Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

MỘT THÔNG TIN LẠ & THÚ VỊ

Các nhà nghiên cứu ở Indonesia tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Nhiều đoạn phim quảng bá du lịch cho đảo Sumatra đã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đã di cư đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau.

Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Ảnh: Cô dâu và chú rể người Minangkabau trong đám cưới.

Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Ảnh: Phụ nữ Minangkabau trong trang phục truyền thống.

Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những ngôi nhà mái cong vút như cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang.

Rumah Gadang được thiết kế theo kiểu giống nhà sàn, phần sàn nhà cách mặt đất độ gần 2m, bên trong được chia làm ba phần thông thoáng nhau không có vách ngăn cách, gian chính ngay giữa nhà là gian tiếp khách, còn lại là khu giường ngủ và bếp. Nhà kho chứa nông sản được xây cất riêng, cũng có mái cong như nhà chính.

Những ngôi nhà Rumah Gadang vừa là nơi cư trú, vừa là nơi gặp gỡ hội họp trong gia đình và tiến hành những hoạt động nghi thức cộng đồng. Chúng được truyền đời từ mẹ, sang con gái, và cứ thế nối tiếp đời nọ đến đời kia.

Một nét độc đáo khác thể hiện giá trị văn hóa đặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí được thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái. Nhà của trưởng làng – một phụ nữ – thường là ngôi nhà lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất.

Người Minangkabau có sự tích về kiểu kiến trúc “sừng trâu” của Rumah Gadang như sau: Ngày xưa có một mối bất hòa giữa người Minangkabau và người Java, và hai bên thỏa thuận chọi trâu để phân định. Người Java đưa ra một con trâu khổng lồ, trong khi người Minangkabau lại dùng một con nghé con, bị bỏ đói nhiều ngày và trên đầu buộc con dao sắc...

Khi vào trận con nghé đói tưởng trâu là mẹ mình, lập tức rúc vào bụng trâu để bú. Con trâu mộng đã bị hạ gục vì dao đâm thủng bụng, và người Minangkabau chiến thắng. Cũng theo sự tích này Minang nghĩa là chiến thắng, kabau là trâu.

Sự tích kể trên tương đồng gần như hoàn toàn với một giai thoại dân gian nổi tiếng của người Việt Nam về chuyện Trạng Quỳnh dùng nghé đấu với trâu chiến của sứ giả Trung Hoa. Phải chăng đây là hai dị bản của một câu chuyện đã có từ thời các cư dân Việt cổ?

Người Minangkabau ngày nay theo đạo Hồi, nhưng tín ngưỡng nguyên bản của họ là thuyết vật linh (thờ linh vật, tin rằng vạn vật có linh hồn). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thuyết vật linh là tín ngưỡng đầu tiên của dân tộc Việt, trước khi các đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật du nhập. Ảnh: Một điệu múa truyền thống của người Minangkabau.

Cư dân Minangkabau sinh sống bằng nghề trồng lúa từ lâu đời, và họ cũng có tục ăn trầu nhuộm răng cùng nhiếu nét văn hóa khác gần gũi với người Việt.

Các nhà nghiên cứu ở Indonesia cũng tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Nhiều đoạn phim quảng bá du lịch cho đảo Sumatra đã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đã di cư đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau.

Ngày nay có hơn 4 triệu người Minangkabau sinh sống tại tỉnh Tây Sumatra, trong khi có hơn 3 triệu người khác sinh sống rải rác tại nhiều thành thị của Indonesia và bán đảo Mã Lai. Nam giới Minangkabau nổi tiếng là những nhà kinh doanh giỏi do phải đi lập nghiệp xa và giao nhà cửa cho người phụ nữ quản lý.
Theo Kiến thức

7 nhận xét:

  1. Thú vị thật. Trông người dân ở đây khá văn minh. Phụ nữ có khuôn mặt xinh đẹp và ăn vận cũng đẹp! Em ấn tượng nhất là kiến trúc nhà có mái cong lạ mắt, tài tình. Nếu quả họ là người Việt thời Hai Bà Trưng thì...họ quả là may mắn khi không chịu 1000 năm bắc thuộc anh nhỉ!

    Trả lờiXóa
  2. Rất đáng tự hào. Cảm ơn các nhà nghiên cứu Indonesia. Sao các nhà sử học VN chưa lên tiếng?

    Trả lờiXóa
  3. Hay quá, lần đầu Lip được nghe. Cảm ơn bác.

    Trả lờiXóa
  4. Chắc các bạn còn nhớ, tôi đã đưa một bài về "Hậu duệ Hai bà Tưng"ở Indonesia, nhưng bài ấy tác giả chưa nói rõ ràng như bài này, ít hình ảnh minh hoạ. Rất tự hào về sự kiện này. Trông họ thông minh và đẹp.

    Trả lờiXóa

  5. Tự hào vì hậu duệ hai bà Trưng ở Indonesia vần giữ một số phong tục tập quán tốt đep của cha ông.Nhưng ngẫm kỹ thì thấy họ tạo ra một nền van hóa riêng độc lập,độc đáo không bị lai căng như người thuần Việt...(nói ra buồn lăm,văn hóa của minh nhìn đâu cũng thấy nó Tầu Tầu thế nao ấy?).

    Trả lờiXóa
  6. Con cháu bà Trưng có khác ! Toàn thấy các nữ Bloggers viết comment !

    Trả lờiXóa
  7. tộc người khơme của VN hiện giờ cũng là gốc người indonesia thì phải

    Trả lờiXóa