Người phiên dịch của Tổng thống Obama
đã bỏ qua ý quan trọng của ông về quan hệ 'đối tác toàn diện' với Việt
Nam khi dịch lời Tổng thống phát biểu với báo chí sau hội đàm với Chủ
tịch Trương Tấn Sang.
Nguyên văn lời ông Obama nói là:
"Nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng
và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác
toàn diện giữa hai nước.
"Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục."
Trong khi đó người phiên dịch (tiếng Việt giọng Nam) thuật lại: "Và do đó chúng tôi thấy có những bước mà chúng ta cần có sự tương kính lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau để có thể tiếp tục tìm một đối tác giữa hai nước.
"Điều đó sẽ giúp mở rộng những cái hợp tác trong những lĩnh vực khác ví dụ như là quân sự, về hậu quả thiên tai, khoa học và những cái vấn đề khác, lĩnh vực khác."
Những lời dịch này đã xuất hiện trong video chính thức của Nhà Trắng trên Bấm
YouTube.
Ngay từ hai câu đầu tiên người phiên dịch cũng đã có biểu hiện luống cuống và bỏ sót ý cho dù không nghiêm trọng như trong hai câu trên.
Mở đầu cuộc gặp ông Obama nói: "Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta."
Lời người phiên dịch tương ứng là: "Tôi rất hân hạnh chào đón Chủ tịch Sang đến đây trong cuộc họp đối thoại song phương. Điều này đã biểu tượng [ấp úng] biểu tượng cho cái sự hợp tác càng ngày càng mạnh mẽ giữa hai và những tiến bộ giữa hai nước.
Ông nói: "Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp
tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển phát
sinh ra thời gian qua ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á -
Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam
làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được
các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình
và công bằng."
Trong khi đó người phiên dịch rút gọn lại thành: "Chúng tôi đã xác định là sẽ tiếp tục hợp tác để giải quyết một số vấn đề hàng hải ở trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tôi hết sức tán thưởng những nỗ lực của Việt Nam làm việc với ASEAN để tiến tới một cái bản nguyên tắc COC để mà giải quyết vấn đề một cách ôn hòa và hòa bình."
Một vấn đề tế nhị khác giữa hai bên là nhân quyền mà ông Obama nói: "Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại."
Người phiên dịch thuật lại: "Cả hai hai bên chúng tôi đã có đã đặc biệt đề cập đến vấn đề nhân quyền và chúng tôi hiểu là trong tinh thần tương kính đó chúng tôi đã có nhắc đến cái vấn đề tự do về phát biểu, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội. Và đôi bên đã cam kết sẽ có những tiến bộ để giải quyết những thách thức đó."
So với phiên dịch của ông Obama, phiên dịch của
ông Trương Tấn Sang (tiếng Việt giọng Bắc) truyền đạt sát ý hơn khi
dịch sang tiếng Anh.
Mặc dù chỉ dịch sót chút ít nhưng người phiên dịch này đã nói 'I am sorry', 'Tôi xin lỗi' khi dịch nốt ý để sót vào lúc ông Sang đã bắt đầu nói sang câu mới.
Có lẽ ý duy nhất mà phiên dịch của ông Sang chuyển tải không hoàn toàn đúng là khi ông nói về nhân quyền, khiến người nghe bằng tiếng Anh có cảm giác ông Sang coi nhân quyền là hậu quả của chiến tranh để lại.
Người phiên dịch nói: "Chúng tôi cũng bàn về vấn đề hậu quả chiến tranh bao gồm cả vấn đề nhân quyền mà chúng tôi vẫn còn khác biệt về vấn đề này."
Nguyên văn của ông Sang là: "Về lãnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh chúng tôi cũng đã bàn bạc kỹ, kể cả vấn đề về con người mà ý kiến của hai nước chúng ta còn có những điểm khác biệt.
Nhưng khi ông Sang nói (nhầm?) rằng "phần lớn, người Việt gốc Mỹ hết sức thành đạt, kể cả hoạt động chính trị" thì người phiên dịch vẫn nói đúng ý ông định nói là "người Mỹ gốc Việt".
(BBC đã dịch lại và có phụ đề cho những gì ông Obama phát biểu trong video có ở đầu bài này.)
Trong lịch sử ngoại giao không thiếu những chuyện 'dịch là diệt' hoặc 'dịch sai ý lãnh đạo' gây hậu quả hoặc nghiêm trọng, hoặc đơn giản là gây cười.
Khác với giới lãnh đạo Âu - Mỹ thường xuyên trao đổi và hiểu nhau nhiều, các lãnh đạo châu Á như Việt Nam và Trung Quốc hiếm khi gặp trực tiếp hoặc điện đàm với lãnh đạo Hoa Kỳ nên việc dịch thuật lại càng quan trọng.
Tuy nhiên, cũng phải hiểu một thực tế rằng trong giao tiếp quốc tế, lãnh đạo Hoa Kỳ ngày càng ít khi cần phiên dịch vì đa số các khách nước ngoài đến Mỹ đều trực tiếp trao đổi bằng tiếng Anh.
------------------------------------------------------------------------
"Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục."
Trong khi đó người phiên dịch (tiếng Việt giọng Nam) thuật lại: "Và do đó chúng tôi thấy có những bước mà chúng ta cần có sự tương kính lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau để có thể tiếp tục tìm một đối tác giữa hai nước.
"Điều đó sẽ giúp mở rộng những cái hợp tác trong những lĩnh vực khác ví dụ như là quân sự, về hậu quả thiên tai, khoa học và những cái vấn đề khác, lĩnh vực khác."
Ngay từ hai câu đầu tiên người phiên dịch cũng đã có biểu hiện luống cuống và bỏ sót ý cho dù không nghiêm trọng như trong hai câu trên.
Mở đầu cuộc gặp ông Obama nói: "Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta."
Lời người phiên dịch tương ứng là: "Tôi rất hân hạnh chào đón Chủ tịch Sang đến đây trong cuộc họp đối thoại song phương. Điều này đã biểu tượng [ấp úng] biểu tượng cho cái sự hợp tác càng ngày càng mạnh mẽ giữa hai và những tiến bộ giữa hai nước.
'Vấn đề hàng hải'
Một ý quan trọng khác của ông Obama là giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông mà ông gọi là Biển Nam Trung Hoa và người dịch hoàn toàn bỏ qua.Thêm chú thích |
Trong khi đó người phiên dịch rút gọn lại thành: "Chúng tôi đã xác định là sẽ tiếp tục hợp tác để giải quyết một số vấn đề hàng hải ở trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tôi hết sức tán thưởng những nỗ lực của Việt Nam làm việc với ASEAN để tiến tới một cái bản nguyên tắc COC để mà giải quyết vấn đề một cách ôn hòa và hòa bình."
Một vấn đề tế nhị khác giữa hai bên là nhân quyền mà ông Obama nói: "Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại."
Người phiên dịch thuật lại: "Cả hai hai bên chúng tôi đã có đã đặc biệt đề cập đến vấn đề nhân quyền và chúng tôi hiểu là trong tinh thần tương kính đó chúng tôi đã có nhắc đến cái vấn đề tự do về phát biểu, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội. Và đôi bên đã cam kết sẽ có những tiến bộ để giải quyết những thách thức đó."
Mặc dù chỉ dịch sót chút ít nhưng người phiên dịch này đã nói 'I am sorry', 'Tôi xin lỗi' khi dịch nốt ý để sót vào lúc ông Sang đã bắt đầu nói sang câu mới.
Có lẽ ý duy nhất mà phiên dịch của ông Sang chuyển tải không hoàn toàn đúng là khi ông nói về nhân quyền, khiến người nghe bằng tiếng Anh có cảm giác ông Sang coi nhân quyền là hậu quả của chiến tranh để lại.
Người phiên dịch nói: "Chúng tôi cũng bàn về vấn đề hậu quả chiến tranh bao gồm cả vấn đề nhân quyền mà chúng tôi vẫn còn khác biệt về vấn đề này."
Nguyên văn của ông Sang là: "Về lãnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh chúng tôi cũng đã bàn bạc kỹ, kể cả vấn đề về con người mà ý kiến của hai nước chúng ta còn có những điểm khác biệt.
Nhưng khi ông Sang nói (nhầm?) rằng "phần lớn, người Việt gốc Mỹ hết sức thành đạt, kể cả hoạt động chính trị" thì người phiên dịch vẫn nói đúng ý ông định nói là "người Mỹ gốc Việt".
(BBC đã dịch lại và có phụ đề cho những gì ông Obama phát biểu trong video có ở đầu bài này.)
Trong lịch sử ngoại giao không thiếu những chuyện 'dịch là diệt' hoặc 'dịch sai ý lãnh đạo' gây hậu quả hoặc nghiêm trọng, hoặc đơn giản là gây cười.
Khác với giới lãnh đạo Âu - Mỹ thường xuyên trao đổi và hiểu nhau nhiều, các lãnh đạo châu Á như Việt Nam và Trung Quốc hiếm khi gặp trực tiếp hoặc điện đàm với lãnh đạo Hoa Kỳ nên việc dịch thuật lại càng quan trọng.
Tuy nhiên, cũng phải hiểu một thực tế rằng trong giao tiếp quốc tế, lãnh đạo Hoa Kỳ ngày càng ít khi cần phiên dịch vì đa số các khách nước ngoài đến Mỹ đều trực tiếp trao đổi bằng tiếng Anh.
------------------------------------------------------------------------
Theo : Nguyễn Hùng. bbcvietnamese.com .Thứ sáu, 26 tháng 7, 2013
Xem lại Video Clip theo địa chỉ dưới đây:
Xem lại Video Clip theo địa chỉ dưới đây:
May mà những sai sót đáng tiếc của PD cho ông Obama chưa quá lớm để dẫn đến một sự hiểu lầm ảnh hưởng không tốt đến 2 phía.
Trả lờiXóaTôi cho rằng chuyến đi Mỹ lần này của Chủ tịch nước T.T Sang có nhiều điểm sáng.
Trả lờiXóaLoại phiên dịch gà mờ như thế này mà gặp phải những vị giỏi các loại tiếng tây tầu như Bác Hồ sẽ ăn mắng . Ở nước Mỹ thiếu giống gì thông dịch giỏi mà Ô ba mà nhặt kẻ ấm ớ hội tề thế nhỉ? Hay là cố ý?
Trả lờiXóaTôi không hiểu người phiên cho TT là người Mỹ gốc Việt hay là người Mỹ?, nhưng PD cho TT của một Quốc gia thì phải được đào tạo kỹ, chứ đâu có phải ai cũng dịch được. Tôi cũng nghĩ như cụ-chuyến đi của ông Sang lần này mở ra một con dường sáng.
Trả lờiXóaTôi cũng từng là phiên dịch cấp cao, đã dịch cho Thu tương Phạm Văn Đông nói chuyện với Thu tương Chu Ân lai, lúc đó tôi chỉ là người số 2 của BNG vè dịch tiếng trung, nhưng đôi khi tôi lại được sử dung vì đô tin cậy cao ( người giỏi số 1 la Việt kiều) trường hợp như của nguời dich cho Obama bỏ sót cung dễ hiểu, phiên dịch ai cũng có nhưng lúc như vậy ,nhưng bỏ sót ý quan trọng thì không thể coi là bình thường đươc va khó chấp nhân được, nhưng vẫn cứ xảy ra, trường hợp nay là dịch tồi hoặc non kinh nghiêm, có lẽ ông ta là kiều dân Việt chăng.
Trả lờiXóaEm cũng nghĩ người PD này là Người Việt ở bên Mỹ vì ngôn từ hơi CŨ. Em cũng có lần làm việc với WB ở Washintion, họ có một thông dịch VN, dịch các bài giảng của GS của WB bằng ngôn từ Saigon, rất cũ...nên khá buồn cười!
Trả lờiXóaNghề dịch nói thì dễ nhưng thực ra là rất khó. Những năm 71-72 tôi bị bắt cóc làm thành viên của đoàn chính phủ đi chuẩn bị nghị định thư cho ông Lê thanh Nghị xin viện trợ Đông Âu và Liên xô. Ngoài một số công việc chuyên môn, Tôi còn có nhiệm vụ ngồi nghe đàm phán, ghi chép,không được nói. Tối về báo cáo lại cho lãnh đạo xem họ nói gì với nhau,phiên dịch đúng sai thế nào...Nếu có cái gì bị hớ thì phiên sau nói lại là do phiên dịch sai (phiên dịch đứng lên nhận lỗi) và bàn lại. Lúc đó là tình anh em , hữu nghị còn được chứ bây giờ sai thì chết liền. Tôi rất phục những người phiên dịch giỏi và giỏi ngoại ngữ như Bác Hồ thì xưa nay hiếm lắm.
Trả lờiXóaTôi tin là nguyên văn bài nói chuyện của TT Mỹ Obama sẽ được ghi âm đầy đủ nên sau này trên các văn bản chính thức người ta sẽ dịch lại đúng chứ không giống khi nghe người PD tại chỗ dịch.
Trả lờiXóaĐồng ý là sẽ phải có 1 bản dịch chính xác được chính ông Obama ( hoặc cố vấn của ông ) đọc lại trên giấy trắng mực đen. Nhưng đối thoại tại chỗ mà dịch sai thì hóa ra ông nói gà bà nói vịt cũng ...chết !
Xóa