Với quan điểm quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất chưa
hẳn đã có chất lượng sống tốt nhất, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế (OECD) mới đây đã công bố Chỉ số cuộc sống tốt hơn dựa trên
phân tích dữ liệu tại 34 quốc gia thông qua 11 bộ chỉ tiêu gồm: thu
nhập, nhà ở, việc làm, cộng đồng, giáo dục, môi trường, sự tham gia của
công chúng vào các vấn đề xã hội, y tế, sự hài lòng với cuộc sống, mức
độ an toàn và sự cân bằng công việc – cuộc sống.
Với mỗi chỉ tiêu lại có nhiều tiêu chí cụ thể khác, ví dụ bộ chỉ tiêu
việc làm sẽ bao gồm: tỷ lệ người dân có việc làm, thu nhập cá nhân, tỷ
lệ thất nghiệp dài hạn và mức độ ổn định của việc làm.
Thứ hạng của các quốc gia sẽ được xác định trên cơ sở điểm số của
từng tiêu chí trên thang điểm từ 1 (thấp nhất) đến 10 (cao nhất) và do
chính người dân các nước đó đánh giá.
Dưới đây là 10 quốc gia có thứ hạng cao nhất
10. Anh
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 23.047 USD
85% người dân Anh cho biết nhìn chung họ có trải nghiệm tích cực
(thấy thư thái, tự hào khi hoàn thành công việc, vui thích…) nhiều hơn
là tiêu cực (đau đớn, lo lắng, buồn chán…) mỗi ngày. Tỷ lệ này cao hơn
mức bình quân 80% của OECD.
Quốc gia này cũng có tuổi thọ bình quân cao, 81 tuổi, và 97% người dân khẳng định hài lòng với chất lượng nước.
9. Iceland
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 23.047 USD
Iceland có tỷ lệ sự tham gia của công chúng vào các vấn đề xã hội cao
khi 98% người dân tin rằng họ biết có người để trông cậy khi cần. 97%
người dân Iceland cũng cực kỳ hài lòng với chất lượng nguồn nước và là
nước có hàm lượng bụi trong không khí thấp hơn mức trung bình của các
quốc gia thành viên OECD.
8. Hà Lan
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 25.493 USD
Người dân tại Hà Lan chỉ phải làm việc trung bình 1379 giờ/năm, thấp
hơn khá nhiều mức bình quân 1776 giờ của OECD. Họ cũng xếp rất cao trong
Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế của OECD với số điểm 519, vượt
xa mức 497 bình quân của OECD.
7. Đan Mạch
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 24.682 USD
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 24.682 USD
Đan Mạnh là một trong những nước có mức độ hài lòng với cuộc sống cao
nhất với 89% dân số cho biết nhìn chung họ có trải nghiệm tích cực
nhiều hơn tiêu cực. Người Đan Mạch cũng biết cách cân bằng cuộc sống và
công việc khi chỉ 2% người lao động nói họ làm việc trong thời gian rất
dài, thấp hơn nhiều tỷ lệ trung bình 9% của OECD.
6. Mỹ
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 38.001 USD
Mỹ là nước có mức thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình cao
nhất với 38.000 USD/năm, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 23.000
USD/năm của OECD. Đây cũng là một trong những quốc gia có điều kiện nhà ở
tốt nhất, với các trang thiết bị cơ bản ở mức tốt, người dân nhìn chung
cảm thấy an toàn và có không gian riêng.
5. Thụy Sỹ
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 30.060 USD
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 30.060 USD
86% người trưởng thành tại Thụy Sỹ có bằng cấp tương đương tốt nghiệp
trung học phổ thông trong khi các sinh viên nước này đạt số điểm 517
trong Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế của OECD, cao hơn mức
trung bình 497.
Đây cũng là quốc gia có tuổi thọ bình quân cao ở mức 83 tuổi và 95% người dân cho biết hài lòng với chất lượng nước.
4. Na-uy
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 31.459 USD
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 31.459 USD
Tại Na-uy, cảm giác về tính cộng đồng và an toàn rất cao khi 93%
người dân tin họ biết ai đó có thể trông cậy được khi cần. Người dân
Na-uy cũng có sự cân bằng cao giữa công việc và đời sống khi chỉ 3% cho
biết họ có thời gian làm việc rất dài. Tỷ lệ trung bình của OECD là 9%.
3. Canada
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 28.194 USD
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 28.194 USD
Người Canada bình quân chỉ làm việc 1702 giờ/năm, thấp hơn mức bình quân của OECE với 72% dân số có công ăn việc làm.
Tỷ lệ người dân nước này đi bầu cử cũng không khác nhiều ở các tầng
lớp giàu và nghèo, cho thấy sự tham ra rộng rãi vào các định chế dân
chủ. Tỷ lệ cử tri đi bầu đối với 20% dân số giàu nhất là 63%, còn ở nhóm
20% dân số nghèo nhất cũng là 60%, một cách biệt thấp hơn nhiều khoảng
cách trung bình12% của OECD
2. Thụy Điển
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 26.242 USD
Được giáo dục tốt là cực kỳ quan trọng với người Thụy Điển khi
87% người dân trong độ tuổi 25 – 64 có bằng cấp tương đương tốt nghiệp
trung học phổ thông. Quốc gia này cũng xếp thứ hạng cao ở nhóm chỉ tiêu
về môi trường. 95% dân số nước này hài lòng với chất lượng nước.
1. Australia
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 28.884 USD
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 28.884 USD
Năm nay là năm thứ hai liên tiếp Australia được xếp hạng quốc gia
hạnh phúc nhất thế giới, và điều này cũng không có gì khó hiểu khi họ
xếp hạng rất cao ở các chỉ tiêu về y tế, sự tham gia của cộng động và
nhà ở.
Tuổi thọ trung bình của người Australia là 82, cao hơn mức bình quân của OECD 2 tuổi.
Tỷ lệ cử tri Australia đi bầu cử trong các cuộc bầu cử gần đây cũng
đạt tới 93%, vượt xa mức bình quân 72% tại các nước thành viên OECD.
Thanh Tùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét