"Chắc chắn, ông Lê Hoài Anh (TTK VFF) không tự trả lương cho HLV Miura. Honda và một vài đối tác Nhật Bản, cả sự hỗ trợ từ Liên đoàn bóng đá Nhật Bản, chịu trách nhiệm chính về vấn đề lương bổng với người mà họ giới thiệu cho VFF, HLV Toshiya Miura. Có thể xem HLV Miura như một gói ODA vậy. Chúng ta trân trọng điều đó, nhưng qua đó cho thấy vai trò rất yếu của chủ nhà, của VFF và cao hơn là Tổng cục" . Hóa ra là vậy ! Đến một trò chơi là bóng đá cũng phải nhờ ODA nước ngoài thì đá đấm cái giống gì nữa đây mà kỳ vọng ...hão ! (Calathau )
Tại sao bầu Đức 'đòi' lại tuyển Việt Nam?
“Tôi không có quyền sa thải HLV Miura, nhưng chắc chắn tôi sẽ bàn với
thường trực Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) về điều này, trong cuộc
họp gần nhất tới đây. Nếu cho ông Miura về vườn, tôi sẽ lo trọn gói đội
tuyển quốc gia, cho đến khi nào chúng ta thắng được Thái Lan, vô địch
Đông Nam Á thì thôi. Thua ai chứ thua Thái Lan nhục lắm”, vẫn lời ông
chủ đội bóng phố núi.
Mặc dù HLV Miura đã lại giúp tuyển Việt Nam thắng may trước Đài Loan,
qua đó nuôi tiếp hy vọng dự vòng chung kết Asian Cup 2019 bằng cửa
chính (thông qua các kết quả khả quan tại vòng loại bảng F World Cup
2018), nhưng thuyền trưởng người Nhật Bản vẫn phải hứng búa rìu dư luận.
Ủng hộ cũng có, nhưng phe phản đối đông hơn.
Và, bầu Đức nổi lên như một thần tượng, đứng tách hẳn ra một bên phản
ứng kịch liệt phương pháp huấn luyện của HLV Miura, đồng thời cho rằng,
VFF nên sa thải ông này. Cùng với đó, bầu Đức cũng khẳng định sẵn sàng
“lo trọn gói” cho đội tuyển Việt Nam. Ông Đức “đòi” lại đội bóng của hơn
90 triệu dân về phần mình, tại sao thế?
Khi U.23 Việt Nam tập trung hồi trung tuần tháng 5.2015, chuẩn bị
SEA Games, quân Học viện Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Arsenal JMG cũng có
vài người, nhưng chỉ Công Phượng giành được suất đá chính. Bầu Đức vẫn
tôn trọng HLV Miura, thậm chí còn khen ngợi. Chắc chắn không chỉ vì HLV
Miura vừa qua đã không gọi bất cứ cầu thủ nào thuộc biên chế HAGL lên
tuyển, mà ông Đức nóng mặt.
Có ý cho rằng, với việc “lo trọn gói”, bầu Đức sẽ lại biến đội tuyển
quốc gia trở thành sân chơi của chính mình, như đã từng làm với U.19
Việt Nam một năm đổ về trước. Theo đó, từ việc tuyển chọn HLV cho đội
tuyển, đến con người, các chế độ lương bổng, tập huấn…, ông Đức “cân”
hết. Sẽ là rất thiên kiến, nếu ông Đức lại định “bơm” quân HAGL lên
tuyển.
Chúng ta phải xem xét lại một cách công tâm, rằng trước và sau khi
HLV Miura “cầm” các đội tuyển quốc gia, bóng đá Việt Nam đang ở đâu và
như thế nào? Sau kỷ nguyên Henrique Calisto, nền bóng đá thất bại ở hầu
hết các hạng mục giải đấu từ khu vực (2 kỳ AFF Cup, 2 kỳ SEA Games), đến
châu lục (vòng loại Asian Cup 2015)…
HLV Miura kế thừa một đống đổ nát, sau các cuộc bể dâu mang tên Falko
Goetz, Phan Thanh Hùng và Hoàng Văn Phúc. Trong khi đó, các giải bóng
đá chuyên nghiệp quốc gia ngày càng nhiều sạn, chất lượng chuyên môn đi
xuống và việc giới hạn suất đăng ký ngoại binh vẫn chưa thể làm bật lên
vai trò của cầu thủ nội, cũng như hệ thống đào tạo trẻ
Khi bóng đá Việt Nam không có truyền thống và năng lực xuất khẩu cầu
thủ, thì đào tạo trẻ và hệ thống các giải vô địch quốc gia quyết định cơ
địa của đầu ra là các đội tuyển quốc gia. Đấy là quy luật bất biến. Với
con người như hiện tại, HLV Miura muốn đội bóng đá hay cũng khó. Mà
hay, đẹp, để rồi thua cũng chẳng để làm gì. Cái đích của bóng đá cuối
cùng là thành tích.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên cả nể, bởi sau hơn một năm dẫn dắt
các đội tuyển quốc gia, thi thố ở đủ các giải đấu lớn nhỏ, HLV Miura vẻ
như đã “kịch trần”. Không xuất thân từ cầu thủ chuyên nghiệp, cũng chưa
từng dẫn dắt các CLB lớn (chứ đừng nói đội tuyển quốc gia)… tỷ lệ chiến
thắng tại các đội bóng nhỏ của HLV Miura chưa bao giờ vượt quá 33,33%.
Với kiến thức tích lũy được thời du học bên Đức, cùng thời gian dài
làm bình luận viên bóng đá, HLV Miura tin rằng mình có thể thành công?
Vừa làm vừa khám phá giới hạn bản thân, có thể thấy triết lý huấn luyện
của Toshiya Miura là khá cũ kỹ, lạc hậu và không theo kịp thời đại. Ông
dùng các hậu vệ biên cao to hơn trung vệ và chơi bóng dài.
Vấn đề là, tại sao và như thế nào, VFF có thể đã thấy được những giới
hạn của Toshiya Miura, nhưng lại không đưa ra sự phản biện đáng kể nào,
chứ đừng nói định hướng lại. Đến lúc này phải xem lại, ai là người
đứng ra mời và ký hợp đồng với HLV Miura, tổ chức nào là đơn vị trả
lương cho ông thầy người Nhật Bản?
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh là người đã thân chinh qua Nhật Bản để
mời HLV Miura, chính ông Hoài Anh với vai trò của mình là người đặt bút
ký hợp đồng và vẫn là ông, người duy nhất của VFF đứng ra bảo vệ “người
của mình” trước cơn bão dư luận vừa qua, dù luận điệu khá yếu ớt. Nhưng
chắc chắn, ông Lê Hoài Anh không tự trả lương cho HLV Miura. Honda và một vài đối tác Nhật Bản, cả sự hỗ trợ từ Liên đoàn bóng đá
Nhật Bản, chịu trách nhiệm chính về vấn đề lương bổng với người mà họ
giới thiệu cho VFF, HLV Toshiya Miura. Có thể xem HLV Miura như một gói
ODA vậy. Chúng ta trân trọng điều đó, nhưng qua đó cho thấy vai trò rất
yếu của chủ nhà, của VFF và cao hơn là Tổng cục.
Suy xét ở một góc độ này, có thể chủ ý của bầu Đức lại rất đáng hoan
nghênh. Đấy là lòng tự tôn dân tộc. Ông Đức “đòi” lại đội tuyển quốc gia
và có thể sẽ vẫn tiếp tục thuê HLV người nước ngoài, thậm chí là một
HLV người Nhật Bản khác, nhưng là để phục vụ đội bóng, phục vụ nền bóng
đá và phục vụ ông chủ đích thực trả lương cho họ.
Đấy là quan điểm của một nhà kinh-tế-bóng-đá yêu nước, tự cường và nên ủng hộ lắm chứ!
Hàn Tín
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét