Có bao nhiêu phần trăm sự thật sau lời trần tình của em gái Dương Chí Dũng ?
Thế nhưng sau cùng, chúng tôi cũng có một khoảng thời
gian để cùng nhau lắng lòng lại. Khoảng thời gian ấy tuy không quá dài
nhưng đã đủ để tôi hiểu thêm về chị, người em gái đã gây xôn xao dư luận
khi làm thơ kêu gọi anh là Dương Chí Dũng đầu thú.
Nỗi đau “danh gia vọng tộc”
Sau nhiều lần hẹn gặp, tôi cuối cùng cũng có dịp được
trực diện với chị Dương Thị Băng Tâm, người em gái nổi tiếng của Dương
Chí Dũng – nguyên cục trưởng cục hàng hải Việt Nam, bị can trong vụ án
“cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng” tại tập đoàn Vinalines. Chị Tâm năm nay 47 tuổi, trú tại
phường Đổng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng, là con thứ ba
trong gia đình họ Dương nổi tiếng đất Cảng.
Chị Tâm người tầm thước, nhẹ nhàng, kín đáo, tinh tế
trong từng cử chỉ lẫn lời ăn tiếng nói. Suốt buổi trò chuyện, chị gần
như luôn ở thế chủ động, khá bình tĩnh, duy chỉ có đôi mắt ướt là không
giấu nỗi buồn thăm thẳm. Chị nói: xót xa, đó là nỗi buồn cho cả một gia
đình nay đang trong cơn bĩ cực. Nếu chỉ mới hơn một năm về trước, nhà họ
Dương vẫn còn được coi một “danh gia vọng tộc” nhất nhì đất Cảng thì
nay mọi thứ đã sụp đổ một cách chóng vánh.
Bởi ai cũng biết, nhà họ
Dương ngoài Dương Chí Dũng vừa được bổ nhiệm là Cục trưởng Cục hàng hải
Việt Nam còn có người em là Đại tá Dương Tự Trọng đang giữ chức Cục phó
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Phó
Giám đốc Công an TP. Hải Phòng. Ngoài ra còn phải kể đến người em rể là
Nguyễn Bình Kiên (chồng của bà Băng Tâm)-Phó Giám đốc Công an TP Hải
Phòng. Sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn bị bắt về nước thì đến lượt người
em Dương Tự Trọng cũng bị bắt vì tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Trước đó, ông Nguyễn Bình Kiên cũng bị khai trừ khỏi Đảng vì những hành
vi vi phạm trong thời gian còn giữ chức Phó cục trưởng Cục An ninh tài
chính, tiền tệ, đầu tư (Bộ Công an).
Dương Chí Dũng |
Gia đình họ Dương vốn gốc Thanh Miện, Hải Dương, xuất
xứ nhà nho, hiếu học và giàu truyền thống yêu nước. Ông nội của chị Tâm
được những ai biết đến nhớ lại là một người uyên bác, giỏi lý luận và
rất có tinh thần "giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha". Bố chị Tâm,
Đại tá Dương Khắc Thụ không chỉ để người đời nhớ đến bởi những chiến
công hiển hách cho nền anh ninh Hải Phòng, mà còn bởi bài thơ “Bác đã đi
rồi” gây xúc động mạnh trong dư luận những năm 70 của thế kỷ trước. Nói
như nhà thơ Nguyễn Viết Lãm (nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn
Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hải
Phòng): “Bài thơ ấy chân thật đến hồn hậu, thấm đượm một tình yêu sâu
sắc đối với lãnh tụ, mang một nỗi đau rất thật, một nỗi đau thắt
ruột...”. Chính bài thơ đã khiến không ít những nhà thơ chính quy xôn
xao, muốn tận mặt tác giả.
Năm người con trong gia đình (nay chỉ còn 4), có
người được sinh ra ở quê cha đất tổ, có người được sinh ra tại Hải Phòng
nhưng đều có một điểm chung là đều lập nghiệp và có nhiều công trạng
với thành phố Cảng. Ngoại trừ Dương Chí Dũng không nối nghiệp bố, lần
lượt những người con khác trong gia đình chị đều giữ những chức vụ trong
công an TP. Hải Phòng.
Tôi vào đầu câu chuyện cởi mở, chị Tâm cho biết, về
khía cạnh công việc ở cơ quan, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi “cơn
bão” lớn vừa quét qua gia đình chị. “Mọi người đều hiểu và thông cảm cho
tôi. Mình là người Nhà nước, phận sự được giao phó phải cố gắng hoàn
thành. Không thể để việc riêng của gia đình làm ảnh hưởng đến người
khác. Chính vì vậy mọi người vẫn đối xử với tôi rất tốt, yêu thương như
chưa có chuyện gì xảy ra”, chị Tâm nói.
Không hiểu vì sao anh trai bỏ trốn
Nguyên Đại tá Dương Tự Trong |
Bài thơ cảm động của bà Băng Tâm kêu gọi anh trai ra đầu thú. |
Vì nhà rất nghèo nên thú vui của mấy anh em nhà họ
Dương là làm thơ gửi tặng nhau, coi như một món quà tinh thần và cách
thể hiện tình cảm. Thói quen này được kéo dài mãi từ thủa nhỏ đến tận
bây giờ. Theo chia sẻ của chị Tâm, nhà chị ai cũng có khả năng làm được
thơ, và luôn chọn cách đó để gửi đến nhau những tâm tư của mình. “Cả anh
Dũng, anh Trọng đều làm thơ rất tốt. Bây giờ trưởng thành chúng tôi vẫn
làm thơ tặng nhau, coi đó là món quà quý hơn tất cả những vật chất
khác. Tôi viết bài thơ “Anh hãy về đi” hy vọng nếu anh tôi có đọc được
sẽ hiểu được tình cảm của tôi dành cho anh mà sớm trở về”, chị Tâm nói.
Nguyên Đại tá Nguyễn Bình Kiên |
Câu chuyện giữa tôi và chị Tâm bỗng lắng lại khi tôi
hỏi về sức khỏe của các anh trai của chị Tâm. Chị nghẹn ngào cho biết
chị đã cố gắng liên lạc nhiều lần nhưng cơ quan điều tra vẫn chưa cho
phép chị và gia đình vào thăm. Chị chỉ được biết rằng các anh của chị
vẫn khỏe và thông báo lại sự việc cho mẹ và toàn gia đình.
Khi đề cập đến hành động bỏ trốn của Dương Chí
Dũng, chị Tâm xúc động nghẹn đi: “Đây cũng là câu hỏi lớn nhất của tôi
và gia đình. Anh Dũng là anh cả, luôn chấp nhận và sẵn sàng chịu thiệt
cho các em. Tôi không tin là anh mình sẽ bỏ trốn khi biết điều đó sẽ kéo
theo nhiều người thân liên lụy. Bỏ trốn không những không phải là tính
cách thường thấy của anh Dũng mà trái hoàn toàn ngược. Gia đình cũng
không ai giận anh ấy cả vì anh ấy sống với mọi người thế nào, ai cũng
hiểu hết. Bây giờ chúng tôi cũng chẳng biết phải làm gì, có trách móc
cũng không giải quyết vấn đề gì, tất cả chỉ mong đợi vào phiên tòa sắp
tới”.
Tiểu Cát
Ai ai cũng biết, trong LỀ PHẢI - có rất nhiều cái không đúng sự thật và trong LỀ TRÁI cũng có rất nhiều cái SỰ THẬT.
Trả lờiXóaThời buổi này, vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, người ta sẵn sàng đặt BẨY để diệt nhau.
Theo tôi nghĩ : trường hợp DCD là một cái bẩy "rất đẹp".
Tôi thật sự không tin , với 1 gia đình "Danh gia vọng tộc" như thế mà có thời " nhà rất nghèo, các anh phải nhịn để dành cơm cho mấy em nhỏ. " ! Có lẽ gia đình ông GĐ CA Hải Phòng Dương Khắc Thụ này thuộc diện "Khố rách áo ôm" chắc !!!
Trả lờiXóaTôi cũng không tin cái gia đình toàn CA cợ bự, cùng đắp chung chăn lại không biết trong chăn có 3 con sâu cỡ bự đang ngọ nguậy !!!
Tôi chả tin " Vì nhà rất nghèo nên thú vui của mấy anh em nhà họ Dương là làm thơ gửi tặng nhau, coi như một món quà tinh thần và cách thể hiện tình cảm. Thói quen này được kéo dài mãi từ thủa nhỏ đến tận bây giờ "
Nhưng có điều này thì tôi tin : Làm CA đến chức Đại tá khét tiếng trấn áp côn đồ tội phạm cuối cùng giao du với côn đồ dựa vào côn đồ để che chở cho bản thân và gia đình , thậm chí sắp biến thành côn đồ đất cảng , thì tôi tin !
Tóm lại nghe bà Dương thị Băng Tâm , trung tá , trưởng phòng CAHP xuống xề ca 6 câu vọng cổ , ngứa cả lỗ tai !
Tôi thì ghét nhất công an, câu chuyện của Gia đình này khiến tôi rất thú vị. cám ơn Trời có mắt.
Trả lờiXóaBà Tâm này đang trần tình hay đang tự ca ngợi chính danh gia vọng tộc của mình?. Gia đình nghèo đến nỗi phải nhường cơm cho nhau mà lại có cuộc sống rất lãng mạn và đến khi trưởng thành thì ai cũng làm quan chức có số có má. Có mà oan thị Kính?
Trả lờiXóaTôi giống N.Ánh,rất ghét CA mặc dù con rể tôi là đại tá CA ở văn phòng Bộ,nó rất hiền lành chân chất.Công bằng mà nói ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu,thời nay có nhiều kẻ quá xấu xa,sẵn sàng hy sinh người khác để giữ cái ghế của mình.
Trả lờiXóaMột bài viết thật xúc động nhưng đáng lẽ tác giả Tiểu Cát phải có câu mở đầu khi gặp bà Băng Tâm là : Thưa đồng chí chưa bị lộ. Hình như tôi đã vài lần đọc thơ của bà BT, nhưng mục đích của bài thơ này thì không phải để kêu gọi DCD trở về ( nghe như tích ngày xưa quá), bây giờ với con người từng trải như DCD chắc chẳng thể hối cải vì mấy câu thơ. Bài thơ này là để đánh bóng mình để chứng tỏ mình là người trong sạch, vô can và còn có công kêu gọi DCD trở về, hãy để tôi yên vị và biết đâu bài thơ này còn thêm ít phiếu tín nhiệm để dọn đường thăng tiến. Tôi hoàn toàn không có ý bôi bác danh giá của gia đình họ Dương đáng kính trước đây nhưng đó là quá khứ rồi …
Trả lờiXóaTôi nhất trí hầu hết nhận xét, đánh giá của cụ KỳGai . Cụ cũng đã phát hiện ra đằng sau của áng thơ rất "cải lương" của nữ trung tá CA Hp này ! Riêng cái gọi là "danh giá" của gia đình toàn mang sắc phục CA này thì xin cụ cho tôi đánh cái dấu hỏi (?). Cũng không nên vơ đũa cả nắm, cứ CA là xấu. Và 1 gđ toàn CA là rất xấu ! Như anh con rể đại tá CA của anh chị Nghinh-Gương làm trên VP Bộ, tôi tin là rất tốt, mặc dù tôi chưa từng gặp anh mà chỉ thân thiết với cha mẹ vợ của anh. Lại như vợ chồng bạn Thúy Bình (và nhiều bạn khác đã phục vụ trong ngành rất Quan yếu này )hiển nhiên đều là những người rất TỬ TẾ . Chúng ta đều từng học chung 1 mái trường thời thơ ấu, từng lớn lên và tôi luyện trong một giai đoạn LS dân tộc hào hùng dướisự lãnh đạo của 1 Đảng CS chân chính, của Bác Hồ. Chúng ta sống có lý tưởng và câu cửa miệng của chúng ta là " Suốt đời phục vụ nhân dân " ( Hãy đọc lại lưu niệm của mọi người thì rõ). Trách sao được, một nửa TK rồi còn gì. Nước chảy đá mòn nữa là tính cách con người trước sự biến đổi như vũ bão của cuộc sống miếng cơm manh áo ( Bây giờ là biệt thự xe hơi ). Vài chia xẻ với cụ Kỳ Gai và tất cả các cụ đã com sau khi đọc bài viết này .
Xóa