07/09/2015
"Bây giờ giá sàn tụi nó phát ra đã là 200 triệu đến 250 triệu rồi. Trên này đang có phong trào chạy ác lắm, giá ngày càng cao".
Trung tá Nguyễn Văn Dũng, giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự và Hải, người "dẫn mối" đến ông Dũng gặp gỡ phóng viên |
Cuối
tháng Tám, thông qua một giáo viên mầm non đang được mời “chạy” viên
chức với giá 150 triệu ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, tôi được gặp ông Triệu
(công an viên xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn).
Sau giờ làm việc, tại
cửa Ủy ban xã Hồng Kỳ, ông Triệu tiếp chúng tôi khá nhiệt tình, hào hứng
khoe khoang về độ chắc chắn của đường dây chạy viên chức mà ông là một
mắt xích, đã “giúp” được nhiều người vào viên chức ngành giáo dục…
150 triệu - 250 triệu đồng/phi vụ
Quán
nước đông người, ai cũng dễ dàng nghe thấy cuộc trao đổi nhạy cảm của
chúng tôi, nhưng chẳng ai quan tâm, trừ bà chủ quán tên Duyên.
Ông
Triệu nói oang oang: “Hơi tiếc cho nhà em, trước đây khoảng nửa tháng
em gặp anh thì chỉ mất 120 triệu là ngon. Giờ mới chạy thì phải chấp
nhận cái giá hơi cao. Nhớ là phải bằng giỏi trở lên, bằng trung bình và
khá thì đừng chạy năm nay, khó lắm”.
Tôi hỏi: “Tại sao lại khó, anh có biết không?”.
Ông
Triệu đáp: “Vì họ cơ cấu đủ rồi. Năm nay làm chặt hơn các năm trước.
Nếu chấp nhận chạy thì 150 triệu dành cho bằng giỏi nhé! Anh không trực
tiếp làm, nhưng thằng em con nhà bà dì của anh sẽ đưa em xuống tận nhà
người trực tiếp giúp được. Anh chưa thấy ông này trả lại tiền bao giờ,
chắc chắn nhúng tay vào là đỗ. Họ thu trước 70%, thành công thì thu nốt,
không đỗ trả lại không thiếu một xu”.
Nói rồi ông
Triệu gọi điện thoại cho người em tên Hải, hiện làm lái xe của một công
ty trên địa bàn H.Sóc Sơn. Hải hẹn tôi 10g trưa 25/8 có mặt tại một địa
điểm trước cửa khu đô thị Ciputra (Q.Tây Hồ - Hà Nội) để gặp người trực
tiếp nhận tiền chạy viên chức nhà nước.
Ông Triệu
vừa đi, chúng tôi chưa kịp rời quán nước thì bà Duyên gọi lại nói: “Giá
đấy không chạy được đâu. Bây giờ giá sàn tụi nó phát ra đã là 200 triệu
đến 250 triệu rồi. Trên này đang có phong trào chạy ác lắm, giá ngày
càng cao.
Huyện Sóc Sơn vừa đuổi một lô giáo viên
mầm non không được vào biên chế nhà nước, các giáo viên này đang cuống
cuồng chạy khắp nơi, nên giá cao lắm. Em cứ thử gặp xem có ăn thua gì
không, chứ theo chị thì giá đó không thành công đâu.
Ở
xã này, thằng Triệu chả tên tuổi gì mà chạy được. Phải là H. bạn chị,
quan hệ nó rộng. Nếu em muốn thì chị gọi nó ra đây để kết nối".
Vừa
nói, bà Duyên vừa bấm điện thoại gọi cho ông H., nhưng ông này bận
trông cháu không ra được, bảo chúng tôi vào nhà. Do tôi phải đi gấp, nên
bà Duyên thống nhất, sáng hôm sau sẽ trả lời tôi về việc kết nối với
đầu mối của ông H.
Đúng hẹn, bà Duyên gọi điện
thoại bảo tôi lên gặp mặt trực tiếp người có khả năng chạy trót lọt rất
nhiều viên chức ở H.Sóc Sơn. Bà Duyên nói, tôi sẽ phải giao hồ sơ, giao
tiền luôn để làm cam kết giữa các bên…
Nếu thành
công, bà Duyên sẽ nhận khoảng năm triệu tiền hoa hồng. Nếu không thành
công, chúng tôi không mất đồng nào. Giá của “phi vụ” này là 250 triệu.
"Không đỗ trả lại tiền"
Trở
lại với đường dây của ông Triệu. Khoảng 11g trưa ngày 25/8, tại quán cà
phê số 236 đường Hoàng Quốc Việt, chúng tôi tiếp cận với người trực
tiếp giao, nhận tiền. Khác với sự lộ liễu, công khai khi gặp ở H.Sóc
Sơn, người thanh niên tên Hải tỏ ra hết sức cảnh giác.
Anh
ta chủ động chọn quán cà phê và vị trí kín đáo, đón tôi ngay từ cửa,
kèm tôi từng bước, đề phòng bị ghi âm, ghi hình. Hải ngồi ghế đối diện,
xếp tôi ngồi cùng một thanh niên bặm trợn. Người thanh niên này chỉ có
duy nhất một nhiệm vụ là “canh me” tôi và chiếc điện thoại.
Không mất nhiều thời gian chờ đợi, cuối cùng nhân vật
chính cũng xuất hiện trong bộ sắc phục của quân đội. Anh ta đeo lon
trung tá, trước ngực có một tấm biển nhỏ xíu đề tên Nguyễn Văn Dũng.
Hải
giới thiệu: “Đây là người anh mà em đã nói với chị từ trước. Anh ấy sẽ
giúp người nhà chị vào được viên chức H.Sóc Sơn”… Trung tá Dũng bắt tay
tôi, giật mấy cái thật mạnh rồi ngồi xuống ghế. Người thanh niên đi cùng
Hải vỗ vai tôi hỏi: ”Điện thoại có ghi âm không đấy?”. Tôi nói: “Hết
pin mà”, rồi chìa ra cho anh ta kiểm tra. Sau khi thấy “an toàn”, ông
Dũng mới bắt đầu “vào việc”.
Ông Dũng hỏi thẳng:
“Em có nhu cầu chạy cho ai? Biết giá cả chưa?”, tôi đáp: “Anh Triệu nói
giá của anh đưa ra là 150 triệu. Em thấy mọi người trên đó đang mời em
chạy với giá 200 đến 250 triệu, em lo là giá của anh đưa ra không đúng.
Em không biết tỷ lệ thành công là bao nhiêu phần trăm?”.
Ông
Dũng cười nhạt, nói: “Anh mà ra tay có khi giá không đến 150 triệu đâu.
Em đừng tin bọn nó vống giá trên trời như thế. Năm nay sẽ coi chặt hơn
rất nhiều đấy. Anh có thể khẳng định, qua cửa anh là chắc chắn nhất. Tỷ
lệ thành công là 99,9%. Không đỗ trả lại tiền”.
Ông
Dũng cho biết, hiện ông là giảng viên tại Học viện Kỹ thuật quân sự, số
234 đường Hoàng Quốc Việt. Để an toàn, ông Dũng khuyên chúng tôi không
nên trao đổi qua điện thoại hoặc ở quán cà phê, tránh bị công an phát
hiện, mà “cần trao đổi gì, em cứ đến thẳng nhà anh”.
Chiều
cùng ngày, ông Dũng nhắn cho chúng tôi địa chỉ nhà riêng tại khu tập
thể Học viện Kỹ thuật quân sự (P.Xuân Đỉnh - Hà Nội). Trong cuộc gặp tại
nhà riêng, ông trao đổi thoải mái hơn hẳn.
Tuy
nhiên, lúc này số tiền để chạy vào viên chức mầm non H.Sóc Sơn đã tăng
lên 200 triệu đồng. Ông Dũng giải thích: “Anh cũng không ngờ năm nay giá
cao đến thế, nhưng anh đã hỏi lại chắc chắn rồi, số tiền 200 triệu sẽ
chia đôi, cấp huyện 100 triệu, cấp trên 100 triệu(?). Tiền giao cùng hồ
sơ. Giấy biên nhận có thể thoải mái viết rõ nội dung giao dịch “chạy
viên chức”.
Đỗ hay không thì cũng phải hủy biên
nhận sau hai ngày báo điểm". Ngoài ra, ông Dũng còn gợi ý, nếu chúng tôi
biết có trường hợp nào có nhu cầu chạy, cứ môi giới cho ông, mỗi trường
hợp chạy thành công, chúng tôi sẽ nhận được hoa hồng xứng đáng.
Huyện
Sóc Sơn - Hà Nội vừa cắt hợp đồng gần 200 giáo viên chưa thi đỗ viên
chức ngành mầm non. Mặc dù huyện đã tổ chức gặp mặt, thậm chí họp báo
công khai để khẳng định huyện không có gì sai, nhưng những giáo viên bị
mất việc lại khăng khăng theo kiện đến cùng.
Họ
đóng góp tiền bạc, thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình. Gặp nhà
báo, một số giáo viên nghẹn ngào: ”Để xin được việc làm sau khi học xong
ngành Sư phạm mầm non, nhiều người trong chúng tôi phải chi một khoản
tiền lớn. Làm ba năm chưa gỡ được số tiền ấy, giờ đã bị mất việc.
Bi
hài nhất là trong hoàn cảnh thế này mà vẫn có người rủ chúng tôi “chạy”
200 triệu để được ở lại ngành giáo dục. Tôi định cầm cố hai cái sổ đỏ
của hai bên nội, ngoại để vay đủ số tiền chạy vào viên chức cho đỡ mang
tiếng bị đuổi việc".
|
Đón đọc kì tiếp theo trên báo giấy Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh
Thật là khủng khiếp ! Thế mà các vị LĐ vẫn tiếp tục CA NGỢI, RAO GIẢNG chế độ của ta tốt đẹp . Đúng là càng ngày chúng ta càng lún sâu vào bùn lầy !
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn tin những câu chuyện trên đây là có thật. Bản thân tôi jhi làm việc cho một công ty nước ngoài đã có lần thay mặt công ty đến văn phòng luật sư hợp đồng thuê luật sư trong một vụ kiện của công nhân. Ngay giữ văn phòng luật sư, ông trưởng văn phòng nói oang oang chẳng úp mở: Dưới 100 triệu thì công ty ông sẽ thua, 150 triệu ông sẽ thắng, Chuyện ngay đầu năm học năm nay, một ông bạn tôi chạy cho cháu vào lớp 1 trường điểm mất 35 triệu.
Trả lờiXóaQuay lại chuyện chạy viên chức ở Sóc Sơn và có lẽ ở nhiều nơi khác, như vậy thì làm sao viên chức có chất lượng được. Vả lại 250 triệu là bằng khoảng 70-80 tháng lương của viên chức mới vào nghề. Coi như 6-7 năm không lương, như vậy bảo rằng viên chức không tham nhũng mới lạ. Phải tham nhũng thì họ mới sống được.
Không biết các cụ có thể tìm được ra ai (một vài người thôi) chưa bao giờ dính líu đến tham nhũng ( Những người buộc phải mất tiền chạy chọt, quà cáp... cũng là dính líu đến tham nhũng rồi)
Chuyện thật còn hơn thế nhiều. Tôi đã trực tiếp sờ tận tay nhiều rồi. Nhiều ông LĐ lên TV nói giáo dục hay lắm, thực ra mới hôm trước nhận mấy trăm mega VND lót tay để ký check thanh toán HĐ.Cô con gái bạn tôi, dạy cấp ba HĐ đã năm năm ở ngoại thành HN. Thi công chức đõ thư nhì, chờ mãi vẫn không có Q/Đ tiếp nhận. Sau Bố mẹ ở quê bán đủ thứ hơn 100mega mới có chữ ký. Một cô em họ tôi cũng là GV mới về hưu nói rằng giá đó là quá hời. Chuyện cách đây 5,6 năm, giờ chắc khác rồi. Monng cho sâu lớn nhanh, đục ruỗng để làm lại từ đầu !
Trả lờiXóaMột người bạn của tôi vừa phải chi ra 60 triệu đồng cho 1 sổ Hộ khẩu 2 người ( Hoàn tất trong vòng 1 tháng kể từ khi giao tiền đợt đầu) - từ tỉnh lẻ về làm cư dân Tp.HCM . Họ (CA) mặc cả trắng trợn và còn gài "con mồi" để nâng dần, ban đầu từ 30 triệu đến 50 rồi kết cục là 60 triệu !
Trả lờiXóaPhải chăng đã hết thuốc chữa ? Hay như cụ Tran XH " Mong cho sâu lớn nhanh, đục ruồng để ...LÀM LẠI TỪ ĐẦU !"
Tôi cũng biết một chuyện có thật vì là người nhà hẳn hoi. Thằng con ông thông gia đeo quân hàm đại tá đã lâu, lại có chức vụ nhưng không lên tướng được vì không chịu nộp 2 tỷ cho họ! Đại khái trong thể chế gọi là XHCN này những chuyện tương tự nhiều lắm. Hóa ra từ lâu tôi đã quá ngây thơ nghĩ sai về những người trong Nhà nước "CS tự xưng" rằng do trình độ của họ hạn chế, không hiểu Chủ nghĩa, không nhận thức ra v/đ này nọ. Thật ra, họ biết hết, hiểu đến nơi đến chốn rằng cài hệ tư tưởng cũ không còn giá trị sử dụng nữa v.v.v nhưng họ vẫn quyết tâm bám lấy bằng mọi cách.. Bởi lẽ,càng duy trì cái bộ máy này càng lâu, họ càng có cơ kiếm chác, làm giàu nhanh chóng bằng tiền bẩn. Dưới chiêu bài bảo vệ Đ, bảo vệ chế độ, thực chất là bảo kê cho những ông H, ông Đ bà T v.v.trong đường dây làm ăn mà thôi. Đã đến lúc làm lại từ đầu theo khẩu hiệu "thay đổi hay là chết". Nhưng thay thế nào đây?khó lắm thay. Đến hôm nay, chuyện ĐH vẫn im ắng một cách bất thường,có lẽ do chia chác chưa xong nên sẽ phải kéo dài...đến tàn thu!
Trả lờiXóa