cháu trách, ba sợ gì mà có mấy câu xã giao cũng phải mở giấy ra đọc ? Người cha cười, trả lời, Tau sợ chó gì lão ấy! Tau sợ là sợ mấy cha đi cùng đoàn kia kìa ! Nhầm 1 chữ là kiểm thảo mệt nghỉ con ơi !

      Xóa
  2. Ở nước VNDCCH từng có thời có chính khách; giờ thì thôi rồi chỉ còn trú khách hoặc chú khách thôi.

    Trả lờiXóa