Calathau : Các cụ ạ ! Đọc thông tin về vụ Bộ Y tế quyết không công bố VN đang trong Dịch Cúm trẻ em ( mặc dù con số các bé chết đã trên 100 cháu !) , rồi vụ Bộ Văn Thể Du cố đấm ăn xôi xin Chính phủ duyệt cho kinh phí tổ chức ASIAD 18, rồi Bộ GD và ĐT ra sức thuyết phục Quốc hội cho 34 ngàn tỉ để ...đổi mới chương trình-SGK ....thấy toàn mùi tiền thôi, thưa các cụ ! Mình nghĩ thấy vô lý quá, muốn viết ra để xả supáp mà đầu bí đặc , gõ mấy dòng đã tắc tị ! May tìm thấy trên mạng bài của ông Nguyễn Minh Nhị , nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang, trinh độ mới hết Lớp 5 phổ thông mà đã từng nổi tiếng là một lãnh đạo tỉnh có tư tưởng "cấp tiến" để lại nhiều công trình, nhiều dấu ấn tốt đẹp trong đời sống và trong lòng người dân An Giang . Ông Bẩy Nhị giờ sống như một nông dân miệt vườn, thỉnh thoảng trả lời phỏng vấn, viết bài ngắn ngắn trên báo , cả lề dân lẫn lề Đảng thể hiện một tư duy thông tuệ và rất thời đại , không thể xem thường. Tôi xin đăng lại stt của ông sau đây, nguyên là một vài lời tâm sự ông gửi GS Hoàng Tụy xung quanh vụ Đổi mới chương trình- SGK của Bộ GD và ĐT đang là tâm điểm của dư luận . Nguyên văn như sau :
Nguyên CT tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị ( Bảy Nhị) |
Kính gởi GS Hoàng Tụy và các bạn là người tôi tin có
cùng tâm huyết về nhiều bận tâm của dân của nước, trong đó rất bức xúc
là GIÁO DỤC!
Thưa giáo sư và các bạn,
Tôi
rất ngại "nói leo" chuyện "dạy học" trong khi tôi học chưa hết nấc thứ
5/12 nấc thang khai trí cơ bản - bậc phổ thông, nhưng tôi tự thấy từ
lâu những người có trách nhiệm về nền giáo dục quốc gia đã nói và làm
nhiều điều chưa rõ hoặc chưa đúng.
Tôi viết mấy dòng nầy là vì tôi rất tâm đắc bài viết của GS Hoàng Tụy về "Triết lý giáo dục" trong bài trên Tia Sáng "Giáo dục - Cho tôi nói thẳng"
và nhớ lại một lần nhân họp mặt báo Thanh Niên kỷ niệm 20 năm ra số báo
đầu tiên – năm 1996 - tại Dinh Thống Nhất, tôi đã đặt vấn đề này trước
cử tọa, trong đó có nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng NTN và
Nhà giáo ND - AHLĐ khả kính Vũ Khiêu và một số vị bộ trưởng và lãnh đạo
khác.
Thưa giáo sư, tôi xin chia sẻ một số suy nghĩ:
1/ Tôi rất không hài lòng về giáo dục phổ thông và "Bổ túc văn hóa" (mà tôi có học sau 1975) của nước ta hiện nay. Tệ nhất là càng nói "quốc sách giáo dục", càng nói "cải cách giáo dục" thì nền giáo dục càng sa sút, tụt hậu so với Đông Nam Á chớ không so đâu xa! Bằng chứng có thừa, nói ra không đủ giấy, các bác biết còn nhiều hơn tôi. Đời tôi học hành không ra gì do hoàn cảnh. Con gái tôi đã vào đời, việc học hành được tiếng là bắt đầu CCGD năm đầu tiên 1981-1982 mà cháu học, nhưng chất lượng CCGD tôi không rõ. Tình hình này đến cháu ngoại tôi không biết rồi sẽ ra sao?! Có khi nào thời gian đi qua ba thế hệ mà "mèo vẫn hoàn mèo"!?
2/ Tôi mất niềm tin vào ngành giáo dục, kể cả tính minh bạch của nó trong quản lý chuyên môn, quản lý hành chánh và cả quản lý tài chánh.
- Quản lý chuyên môn
kém thể hiện thường xuyên, nhất là qua các CCGD và thay đổi sách giáo
khoa - thi cử. Thay đổi sách giáo khoa dường như là để tăng thu nhập cho
một số người! Các anh lật SGK cấp tiểu học qua các thời kỳ so đi sẽ
thấy, có cả nội dung Tàu gần đây! Quản lý thi cử thì luộm thuộm. Quản lý
đại học, cao đẳng, đào tạo sau ĐH... là cả câu chuyện bi hài nhiều tập.
Chuyện tăng điểm cho các Mẹ Anh Hùng và cán bộ Tiền khởi nghĩa năm thi
ĐH vừa rồi tôi cho là sự sỉ nhục những người cách mạng! Còn hạ điểm sàng
là để cứu các đại học tư, mà thực chất là đẩy dân tộc này vào con đường
u tối!
- Quản lý hành chánh của ngành thì tụt
hậu xa so với chế độ cũ. Địa vị người thầy bị đẩy xuống hàng thấp nhất
nên mới xuất hiện câu "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm"!
-
Quản lý tài chánh là vấn đề lớn, gắn liền với các CCGD, thay đổi sách
giáo khoa mà như các "Nhà mô phạm" phát ngôn giải trình trước UBTV QH và
trước báo chí mấy ngày nay tôi thấy như mình bị sụp hố té. Nó cũng
chung một "hình hài" với những dự án kinh tế - tài chánh khủng mà lập
luận, giải trình u u minh minh... Nhưng rồi cũng trôi hết, như bôxit Tây
Nguyên, như Vinashin, Vinalines...!
3/ Tôi hỏi thẳng vào dự án 35 ngàn tỷ của "Dự án đổi mới chương trình, sách GK". Khi bị chất vấn, họ trả lời là "Không chỉ thay sách giáo khoa mà còn đào tạo giáo viên, bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý... Chớ soạn sách giáo khoa chỉ có 5.000 tỷ"... hè !? Và... đây chỉ mới là khái toán! Trong khi đó có người nói soạn SGK chỉ cần 100 tỷ! Nghĩa là nói nhăng nói cuội cho qua và như vậy là giỡn với Quốc hội hả???
4/ Việc rượt bắt giáo viên dạy thêm, lục tập các cháu lớp Lá xem có học chữ không để phạt giáo viên... Tôi thấy hình như thế giới này chỉ có Việt Nam khinh bạc ngành giáo dục đến thế là cùng, cho dù giáo viên họ có sai do không chấp hành đúng lệnh cấm của ngành giáo dục. Tôi xin hỏi: Mọi tệ nạn xã hội có phải bắt nguồn từ quản lý của Nhà nước hay trời sanh con người đã ấn cho họ những tật xấu đa mang như xã hội ta đi đâu cũng thấy, giữa nơi có nhiều đèn cao áp, càng là trung tâm văn hóa càng thấy rõ nhiều hơn!?
Buồn cho vận nước quá thưa giáo sư và các bạn thân mến! Không biết bộc bạch cùng ai!
Long xuyên, ngày 16/4/2014
N.M.N.
Gần đây quá nhiều chuyện bức xúc thật như đã có làn bạn nói, "bức xúc nhất là có quá nhiều bức xúc " và mấy chuyện ấy đề dính đến tiền và bệnh " thành tích", cải cách giáo dục, biên soạn lai sách giáo khoa mà cần tơi 34 ngàn tỷ thì ngân sách nhà nước lấy đâu ra, không hiểu mấy ông " Côp" kể cả cụ "Tổng" nghĩ gì, sao không lên tiếng , cái gì cũng phải do " Đảng" lãnh đạo mà ?
Trả lờiXóa