Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI RĂN DẬY TRUNG QUỐC !

“Hoa Kỳ đang chiếm thế thượng phong, 
đã đến lúc phải răn dạy Trung Quốc”


Nhân chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình, Gordon G Chang có bài bình luận:
( Chang , tác giả bài viết sinh năm 1951, hiện đang làm việc cho hãng thông tấn Forber. Ông là tác giả cuốn sách The Coming Colapse of China, Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc gây sốc cho các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải và gây nên một làn sóng tranh luận tại Trung Quốc)

Tất cả những thông tin trước đây về chuyến đi của Tập Cận Bình sang Hoa Kỳ đều sai lầm và thiếu cập nhật. Đúng là có nhiều bất đồng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày một ngang bướng. Tuy nhiên, Chính phủ của TT Obama không còn cần thiết phải tìm kiếm “những điểm tương đồng” và thương thảo về “những điểm khác biệt” như suy luận hiện nay của giới chính trị ngoại giao của phương Tây. Hơn thế, Nhà Trắng có thể bỏ ngoài tai những lời khuyên rằng hai siêu cường cần tương nhựng nhau. Washington nên buộc TQ phải chiều theo lập trường của mình.
Tâm lý lâu nay cho rằng Mỹ phải chiều chuộng một TQ không ngừng lớn mạnh đã không còn đúng với thực tế nữa. Khi mà ĐCSTQ đang bận đối phó với khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ mùa Xuân 1989 đến nay. Kể từ trung tuần tháng 6, TQ đã lộ ra những dấu hiệu suy sụp nghiêm trọng. Thị trường chứng khoán đổ vỡ, tiền tệ bị phá giá, nền kinh tế phát triển chậm lại, thậm chí gần như không phát triển.
Kinh tế là động cơ sức mạnh của sức mạnh TQ nhưng bây giờ động cơ này dường như đang bị hư hai nghiêm trọng. Thật bi thảm cho giới chiến lược cầm quyền TQ, mọi biện pháp đề ra không ngăn nổi tốc độ lao dốc của toàn bộ nền kinh tế và xã hội TQ. Đã 5 lần hạ lãi suất kể từ tháng 11 năm ngoái và 4 lần điều chỉnh tỷ giá từ 2/2015 chẳng đem đến hiệu quả nào cho việc kích thích kinh tế phát triển. Dùng tài chính kích thích tăng trưởng cũng không cứu được đà suy giảm.
Gia tăng ngân sách cho chi tiêu có thể gia tăng sản xuất hay tổng sản phẩm quốc nội, đó là lý do tại sao Bắc Kinh sẵn sàng gia tăng ngân sách cho tiêu dùng thêm một lần nữa. Tuy nhiên không có một chuyên gia nào lạc quan về điều này cả. Và giới cầm quyền phải cảm thấy ngượng khi buộc phải kéo dài chính sách gia tăng chi tiêu ngân sách của họ. Đơn giản là vì mọi người đều biết TQ không cần xây thêm những thành phố không có người ở (Ghost City), cũng không cần xây thêm hệ thống tàu điện ngầm cao tốc đến những nơi không có người ở!
Và sự gia tăng chi tiêu của CP khiến chồng chất thêm nỗi lo về nợ công vốn đã quá lớn. Vào tháng 6/2014, Viện nghiên cứu kinh tế toàn cầu McKinsey thừa nhận tỷ lệ nợ công trên GDP của TQ thực tế là 282%, nhưng con số này chắc chắn còn cao hơn. Thực tế có thể lên đến 350% khi mà mọi con số được công khai minh bạch và GDP phải được tính cho chính xác.
Cùng với đó, hai quốc sách kinh tế của CP cũng đã tan thành mây khói: Hỗ trợ thị trường chứng khoán một cách bừa bãi vào mùa Thu 2014 và phá giá đồng nhân dân tệ một cách ngu xuẩn vào tháng 8/2015.
Chỉ còn một điều duy nhất mà ĐCSTQ có thể làm vào lúc này để duy trì tăng trưởng kinh tế là cải cách cấu trúc nền kinh tế. Nhưng việc này khó xẩy ra vì các phe nhóm lợi ích đầy quyền lực ngăn cản.
Và ngay cả khi họ Tập tiến hành cải cách một cách đúng đắn thì cũng còn lâu lắm nền kinh tế TQ mới phục hồi được, tát nhiên không phải 7% như họ loan báo. Ngay tại Bắc Kinh, một số chuyên gia, thậm chí một số người trong giới lãnh đạo cũng thừa nhận TQ chỉ tăng trưởng khoảng 2,2% mà thôi.
Người dân TQ đang mất niềm tin vào Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý khắc Cường, người đang dò dẫm tìm cách chắp vá và che đậy tình huống. Họ Tập và Lý phải hành động gấp rút vì TQ đang thất thoát một khối lượng lớn ngoại tệ ra nước ngoài. Wind Infomation, một hãng phân tích dữ liệu hàng đầu của TQ gần đây thông báo mỗi tháng có khoảng130 tỷ Mỹ kim bị chuyển ra nước ngoài. Tạp chí Financial Times đưa ra con số chỉ riêng tháng 8, CP đã phải tốn khoảng 20 tỷ Mỹ kim mỗi ngày để ngăn chặn chảy máu ngoại tệ và rất có thể, nếu không có nguồn thu vào thì dự trữ ngoại tệ sẽ cạn kiệt trong vòng 1 năm.
Mặc dù giới chuyên gia cho rằng những khó khăn về kinh tế của TQ chỉ là tạm thời, nhưng thực ra thì nhà cầm quyền TQ chẳng còn một biện pháp nào mới mẻ để cứu vãn được tình thế. Tập đang đẩy TQ đi vào ngõ cụt với một tương lai vô cùng ảm đạm. Trường hợp khả quan nhất là TQ chịu đựng được 2 thập kỷ suy thoái như Nhật Bản đã từng trải qua trước 2010!
Khả năng dễ thấy nhất là TQ sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ hơn. Giới lãnh đạo không muốn có cuốc tự điều chỉnh đẻ thoát ra khỏi mô hình quản trị quốc gia độc tài. Sự khủng hoảng của TQ theo Cục Thống kê Quốc gia phải từ năm 1976, lúc Mao từ trần chứ không phải bắt đầu từ bây giờ. Họ Tập là người rất tin tưởng vào sự tồn tại tất yếu của đảng CS trong tất cả các lĩnh vực, đương nhiên sẽ ngăn cản tự do hóa nền kinh tế cho đến khi nào ông ấy không còn quyền lực nữa. Khi ông ta còn quyền lực thì ông ta sẽ thức đẩy nền kinh tế tQ cho đến khi sụp đổ mà thôi. Kinh tế TQ đang ở vào thời kỳ nguy hiểm giống như tình trạng kinh tế thế giới năm 1930, suy kiệt trầm kha trong nhiều năm.
Trong tình huống ấy, TQ cần Hoa Kỳ hơn là HK cần TQ cho nên đây là thời điểm tốt nhất để HK dằn mặt Tập, để ông ta biết rằng thế nào là sức mạnh của HK nếu họ tập còn tiếp tục hung hăng. Thí dụ như Washington có thể trừng phạt TQ. Họ Tập có thể giận dữ và tru tréo phản đối, nhưng HK có khả năng loại bỏ ông ta. TQ không còn đủ mạnh để đối chọi với HK.
Lãnh đạo TQ thường ngoan cố nhưng nước Mỹ đã hồi sinh hùng mạnh có đủ sức ép buộc họ hành xử văn minh và đúng theo mong muốn của HK. Nếu HK không chịu sử dụng thế thượng phong ngay bây giờ thì sẽ là một sai lầm lớn về chiến lược.
Trong nhiều năm qua, TQ đinh ninh rằng người Mỹ có khuynh hướng nhìn nhận nước Mỹ yếu đuối và trong thực tế, thái độ của HK đối với TQ ngày nay giống với đối với Liên Xô trong thời kỳ Nixon, Ford và Carter. Trong khi những người khác khiếp sợ Liên Xô thì Tổng thống Reagan lại nhìn rõ sự yếu kém của LX. Sự tự tin ấy đã khiến Reagan sử dụng sức mạnh Mỹ vô cùng hiệu quả.
Lúc này là lúc phải nói cho họ Tập biết rằng Mỹ đã nhận ra đất nước của mình là một quốc gia rất hùng mạnh và Tập đang ở thế yếu, không thể chống lại sức mạnh của HK và thế giới.
(Theo bản dịch của Nguyễn Trọng Dân)
---------------------------------------------

Trong bài, tác giả có nhắc đến vai trò của Tổng thống Reagan, nhưng thật ra trong “vấn đề Liên Xô”, vai trò của Cố vấn Zbigniew Kazimierz Brezinski (gốc Ba Lan) là hết sức quan trọng. Ông là cố vấn an ninh cho Tổng thống J.Carter. Brezinski là một nhà tư tưởng và là cha đẻ của “Chiến lược tổng lực chống Liên Xô”, trong đó có sáng  kiến thiết lập một “Vòng cung Hồi giáo” gây mất ổn định dọc biên giới LX cũ. Sở dĩ có việc một thời gian dài trước đây, CIA chủ động đào tạo các chiến binh Hồi giáo (chọn từ các nước Iran, Iraq, Afganistan, Uzbekistan, Turmenistan...) là vì lẽ này và nay vẫn còn một số làm “thủ lĩnh” chống lại Mỹ và các nước phương Tây.
Từ năm 1981, LX đã phải chi cho cuộc chiến Afganistan mỗi năm từ 3,5-5 tỷ đôla, hỗ trợ cho các nước khối SEV để chống lại sự phá hoại này  từ 3-4 tỷ đôla. Năm 1981, R. Reagan trúng cử Tổng thống Mỹ. Sau khi được nghe trình bày, Reagan đã “tiếp quản” hầu như nguyên vẹn chiến lược này và trong thông điệp đầu tiên, ông khẳng định “tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật lớn làm phá sản Liên bang Xô viết”. Ông khẳng định với các “cận thần” của mình một câu nổi tiếng rằng: “Đời ông còn kịp thấy sự sụp đổ của Liên Xô” và quả đúng như thế. Bởi vậy, các lực lượng dân chủ ở các nước Đông Âu và các nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết trước đây đều cho “công đầu giải tán hệ thống XHCN LX Đông Âu thuộc về Reagan.
Ở Hungary, ngoài tượng đài dành cho Thủ tướng bị xử bắn năm 1956, tôi thấy họ làm một tượng toàn thân ông Reagan rất to ở Quảng trường (tôi quên tên) của Thủ đô. Khi một người bạn dẫn chúng tôi đến thăm một công viên mới thấy thảm hại cho thứ “tượng đài lãnh tụ”, họ cho xe cẩu gom tất cả các ông từ Marx Lenin cho đến tất cả các lãnh tụ của “phe ta” đổ lổng chổng vào một góc công viên. Tôi hỏi bạn: không thấy tượng Bác Hồ? Bạn tôi trả lời có một tượng bán thân khá to cũng bị gom vào “vườn tượng” này, nhưng Sứ quan ta thấy khó coi quá nên đã xin bạn cho đưa về để ở cơ quan Sứ quán rồi. Nguyễn Thái Nguyên ghi chú thêm./.
----------------------------------------------------------
Theo Bản tin TL . Cảm ơn bạn cụ Nguyên Hân .

4 nhận xét:

  1. Theo ST hiểu, mọi chu kỳ kinh tế đều biến đổi theo hình sin...Kinh tê TQ không thể đi mãi theo đườn thẳng, dốc lên...Hy vong nhận định của tác giả, kinh tế TQ đang đi xuống là phù hợp ạ!

    Trả lờiXóa
  2. Phải giậy cho thằng mất dạy biết thế nào là lễ độ , cả thế giới cần nhận điều này đừng để tên du côn cậy tiền mà mua đựợc thiên hạ.

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Ngọc Hùnglúc 17:14 29 tháng 9, 2015

    Obama không có bản lĩnh của một lãnh tụ Mỹ. Ông này làm TT ở thế kỷ 25 thì tốt hơn, nếu khi ấy con người trở nên đạo dức hơn và không còn mưu mô kiểu Putin hay những người đứng đầu Trung Nam Hải.
    Đặng Tiểu Bình và cả Putin sẽ tận dụng thời gian còn lại của nhiệm kỳ TT Obama để xúc tiến những tham vọng vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ. Nếu không Putin và Đặng "hành động" trong thời gian ấy (từ này đến tháng 1/2017), thì sẽ có TT khác lên thay mà chắc chắn sẽ không nhu nhược như Obama, dù đó là người của Cộng Hòa hay Dân Chủ.
    Bởi thế, 2016 sẽ vô cùng "nhạy cảm" với vận mệnh VN ta!!!

    Trả lờiXóa