Saigon bắn pháo hoa đón giao thừa 2015
Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014
Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014
ÔNG NGUYỄN BÁ THANH ĐÃ MẤT ?
Bác tin đồn ông Nguyễn Bá Thanh đã mất tại Mỹ
29/12/2014 17:22 UTC+7
(Công lý - CQ của Tòa án NDTC) - Trước nhiều tin đồn thất thiệt về ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Thành ủy, UBND TP. Đà Nẵng và gia đình ông Thanh đã khẳng định đến thời điểm này, ông Thanh vẫn đang chữa bệnh tại Mỹ, chứ không phải đã mất như tin đồn.
Trước đó, từ chiều tối 28/12 đến sáng nay 29/12, trên trang Facebook cá nhân của một người được cho là đang ở bên Mỹ xuất hiện lời “vĩnh biệt” ông Nguyễn Bá Thanh. Từ đây lập tức xuất hiện hàng loạt tin đồn và lan tràn nhanh chóng trên các mạng xã hội, rằng ông Nguyễn Bá Thanh vừa mới mất.
Thậm chí, không ít Tòa soạn báo đã nhận được một số cuộc điện thoại gọi đến nhờ xác minh thông tin trên.
Trước sự quan tâm của nhiều người, nhiều tờ báo đã gọi điện trực tiếp
đến Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng. Sáng nay 29/12, đại diện Văn phòng Thành
ủy Đà Nẵng đã khẳng định, đến thời điểm này, Thành ủy Đà Nẵng vẫn chưa
nhận được bất cứ thông tin chính thức nào về việc ông Nguyễn Bá Thanh,
nguyên Bí thư Thành ủy, hiện là Trưởng ban Nội chính Trung ương, đã mất
khi đang chữa bệnh bên Mỹ.
Ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng đang chủ trì
cuộc họp đầu tuần nhưng cũng trả lời qua điện thoại và khẳng định không
có chuyện này.
Ông Trần Thọ cho biết, lúc 9h sáng hôm qua 28/12, ông vừa nhận tin trực
tiếp từ bên Mỹ báo về là ông Nguyễn Bá Thanh vẫn đang chữa bệnh bình
thường. "Khả năng là ảnh sẽ về, nhưng chưa biết lúc nào. Hiện bệnh viện
đang bồi bổ để cho ảnh khỏe lên thì về tốt hơn" - ông Trần Thọ cho hay.
Đồng thời, ông Trần Thọ khẳng định thêm: "Kể cả nếu sáng nay mà có
chuyện anh Thanh mất thì bên đó cũng sẽ gọi điện báo cho tôi liền. Tôi
đã dặn rất kỹ rồi, có sự cố gì là phải lập tức báo cho tôi. Nhưng đến
giờ này vẫn chưa có bất cứ thông tin nào báo cho tôi về việc anh Thanh
đã mất. Nên tôi chắc đó chỉ là tin đồn không chính xác!".
Ông Nguyễn Bá Thanh - Ảnh nguồn Internet
Theo một PV Báo Vietnamnet cho biết, ngay trong đêm qua, khi có độc giả gọi điện nhờ xác định thông tin, PV
này đã liên lạc với ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng để hỏi
về tính xác thực của tin đồn này và được ông Chiến khẳng định, suốt từ
chiều đến tối qua, ông không hề nhận được thông tin nào về việc ông
Nguyễn Bá Thanh đã mất.
“Nếu có chuyện đó xảy ra thì tôi đã được báo tin liền, nhưng đến bây
giờ không có bất cứ thông tin nào hết”, ông Văn Hữu Chiến khẳng định.
Một nguồn tin khác, vào lúc 11g30 ngày 29/12, Báo Tuổi Trẻ đã có liên
hệ với bà Nguyễn Thị Vân Lan, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ, trẻ em
nghèo bất hạnh TP. Đà Nẵng (ông Nguyễn Bá Thanh là Chủ tịch danh dự Hội
Bảo trợ phụ nữ, trẻ em nghèo bất hạnh TP. Đà Nẵng ) cho biết: Cách đây 2
hôm (tức ngày 27/12), thông tin từ Trợ lý của anh Nguyễn Bá Thanh báo
về là, sau khi vào thuốc điều trị đợt 3 thì anh Thanh có biểu hiện mệt
nhiều, tuy nhiên cơn mệt đó đã qua và sức khỏe anh Thanh đã dần hồi phục
trở lại.
Được biết ông Thanh sau khi phát hiện bệnh lý đã được Trung ương đồng ý
qua Mỹ điều trị. Ngày 16/8, ông Thanh được người nhà đưa qua Mỹ điều
trị tại một bệnh viện tư nhân. Và từ đó ông vẫn thường xuyên liên lạc về
Việt Nam để điều hành công việc.
Trước thềm Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII vừa qua, sự vắng mặt của
ông Nguyễn Bá Thanh đã được ĐBQH và cử tri cả nước rất quan tâm. Ngày
1/12, tại cuộc tiếp xúc cử tri do Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng tổ chức nhằm
thông báo về kết quả kỳ họp thứ 8, Khóa XIII vừa kết thúc, cử tri TP Đà
Nẵng tỏ ra rất băn khoăn, lo lắng về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn
Bá Thanh.
Trả lời những câu hỏi quan tâm của cử tri, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh
Ngọc Sơn cho biết: “Cá nhân tôi cũng như các đồng chí lãnh đạo Quốc hội
và Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng hết sức quan tâm lo lắng đến sức khỏe của ông
Nguyễn Bá Thanh”.
"Ông Nguyễn Bá Thanh đi chữa bệnh rất xa, chỉ thông qua gia đình báo
lại thì sức khỏe ông ấy có tiến triển tốt. Cũng không biết thông tin nào
cả vì ông Thanh nằm ở bệnh viện nước ngoài (BV tư nhân), không có đường
dây trực tiếp để liên hệ. Thông qua Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương hỏi
thăm tình hình thế nào thì họ (gia đình ông Thanh - PV)
cũng nói sau phẫu thuật, sức khỏe có tiến triển. Nhưng có lẽ, bệnh của
ông Thanh không thể một ngày, hai ngày chữa khỏi được. Cần phải có thời
gian, cho nên có thông tin gì khi Ban sức khỏe Trung ương thông báo,
chúng tôi sẽ thông báo lại cho bà con. Thông qua gia đình thì tôi biết
sức khỏe ông Thanh đang tiến triển, nhưng cụ thể như thế nào thì cũng
chưa nắm chắc được”, ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.
Ngọc Mai
--------------------------------------------------------------------------
Theo báo CÔNG LÝ, CQ của Tòa án Nhân dân tối cao
Xe buýt 'tránh quấy rối tình dục' - Chuyện như đùa
Ngồi buồn rách việc vẽ chơi
Vẽ ra cái Luật trời ơi hãi hùng
Thủ đô duyên dáng , kiêu hùng
Cấm cho xe buýt chở cùng Nữ-Nam
( Trích vè mới của Hà thành )
Gần đây, Hà Nội đang cố giành quán quân về những đề nghị lạ đời, dù rất nghiêm túc. Nào dự án xây 35 tượng đài tại các thị trấn ngoại thành, mỗi cái tối thiểu 20 tỉ đồng. Rồi đề án tổ chức “Bán rượu bia an toàn” bằng cách đưa đón đệ tử lưu linh tận nhà. Nay có thêm đề nghị “xe buýt riêng cho nữ” để tránh bị quấy rối tình dục.
Hành khách nữ rồi sẽ có tuyến xe buýt riêng? - Ảnh: Ngọc Thắng |
Là dân đi xe buýt khá thường xuyên, tôi dám chắc việc quấy rối tình
dục, nếu có, chỉ là cá biệt và xảy ra vào giờ cao điểm. Khác với xe
buýt bán vé tự động ở các nước, xe buýt Việt Nam thường có tiếp viên,
luôn đi qua lại từ đầu đến cuối xe để bán vé. Đây là nhân tố chính phối
hợp với tài xế và đường dây nóng, ngăn chặn các tệ nạn móc túi hoặc quấy
rối tình dục.
Khoan hãy bàn về việc quấy rối tình dục mà hãy tập trung khắc phục
những tệ nạn khác trên xe buýt. Nếu quan chức và những người có trách
nhiệm đi xe buýt thường xuyên, chắc chắn họ sẽ phát hiện ra nhiều vấn
nạn. Dân nghèo, học sinh, sinh viên đi xe buýt nhiều nhất và chính họ là
"nạn nhân mãn tính" chưa có thuốc chữa vì bị “khủng bố tinh thần”
thường xuyên. Từ việc phóng nhanh, giành đường vượt ẩu đến dừng đột ngột
chờ khách chơi chơi; rồi bóp còi ỏm tỏi, đập thùng xe rầm rập. Tệ hại
nhất là nạn chửi thề khi “tám” điện thoại, khi tài xế và tiếp viên nói
chuyện với nhau. Cứ từng cặp rất ăn ý, tài xế thế nào thì tiếp viên thế
đấy.
Công bằng mà nói, có những tài xế và tiếp viên rất dễ thương, lịch
sự nhưng trước số đông "chợ búa" áp đảo thì như muối bỏ biển. Mỗi năm,
nhà nước bỏ ra hàng chục ngàn tỉ để trợ giá, bù lỗ cho xe buýt, riêng
năm 2014, TP.HCM trợ giá xe buýt hơn 1.500 tỉ. Vậy mà nhà xe đối xử với
khách rất tệ, cứ như họ là người ban ơn, bỏ tiền ra bố thí nên mới
“hành" khách như vậy.
Ở các nước phát triển mà hành xử kiểu đó thì mất việc chắc, chưa kể
phải đền bù thiệt hại thương chấn về tinh thần do việc “khủng bố” gây
ra, dù vô tình hay cố ý. Xe buýt bình thường, cả chục năm vẫn bị dân kêu
như bọng, chẳng có mấy tiến bộ. Giờ đẻ thêm xe buýt nữ, không biết tổ
chức và quản lý kiểu nào. Đẻ ra thì dễ, duy trì và hoạt động hiệu quả
trong thực trạng xe buýt - cùng xe ben và xe bồn được liệt vào “3B -
hung thần đường phố” - mới khó. Xin hãy bớt viển vông và chịu khó vi
hành bằng xe buýt, nhất là giờ cao điểm, để hiểu và chia sẻ những nỗi
khổ mà khách nghèo vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng hàng chục năm qua.
Thay cho đề nghị xe buýt nữ, nên tập trung dứt điểm những vấn nạn
của tài xế và tiếp viên đang ngày càng “sinh sản vô tính”, tra tấn khách
mỗi ngày, trên từng cây số. Nếu không chịu thay đổi, cứ giữ cách làm
cũ, xe buýt nữ sẽ lại càng tệ hại; việc “khủng bố tinh thần” sẽ nguy
hiểm gấp đôi.
(*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một doanh nhân tại TP.HCM
Nguyễn Vũ Mộc Thiêng *
-------------------------------------------------------------------------------Nguồn Thanh Niên
Mời đọc thêm các bài liên quan :
>> Chống quấy rối tình dục, Hà Nội tính phương án xe buýt riêng cho phụ nữ
>> Văn minh xe buýt
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
XEM TRƯỜNG HỢP NÀY ĐỂ RÚT KINH NGHIỆM .
Cảnh sát Giao thông bảo “xã hội đen” đánh gãy răng người bị thổi phạt?
Theo báo " Người cao tuổi "26/12/2014
Ngoài xưng “mày tao” với
dân, một Đại úy Cảnh sát Giao thông (CSGT) ở TP Hồ Chí Minh cũng không
“tiếc lời” khi buông ra những câu thô tục với người bị thổi phạt: “Mày
chụp đi, bể điện thoại mày liền đó”, “Ngu không biết luật”, “Mày ngu
lắm”, “Mày câm cái miệng mày vào”, “Mẹ cho mày gãy răng giờ”… Nghiêm
trọng hơn, còn có một tay anh chị “hỗ trợ” CSGT này dọa nạt người dân…
Gửi thư cũng như tiếp xúc với phóng viên
Báo Người cao tuổi, bạn đọc N.V.L. (ngụ Quận 9, TP Hồ Chí Minh) cho
rằng CSGT đã thổi phạt sai quy định và hết sức bất bình với cách hành xử
không đúng mực, xúc phạm người dân của những người thi hành công vụ
này. Anh L. còn gửi cho chúng tôi video clip ghi lại tất cả những gì
liên quan trong phản ảnh của mình.
Phải bật đèn xi-nhan ở đoạn đường cong?
Anh L. cho biết, khoảng 9 giờ sáng
30/11, anh đi xe gắn máy trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ Sài Gòn về Đồng
Nai. Khi đi đến gần cầu vượt trạm 2 (quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), anh
đã bị một tổ CSGT gồm 3 người thổi phạt do lỗi không bật đèn xi-nhan
(đèn tín hiệu xin đường) ở đoạn đường cong. Theo anh L., CSGT đã thổi
phạt sai. “Đoạn đường này không cần phải bật xi-nhan, vì nó chỉ là đoạn
đường cong một chiều lưu thông, không gây nguy hiểm cho phương tiện phía
sau cũng như không giao cắt với các giao lộ, làn đường khác”.
Đại úy Nguyễn Xuân Lệ chửi bới anh L. khi anh tranh luận về lỗi phạt vô lí.
(Ảnh cắt từ video clip do bạn đọc cung cấp).
Làm việc trực tiếp với anh L. là Đại úy mang bảng tên Nguyễn Xuân Lệ. Anh L. cho biết Đại úy Lệ đã không chào anh theo đúng điều lệ, xưng “mày tao”. Khi anh có ý muốn tranh luận vì cho rằng CSGT thổi phạt lỗi không bật xi-nhan ở đoạn đường này là vô lí và dùng điện thoại ghi hình lại để làm bằng chứng, thì Đại úy Lệ dùng những lời lẽ thô tục: “Về mua cái máy chụp hình mà chụp, cái điện thoại xì cúc đó không ăn thua gì đâu”, “Mày chụp đi, bể điện thoại mày liền đó”, “Ngu không biết luật mà còn cãi”, “Mày ngu lắm”, “Mày câm cái miệng mày vào”, “Mẹ cho mày gãy răng giờ”, v.v…
Khi cuộc tranh cãi thêm gay gắt, một Đại
úy CSGT khác xưng là Tổ trưởng giải thích, đoạn đường cong trên Xa lộ
Hà Nội này gồm 2 làn hỗn hợp cho cả ô-tô và xe máy. Nếu đang từ làn
ngoài mà vào làn trong hay ngược lại thì đều phải bật tín hiệu xi-nhan.
Anh L. trả lời: “Tôi đang chạy làn ngoài và không hề đổi sang làn
trong”. Nghe vậy, Đại úy này yêu cầu anh L. xuất trình đầy đủ giấy tờ
rồi giải quyết cho anh đi mà không phạt nữa (?).
“Mày cho nó gãy răng cho tao”
Trở lại lúc tranh cãi, xảy ra tình huống
Đại úy Lệ đánh vào tay anh L. Anh sợ quá bước lui vào bãi cỏ vệ đường
thì bất ngờ có một thanh niên lạ bịt mặt xông vào từ phía sau đánh anh.
Người này nói kiểu bênh vực người thi hành công vụ: “Mày định đánh Cảnh
sát hả mày?”. Đại úy Lệ sau đó còn bảo tay thanh niên lạ mặt này rằng:
“Mày cho nó gãy răng cho tao”. Suốt cuộc lộn xộn đã không có sự can
thiệp nào của 2 CSGT còn lại. Ít phút sau mới có Đại úy xưng là Tổ
trưởng đến giải quyết. Trong lúc này, người thanh niên lạ bịt mặt đã đi
qua bên kia đường và đứng quay mặt đi hướng khác.
Anh L. cho biết ngoài anh ra, còn rất
nhiều người khi đi qua đoạn đường cong này bị CSGT thổi phạt vì lỗi
không bật đèn xi-nhan. Quá bức xúc, anh đặt vấn đề cách hành xử của
những người được gọi là Công an nhân dân như vậy có đúng không? Họ có
đáng để được phục vụ nhân dân nữa không? Và tay thanh niên bịt mặt kia
là gì, là “xã hội đen” hỗ trợ cho Công an chăng?
Vào sáng ngày 1/12, anh L. gọi điện đến
đường dây nóng của Cục CSGT Đường bộ – Đường sắt (Bộ Công an) để phản
ảnh sự việc và chỉ được hướng dẫn viết đơn gởi đến Giám đốc Công an TP
Hồ Chí Minh hoặc Trưởng phòng CSGT thành phố Hồ Chí Minh để được xử lí.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Đại úy Lệ
và tổ CSGT đã thổi phạt anh L. thuộc Đội CSGT Rạch Chiếc (Phòng CSGT
Đường bộ – Đường sắt, Công an TP Hồ Chí Minh)
Nam Anh
Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014
NGƯỜI CAO TUỔI CÓ NÊN TẬP ĐI BỘ ?
Lợi bất cập hại !
Trong chúng ta, nhiều người thường nhầm lẫn vấn đề phòng bệnh với chữa bệnh. Phòng bệnh là các phương pháp được áp dụng cho những người khỏe mạnh hoặc có yếu tố nguy cơ của một bệnh nào đó. Còn chữa bệnh là những phương pháp được áp dụng để chữa khỏi các căn bệnh đã thể hiện ra. Ví dụ, người ta phòng ngừa loãng xương bằng cách uống sữa từ khi còn trẻ chứ không phải đợi đến lúc bị loãng xương rồi mới tìm sữa để uống.
Ði bộ được xem là một phương pháp phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Nó tiện lợi vì bất cứ ai cũng có thể luyện tập được, không cần trang bị dụng cụ gì ngoài một đôi giày, không cần thể lực cường tráng cũng như năng khiếu. Vì thế, đi bộ được những người cao tuổi rất ưa chuộng.
Người cao tuổi có nên tập đi bộ ?
Giống như mọi môn thể thao khác, đi bộ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Nó thích hợp cho những bệnh nhân tim mạch vì không cần tốn nhiều sức lực, động tác đơn giản, có thể tự điều chỉnh cường độ và thời gian luyện tập. Tuy nhiên, không phải ai tập đi bộ cũng cho kết quả tốt. Có nhiều người càng đi lại càng bị đau nhiều hơn, đặc biệt là những bệnh nhân đau khớp.
Với những khớp gối bình thường, khi duỗi gối, lực ép lên khớp chè đùi gần bằng 0. Khi đi bộ, lực ép này bằng 1/2 trọng lượng cơ thể tức vào khoảng 25-40kg. Người càng béo thì tải trọng này càng lớn và lực càng tăng khi thời gian đi càng dài. Ðiều này giải thích nguyên nhân vì sao một số người cảm thấy đau gối sau khi tập đi bộ. Cơn đau này không giảm đi mà ngày một tăng dần, tỷ lệ thuận với thời gian đi bộ, trọng lượng cơ thể và mặt dốc, độ gập ghềnh của đường tập.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân đau khớp dù thấy đau cũng cố gắng tiếp tục tập đi bộ. Vì vậy, có thể dẫn đến hậu quả là khớp ngày càng tổn thương nhiều hơn. Mà đau chính là dấu hiệu báo động của cơ thể, khi đó cần phải giúp cơ quan bị bệnh được nghỉ ngơi để hồi phục trở lại. Khớp xương cũng vậy, khi đau nhức là do bị viêm khớp, sự nghỉ ngơi lúc này rất cần thiết và cũng là phương pháp giúp giảm đau. Nếu cứ đi bộ trong khi viêm khớp gối, chắc chắn bệnh nhân sẽ bị đau hơn.
Ða số người cao tuổi ai cũng bị thoái hóa khớp gối (osteoarthritis). Thực chất của bệnh là tình trạng lão hóa của khớp gối qua nhiều năm, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Càng đi nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm. Lý do là khi đi đứng sẽ tạo một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa. Lớp sụn đó có tác dụng hấp thu lực đè ép. Nay tác dụng này giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương, gây ra hiện tượng viêm khớp. Từ đó dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh nhân đứng hay đi. Vì thế, với những bệnh nhân này, người ta khuyến cáo phải hạn chế đi lại. Khi đi bộ, cần phải có nạng hay gậy nâng đỡ để giúp giảm tải trọng lên bề mặt khớp hư.
Với những lý do trên, các chuyên gia về xương khớp đã đánh giá đi bộ không phải là môn thể thao tốt đối với người cao tuổi.
Tập luyên môi gì thích hợp với người cao tuổi ?
Những người cao tuổi không có triệu chứng đau gối vẫn có thể tập đi bộ nhưng cần lưu ý đến cường độ và thời gian tập luyện sao cho phù hợp với cơ thể. Khi có triệu chứng đau nhức, cần giảm bớt mức độ tập luyện hay nghỉ ngơi một thời gian rồi mới tập lại. Có nhiều người tập đi bộ từ thời còn trẻ không có vấn đề gì nhưng một ngày nào đó, khi tuổi đã cao, bỗng thấy có vấn đề ở đầu gối. Ðó là vì họ không biết giảm bớt sự vận động cho phù hợp với tuổi tác. Chỉ cần đi ít lại, chậm hơn một chút sẽ giúp cơ thể dễ chịu ngay.
Người cao tuổi rất cần có sự vận động nhưng phải phù hợp với thể trạng. Nguyên tắc vận động ở người cao tuổi là nhẹ nhàng, chậm và liên tục. Tại sao phải như vậy? Vì cơ thể người cao tuổi như một cái máy cũ kỹ, quá trình lão hóa khiến các hệ thống cơ bắp, dây chằng không còn tính đàn hồi tốt nữa. /.
----------------------------------
Sưu tầm trên mạng để tham khảo
Sưu tầm trên mạng để tham khảo
Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014
ÔNG GIÀ NOEL CÓ THẬT KHÔNG BA ?
Con gái à, ông già Noel luôn có thật
Anna, con gái của Ba !
Mấy hôm nay đi ngoài đường, bằng giọng bập bẹ, con cứ kêu lên đầy thích
thú: “Ba, ông già Noel kìa ba. Cây Noel kìa ba”. Đến khi về nhà, con
muốn ba mở những bài nhạc Giáng Sinh mà con vừa nghe trên trường. Tên
bài hát bằng tiếng Anh, còn con chỉ mới hơn 2 tuổi, nên ba phải cố gắng
lắm, vừa nghe vừa đoán để mở cho đúng bài hát.
Thế rồi, khác với mọi đêm luôn yêu cầu ba kể chuyện bà phù thủy, trước
khi ngủ con hỏi ba: “Đêm nay ông già Noel có tới nhà mình không ba?”. Ba
vội trả lời: “Có chứ, ông già Noel đến thăm con”.
Anna à, ba luôn muốn nói nhiều hơn với con về ông già Noel và lý do tại
sao ông già Noel luôn có thật trên đời. Hơn 100 năm trước, năm 1897, một
đồng nghiệp của ba, nhà báo Francis P. Church – Chủ bút tờ báo New York
Sun, đã đích thân viết thư trả lời một cô bé bạn đọc 8 tuổi tên
Virginia O’Hanlon khi cô này gửi thư đến hỏi: “Ông già Noel có thật
không?”. Ông chủ bút đã trả lời: “Đúng thế, Virginia à, ông già Noel có
thật”
“Ông có thật cũng như tình yêu và lòng quảng đại luôn hiện diện quanh
ta, nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta được vui tươi và hạnh phúc. Nếu
không có Ông Già Noel thì thế giới của chúng ta thật ảm đạm biết bao…”
Nhà báo Francis P. Church, viết “Chưa ai tận mắt gặp Ông Già Noel bằng
xương bằng thịt cả, nhưng điều đó không có nghĩa là Ông Già Noel không
có thật. Những điều chân thật nhất trong thế giới chúng ta là những điều
mà trẻ em và người lớn đều không thể thấy được…” Lá thư này trở nên nổi
tiếng và luôn được đăng lại vào mỗi dịp Giáng Sinh đến.
Phải đó Anna, ba luôn muốn nói với con và với tất cả các bạn nhỏ khác
rằng hãy tin vào ông già Noel cũng giống như con luôn tin rằng trong
“rừng”, thật ra là một bãi đất cây cối um tùm trên đường ba chở con đi
học, luôn có con chó sói chờ những em bé không ngoan.
Ông già Noel, thật ra, ở ngay bên cạnh con và ba khi con chìa tay ra cho
một cô bé đi bán vé số cùng mẹ, ở ngay bên cạnh con khi con nhường cho
em trai con bình sữa rồi hỏi ba: “Mình thương em phải không ba?”
Cũng như Anna, ba tin và nhiều khi cũng cần đến ông già Noel.
Đó là khi, ba cùng nhiều người lớn quanh ba cảm thấy mình bất lực và có
lỗi khi để tụi con phải lớn lên trong một xã hội còn nhiều những câu
chuyện thương tâm, đau khổ.
Đó là khi, ba được mời một bữa cơm tối trong ánh đèn tù mù ở một ngôi
nhà lụp xụp bên bìa rừng. Chủ nhà là thân nhân của một bị cáo trong
phiên tòa với nhiều dấu hiệu oan sai. Bữa cơm đó với họ là thịnh soạn,
có đứa nhỏ bằng tuổi con cứ đứng nhìn thòm thèm, người chủ nhà suốt bữa
ăn gọi ba và các đồng nghiệp của ba là “thầy”. Ở người nông dân nghèo
đó, họ rất quý những người sống bằng nghề chữ nghĩa như ba vì họ tin
“các thầy nhà báo” có thể giúp họ mang lại lẽ công bằng. Phiên tòa kết
thúc như dự đoán ban đầu, các dấu hiệu oan sai không được giải quyết,
khi đó, ba lại tự hỏi mình ông già Noel của ba đang ở đâu!
Đó là khi ba gặp được một người cha kể lại hành trình mải miết đi tìm
con gái của mình suốt gần 35 năm, kể từ khi người con gái, khi ấy mới là
một bé gái, bị hải tặc cướp đi khi họ đang trên đường vượt biển.
Còn nhiều, nhiều nữa những câu chuyện mà ba nghĩ vì đó nên cần phải có
ông già Noel trong cuộc đời. Nếu có ai đó không tin và cố gắng làm người
khác không tin rằng ông già Noel là có thật, thì đó là một bất hạnh của
họ.
Phải lâu nữa con mới đọc và hiểu được lá thư này và từ hôm nay cho đến
ngày đó con còn trải qua thật nhiều niềm vui và phải có cả nỗi buồn nữa.
Khi đó, con sẽ lớn lên nhưng ba chỉ mong rằng con sẽ giữ được cái nhìn
trong veo về mọi thứ chung quanh, rằng con vẫn tin rằng ông già Noel
luôn có thật. Bởi vì, chỉ có tình yêu con người mới giúp người ta đỡ
phiền muộn, tiếp tục có niềm tin vào điều mình đang làm, đang sống. Khi
đó mỗi đêm ông già Noel đều đến nhà thăm chúng ta đó, Na à.
---------------------------------
Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014
ĐÊM LẠNH CUỐI NĂM NHỚ ĐOÀN CHUẨN
AI HÁT ĐÚNG LỜI CA KHÚC " GỬI NGƯỜI EM GÁI MIỀN NAM" ?
Hà Nội mùa này lạnh lắm. 8 giờ sáng gọi điện ra cho bạn. Bạn còn ngái ngủ thò đầu ra ngoài chăn thì thào " rét lắm, rét lắm !". Sài Gòn khác. Buổi trưa nắng chói chang nhưng không đến nỗi toát mồ hôi và hừng hực hơi nóng . Chiều 3,4 giờ đã có gió mát từ sông SG thổi vào . Đêm se lạnh . Không quạt máy, không điều hòa nhiệt độ, tôi đóng cửa phòng mở nhạc Đoàn Chuẩn ra nghe và muốn chia sẻ với những bạn cùng đồng điệu tâm hồn như Đỗ Long, Công Lý, Minh Đức, Nguyên Hân, Huy Châu, Thu Giang, Thanh Mai, Minh Gương, Tiến Hoàn, Diệu Huyền, Ngô Hà ...( và rất nhiều bạn khác ). Lại nhớ có lần nghe nói ở gần Hồ Con Rùa (Q1 ) mới khai trương quán Cafe nhạc sống hàng đêm. Tên quán là " Ghi ta gỗ". Tôi và 3 người bạn nữa tìm đến, mới hay chủ quán, kiêm ca sĩ, nhạc công là 1 anh chàng trung niên giảng viên Khoa thanh nhạc từ Hà Nội mới vào Sài thành kiếm sống và để thỏa nỗi đam mê hát tình ca, và hát về Hà Nội . Điều đặc biệt là chàng ca sĩ không tên tuổi này chỉ hát một mình ( đơn ca) , tự đệm "ghi ta thùng" và hát theo yêu cầu của người nghe . Người nghe vừa uống cafe,bia,nước ngọt vừa thưởng thức âm nhạc và có thể giao lưu với ca sĩ . Anh có cách giao lưu rất tự nhiên, lịch lãm. Thí dụ, bạn yêu cầu anh hát " Nhớ mùa thu Hà Nội" anh sẽ đáp ứng ngay và không quên nói đôi lời về Trinh Công Sơn và những "chuyện lượm lặt" xung quanh ca khúc này. Khách có thể đối thoại, thậm chí yêu cầu cùng được hát với ca sĩ. OK ! Tuy chưa thuộc hàng " Sao", nhưng anh đàn hát có hồn và nhất là cách giao lưu đậm chất văn hóa Hà thành nên người HN hay tìm đến quán này.
Lần ấy người bạn đi cùng đề nghị anh hát " Gửi người em gái miền Nam" của Đoàn Chuẩn-Từ Linh . Anh đã hát say sưa, đầy truyền cảm . Chỉ tiếc phần ca từ sai nhiều chỗ so với trí nhớ của tôi lưu lại từ những năm 60 thế kỷ trước !
Vậy số phận người nhạc sĩ tài hoa cùng những đứa con tinh thần đầy chất lãng mạn, trữ tình Hà Nội của Đoàn Chuẩn - trong đó có " Gửi người em gái miên Nam" ra sao ? Và có cả một bị can ngồi tù 8 năm trời trong trại giam chỉ vì yêu rồi hát, rồi lưu giữ nhạc Đoàn Chuẩn ! Số phận họ ra sao ?
Xin các cụ mở nghe và xem Video Clip ngay sau đây :
BÀI NÀY RẤT NÊN ĐỌC .
SỰ ĐÁNG SỢ CỦA NƯỚC MỸ
Lưu Á Châu
(Đây là phần lược dịch bài nói chuyện với các sĩ quan không quân của ông Lưu Á Châu, hiện đang là Trung tướng Chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Xem tóm tắt tiểu sử ở cuối bài )
Trong quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc. Hai nước Trung Quốc–Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản.
Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta còn thường xuyên nói 2 nước “phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau”. Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?
Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?
Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy cũng chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.
Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi." Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8-9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đâu, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ." Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" ... Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám".
Lúc đó tôi mới thấy hết tâm trạng đuối lý của ông.
Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới.
Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm ngộ nghĩnh : nước Mỹ là quốc gia do hàng trăm triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy và hiện giờ cũng vậy, rất nhiều người lãnh đạo ta vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ du học. Một sự tương phản lớn!
Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu?
Tôi cảm thấy có 3 điểm.
Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì lại không có quyền, có chức vụ thì lại không đầu óc.
Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai, sửa sai rồi lại sau sửa.
Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ rồi. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh uy lực của quốc gia.
Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm đến lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong suốt thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì?
Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn trước 10 bước ... Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.
Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang Châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về khoa học kỹ thuật và trang bị vũ khí giữa 2 nước, mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.
Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi.
Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó trong vòng không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự ... Hãy xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành những cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi.
Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm cái vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây mới chính là hiệu ứng tác hại dài hạn.
Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Có dịp thì bạn nên sang Châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: vào lúc sáng sớm, các đường phố lớn ở Châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói : Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.
Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch và tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?
Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức ... Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng vững. Có dân tộc khi gặp tai nạn, thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.
Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình vẫn không rối loạn lắm : người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên ; họ nhường lối đi cho nhau mà không xô đẩy nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh.
Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.
Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người Ả Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những nhóm nhỏ người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người Ả Rập cũng bị tấn công. Vào lúc ấy có khá nhiều người Mỹ da trắng tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người Ả Rập hoặc đến các khu người Ả Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch sắc tộc / tôn giáo tiếp theo.Đó là một tinh thần thế nào nhỉ ?? ...
Á Đông chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức giết sạch già trẻ trai gái gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết thù hận.
Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới khiến máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố ... Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này : Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Rồi sau đó khi toàn thể mọi người nhất trí, họ mới ra tay đánh nhau với bọn không tặc.
Dân chủ là gì; đấy tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm nhuần vào sinh linh của họ, vào trong máu, trong xương cốt.
Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới ??
Trung Quốc ta còn phải phấn đấu nhiều nhiều./.
-----------------------------------
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu Á Châu sinh ngày 19 tháng 10 năm 1952 tại Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây; quê quán ở Túc huyện, nay là quận Dũng Kiều, địa cấp thị Túc Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc; Thượng tướng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
(PLA), nguyên Phó Chính ủy Không quân Trung Quốc; hiện nay là Chính ủy
của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Stanford Mỹ.
Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn
học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là
quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm. Ông là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm.[1]
Lưu Á Châu tham gia quân đội năm 16 tuổi, lần lượt giữ chức vụ phó
tiểu đội trưởng, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng. Năm 44 tuổi được
thăng chức thiếu tướng không quân, bước vào hàng ngũ tướng lĩnh cấp cao
của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Năm 45 tuổi giữ chức Chủ
nhiệm Cục chính trị không quân quân khu Bắc Kinh. Năm 50 tuổi là Chính
ủy không quân, quân khu Thành Đô. Năm 51 tuổi là Phó Chính ủy không quân
kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật quân ủy, và được thăng chức trung
tướng không quân. Hiện nay, Trung tướng Lưu Á Châu, giữ chức Chính ủy
của Đại học Quốc phòng Trung Quốc (Đại học Quốc phòng là trường quân sự
cao nhất của Trung Quốc, trực thuộc sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương,
là cấp đại quân khu; hiệu trưởng, chính ủy của trường này đều thuộc
những chức vụ chính của đại quân khu).[2]
Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014
" ÔI ! MÙA THU HÀ NỘI !" và " BÀI CA THỊT CHÓ"
Người đời đã nói nhiều về vẻ đẹp đến nao lòng của Mùa Thu Hà Nội .
Tuy nhiên, với không ít người dân thủ đô, mùa thu Hà Nội lại không mang vẻ
lãng mạn đến thế. Với họ, mùa thu Hà Nội thật khác... Những hình ảnh
dưới đây đôi khi sẽ khiến bạn bật cười về sự "thật" của mùa thu.
Dù
thế nào, hẳn nhiều bạn sẽ đồng tình rằng, mùa thu Hà Nội thật sự đặc
biệt và chúng ta vẫn rất yêu mùa thu Hà Nội, phải không nào?
(Nguồn: Wikipedia)
----------------------------------------
LẦN ĐẦU TIÊN THỊT CHÓ MẮM TÔM VÀO CA KHÚC
Mời các cụ ( Đặc biệt mời các cụ Hội viên Hội Thịt chó Cầu Ngà )
Nghe ca khúc "Bài ca thịt chó". Đây là ca khúc do Nhạc sĩ ca sĩ Hải Phong sáng tác
cho bộ phim " Cột mốc 23" khởi chiếu ngày 11/11/2011
Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014
50% QUAN CHỨC TP.HCM KHÔNG THÈM DÙNG E-MAIL (!)
Thời buổi công nghệ thông tin này, không biết sử dụng
Internet nói chung, hộp thư điện tử nói riêng cho công việc của mình
chẳng khác mấy cái anh… mù chữ, không biết đọc, biết viết.
“Tin buồn là tính chung chỉ có 50% lãnh đạo sử dụng thư điện
tử. Sử dụng hiệu quả từ giải quyết thủ tục hồ sơ, trao đổi nhanh lắm,
chủ tịch quận, huyện làm rất nhanh nhưng chúng ta không chịu” – Ông Hà
nói.
Ông Hà còn không ngần ngại chỉ ra lãnh đạo hai đơn vị là Sở
LĐ-TB-XH 100% không sử dụng và Sở Xây dựng chỉ có 13% lãnh đạo sử dụng
hộp thư điện tử.
Có lẽ không cần phải chứng minh những tiện lợi của Internet,
chỉ lấy vài con số để tham khảo, đó là càng ở các quốc gia phát triển,
tỉ lệ sử dụng Internet càng cao.
Cụ thể con số thống kê năm 2012: Na Uy là 94,9%, Thụy Điển 92,5%, Hoa Kỳ 78,1%, Nhật Bản 79,5%, Đức 83%, Anh 83,6%…
Tại Việt Nam, số người sử dụng Internet cũng gia tăng nhanh chóng, lọt vào top 20 quốc gia sử dụng Internet nhiều nhất thế giới.
Riêng đối với hộp thư điện tử, có lẽ hàng triệu người Việt
Nam giờ đây sẽ không thể tưởng tượng được nếu một ngày nào đó trên thế
giới không tồn tại phương tiện này.
Nó đã trở thành công cụ lao động như là cái cày, cái cuốc của
người nông dân. Như con thuyền, tấm lưới của ngư dân hay cái cưa, cái
rìu của người thợ mộc.
Thời buổi công nghệ thông tin này, không biết sử dụng
Internet nói chung, hộp thư điện tử nói riêng cho công việc của mình
chẳng khác mấy cái anh… mù chữ, không biết đọc, biết viết.
Thế nên thật ngạc nhiên khi tại TP Hồ Chí Minh, một trung tâm
kinh tế, khoa học nước nhà với lớp cán bộ được coi là trẻ trung, năng
động nhưng lại có đến 50% số cán bộ lãnh đạo không sử dụng hộp thư điện
tử.
Và càng ngạc nhiên hơn khi những cơ quan đáng ra phải rất coi
trọng phương tiện này như Sở LĐ-TB&XH và Sở Xây dựng lại có tỉ lệ
thấp đến… thê thảm.
Điều này có lẽ đủ để lý giải vì sao công việc của họ luôn trì trệ.
Trong khi đó, người viết bài này đã từng chứng kiến các cụ
U90 như lão Nhà báo Phan Quang, Nhà báo Hữu Thọ hay nguyên Phó Thủ tướng
Chính phủ Đoàn Duy Thành… thường xuyên sử dụng hộp điện tử trong giao
dịch.
Một câu hỏi đặt ra là những máy tính, laptop, Ipad… được cơ
quan trang bị đã được dùng làm gì? Cho con, cho cháu hay chỉ là phương
tiện chơi game, xem phim giải trí…?
Nỗi thất vọng này được Phó Chủ tịch Hà than thở bằng một câu
nói đầy hình ảnh: “Ta trang bị xe hơi mà không biết lái thì vô phương”.
Vâng, sắm ô tô dù có là Rolls-Rovce, Benley hay BMW mà không biết sử dụng thì cũng chỉ là… cục sắt..
Có
lẽ đã đến lúc cán bộ lãnh đạo phải công bố công khai hộp thư điện tử
như một qui định bắt buộc để họ “làm quen” đồng thời cũng là phương tiện
để tiếp nhận những phản ánh từ người dân.
———–
Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014
TẠI SAO TẠM NGỪNG THI HÀNH ÁN ĐỐI VỚI TỬ TÙ HỒ DUY HẢI
Mõ Calathau xin phát biểu, trước khi mời các cụ đọc bài điểm tin của Trưởng thôn Khoai Lang về vụ này .
Trên thế giới, nhiều quốc gia hiện nay đã bỏ hình phạt tử hình . Mõ nghĩ, ở VN chưa thể bỏ, nhưng từ hình một bị cáo không thể dễ dàng như thế này được. Dù sau này có thể các cơ quan chức năng tỉnh táo nhất đưa ra những bằng chứng thuyết phục mọi người rằng Hải quả là đã giết người cướp của, tử hình đối với y là đúng, thì cách điều tra xét hỏi kể cả toàn bộ quá trình tố tụng từ sơ thẩm đến phúc thẩm đã thiếu tình người, thiếu tính thuyết phục.
Hãy nhớ rằng : Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản, được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại. Ngày nay, nguyên tắc suy đoán vô tội được nhiều Nhà nước coi là nguyên tắc của tố tụng hình sự, được đánh giá là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người. Nguyên tắc này đã được công nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về Quyền chính trị, dân sự năm 1966 của Liên hiệp quốc. Nguyên tắc suy đoán vô tội được Việt Nam cam kết thực hiện thông qua sự kiện Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/9/1982
Hãy nhớ rằng : Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản, được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại. Ngày nay, nguyên tắc suy đoán vô tội được nhiều Nhà nước coi là nguyên tắc của tố tụng hình sự, được đánh giá là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người. Nguyên tắc này đã được công nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về Quyền chính trị, dân sự năm 1966 của Liên hiệp quốc. Nguyên tắc suy đoán vô tội được Việt Nam cam kết thực hiện thông qua sự kiện Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/9/1982
Vụ tử tù Hồ Duy Hải
Nguyễn Quang Vinh ( Nhà văn điểm tin)
Báo chí đang viết rất nhiều bài về vụ án
này và bài nào cũng đứng về phía Hồ Duy Hải vì đơn giản là căn cứ vào
nội dung bản án, vô số những lập luận, chứng cứ đều gửi một thông điệp:
Hồ Duy Hải vô tội.
Không thể có một bản án về tội trạng của một cọn người mà không đưa ra được chứng cứ nào, lại chỉ căn cứ vào sự "nhận tội", anh cứ nhận tôi đi, còn chúng tôi phải chứng mình là anh có tội, không chứng minh được, anh tự do, rứa thôi-đó là LUẬT.
Không thể chấp nhận vật chứng vụ án lại được mua ở chợ mang về....
Không thể chấp nhận cơ quan điều tra, rồi viện, tòa đều ngó lơ không trả lời câu hỏi vô cùng đơn giản: Phát hiện nhiều dấu vân tay của tội phạm tại hiện trường mà theo cơ quan giám định không phải là dấu vân tay của Hải, vậy nó là của ai?
Không thể chấp nhận luật sư chỉ định lại chính là nguyên Trưởng phòng cảnh sát điều tra, vì thế khi ra tòa, luật sư đáng ra phải tìm mọi chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ thân chủ thì "luật sư" này xơn xớt ép, buộc, mớm, gạ, cố gắng hết sức để thân chủ phải có tội thì đến con ruồi cũng phì cười vì độ phỉ báng luật pháp không thể phỉ báng hơn. Còn luật sư gia đình mời thì bị bó chân bó tay hạn chế tối thiểu mọi hoạt động thì nghĩa là sao?
Không thể chấp nhận Lệnh phê chuẩn bắt khẩn cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An lại ghi rõ là bắt Nguyễn Duy Hải, trong khi người bị bắt là Hồ Duy Hải, dù bất cứ lý do biện minh gì thì đây là sự bắt đầu của một lối làm việc cẩu thả đến phẫn nộ và như thế hơn 6 năm qua, lệnh bắt sai tên nằm hết trong vô số hồ sơ về vụ án này, chuyển đi vô số cấp mà không ai phát hiện ra sai sót vì đơn giản, chả ai đọc.
Không thể chấp nhận đơn khiếu nại của gia đình 6 năm trời mà không tới tay bất cứ một vị lãnh đạo có trách nhiệm nào, để rồi chỉ có những báo cáo ở các cấp tư pháp báo cáo lên trên xử đúng, xử đúng, xử đúng...
Và báo chí đã kiên trì vào cuộc từ suốt mấy năm qua.
Và các luật sư đã kiên trì bám đuổi vụ án vì hai chữ CÔNG LÝ.
May mắn cho Hải, cử tri đã nói với Chủ tịch nước.
Những báo cáo riêng rẻ lên cấp cao.
Bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, bạn đồng nghiệp của tôi đã trao tận tay Hồ sơ vụ việc và đơn kêu oan của gia đình tới tận tay Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 2/12/2014.
Còn bao nhiêu ngày cho tính mạng của Hồ Duy Hải? 22 ngày nữa.
HỎA TỐC! HỎA TỐC! HỎA TỐC.
Không thể có một bản án về tội trạng của một cọn người mà không đưa ra được chứng cứ nào, lại chỉ căn cứ vào sự "nhận tội", anh cứ nhận tôi đi, còn chúng tôi phải chứng mình là anh có tội, không chứng minh được, anh tự do, rứa thôi-đó là LUẬT.
Không thể chấp nhận vật chứng vụ án lại được mua ở chợ mang về....
Không thể chấp nhận cơ quan điều tra, rồi viện, tòa đều ngó lơ không trả lời câu hỏi vô cùng đơn giản: Phát hiện nhiều dấu vân tay của tội phạm tại hiện trường mà theo cơ quan giám định không phải là dấu vân tay của Hải, vậy nó là của ai?
Không thể chấp nhận luật sư chỉ định lại chính là nguyên Trưởng phòng cảnh sát điều tra, vì thế khi ra tòa, luật sư đáng ra phải tìm mọi chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ thân chủ thì "luật sư" này xơn xớt ép, buộc, mớm, gạ, cố gắng hết sức để thân chủ phải có tội thì đến con ruồi cũng phì cười vì độ phỉ báng luật pháp không thể phỉ báng hơn. Còn luật sư gia đình mời thì bị bó chân bó tay hạn chế tối thiểu mọi hoạt động thì nghĩa là sao?
Không thể chấp nhận Lệnh phê chuẩn bắt khẩn cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An lại ghi rõ là bắt Nguyễn Duy Hải, trong khi người bị bắt là Hồ Duy Hải, dù bất cứ lý do biện minh gì thì đây là sự bắt đầu của một lối làm việc cẩu thả đến phẫn nộ và như thế hơn 6 năm qua, lệnh bắt sai tên nằm hết trong vô số hồ sơ về vụ án này, chuyển đi vô số cấp mà không ai phát hiện ra sai sót vì đơn giản, chả ai đọc.
Không thể chấp nhận đơn khiếu nại của gia đình 6 năm trời mà không tới tay bất cứ một vị lãnh đạo có trách nhiệm nào, để rồi chỉ có những báo cáo ở các cấp tư pháp báo cáo lên trên xử đúng, xử đúng, xử đúng...
Và báo chí đã kiên trì vào cuộc từ suốt mấy năm qua.
Và các luật sư đã kiên trì bám đuổi vụ án vì hai chữ CÔNG LÝ.
May mắn cho Hải, cử tri đã nói với Chủ tịch nước.
Những báo cáo riêng rẻ lên cấp cao.
Bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, bạn đồng nghiệp của tôi đã trao tận tay Hồ sơ vụ việc và đơn kêu oan của gia đình tới tận tay Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 2/12/2014.
Còn bao nhiêu ngày cho tính mạng của Hồ Duy Hải? 22 ngày nữa.
HỎA TỐC! HỎA TỐC! HỎA TỐC.
Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014
XUNG QUANH GIẢI HOA HẬU 2014
Cần thay đổi cách chấm giải hoa hậu
>> Sự thật về ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu
>> Hoa hậu Việt Nam 2014 không xứng đáng?
Trần Đình Thu
TNO
- Không thể chấp nhận một người có khuôn mặt kém khả ái khi lên hình
nắm giữ vương miện hoa hậu. Đơn giản vì hầu như công chúng chỉ biết đến
hoa hậu qua hình ảnh chứ mấy ai gặp được ngoài đời thật!
Với sự cố tranh cãi về hoa hậu Việt Nam năm nay, là một đạo diễn phim,
tôi hiểu đã xảy ra tình huống như sau: Cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên có khuôn
mặt không đến nỗi tệ lắm ở ngoài đời, nhưng lại kém khả ái khi lên hình.
Điều này cũng thường xảy ra khi chúng tôi chọn diễn viên. Với những
người như vậy, chúng tôi thường không mời họ vào vai chính.
Hoa hậu cũng vậy. Không thể chấp nhận một người có khuôn mặt kém khả ái
khi lên hình nắm giữ vương miện hoa hậu. Đơn giản vì hầu như công chúng
chỉ biết đến hoa hậu qua hình ảnh chứ mấy ai gặp được ngoài đời thật. Vì
vậy theo tôi, ngoài việc lấy các chỉ số cơ thể, cần lấy thêm một chỉ số
là khuôn mặt khả ái khi lên hình. Các cô gái khi vào top 20 cần được
lấy các bản ảnh khuôn mặt để chấm thêm một vòng trước khi vào sâu hơn.
Để đảm bảo rằng trong top 5 không có cô gái nào có khuôn mặt kém khả ái
khi lên hình.
Với góc nhìn của tôi, khuôn mặt của hoa hậu năm nay quá kém khả ái khi
lên hình. Ngoài việc khuôn mặt không ăn hình, tôi còn chấm điểm zero cho
người làm kiểu tóc của cô ấy. Cô gái này có cái trán cao, lẽ ra người
làm tóc phải biết mà chọn kiểu tóc nào che bớt khuyết điểm này, ngược
lại họ làm một kiểu tóc để lộ hoàn toàn cái trán cao của cô ấy ra. Lỗi
này vừa thuộc về người làm tóc vừa thuộc về người phụ trách hình ảnh của
cuộc thi.
Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014
2.12 KỶ NIỆM SINH NHẬT CHÁU NỘI TÍTI ( 5TUỔI)
Cháu nội tôi, tên khai sinh là Vũ Hoàng Anh, ở nhà gọi cháu là Tí Ti . Ở Trường Mầm Non ACADEMY SAIGON , cháu nhỏ nhắn nhất lớp . Kỷ niệm SN năm nay cháu tròn 5 tuổi. Đây cũng là năm học cuối cùng của cháu ở Trường này. Sang năm cháu đã vào Lớp 1 rồi. Chưa biết học ở đâu, trường nào ?
Sinh nhật cháu năm nào cũng tổ chức chính ở Lớp , giống như tất cả các bạn khác. Bánh, kẹo, sữa, nước ngọt v.v...cha mẹ mua sẵn rồi mang đến Lớp giao cho cô giáo. Đến cuối ngày các cô trang trí , bày tiệc rồi tuyên bố lý do . Tất cả các bạn vỗ tay và cùng hát vang bài HAPPY BIRTHDAY . Một bạn sẽ thay mặt cả Lớp tặng " nhân vật chính" 1 món quà ( Con gái thì búp bê, con trai thì đồ chơi xe cộ chằng hạn) . Quà của Tí Ti năm nay là chú gấu nằm ngủ trên mặt trăng . Tí Ti nhận ra ngay hình ảnh quen thuộc trong tiết mục " Chúc bé ngủ ngoan" của Đài Truyền hình VN. Tiếp theo là chụp ảnh với cô giáo và từng nhóm các bạn .
Sôi nổi nhất là tiết mục TiTi cùng các cô mang bánh kẹo nước ngọt đến từng bàn cho các bạn cùng ăn . Ăn không hết các cô còn gói lại cho các cháu mang về khoe với gia đình . Tôi đã được vài lần TíTi mang phần quà về khoe . Thực ra chỉ là cái bánh, cái kẹo nhưng cháu rất vui và có phần ...trân trọng .
Ông nội có cái thú là tới dự và chụp ảnh cho cháu. Nhiều lần rồi, nào Khai giảng, Bế giảng, Sinh nhật, Noel, ngày 20/11v.v...Đặc biệt Kỷ niệm Sinh nhật . Mỗi năm cháu lớn lên, thêm 1 tuổi. Ông nội thì gần hơn với cái ngày "Về thế giới bên kia". Mươi, mười hai năm nữa cháu tôi trở thành một thiếu nữ , cháu sẽ giở những tấm hình ông chụp ra xem và khoe với các bạn :" Ông mình chụp đấy. Ông mất rồi nhưng ông luôn phù hộ cho mình ...Vì sao ư ? Vì ông là ông nội mà !"
Với các bạn gái cùng Lớp
Với các cô giáo
Buổi tối ở nhà ( Ông Nội Photoshop )
Hai ông cháu tôi đây .( Nhờ cô giáo bấm máy)
Người Nga tự hỏi :" Chúng ta đã làm được gì ở Liên Xô và đang làm gì ở Nga ?"
Theo: shri-boomer
1. Ở Liên Xô chúng ta chế tạo được tàu vũ trụ "Energiya-Buran" và vào
năm 1988, khi nó thực hiện chuyến bay lên quỹ đạo và trở về theo chế độ
tự động, chúng ta đã ở gần với Sao Hỏa hơn bây giờ.
2. Ở Liên Xô chúng ta bán bất kỳ chai lọ, kim loại phế liệu và giấy thải
nào. Mọi người đến cửa hàng với túi lưới. Tại các thị trấn và làng mạc,
vấn đề như thức ăn thừa đơn giản là không tồn tại. Bánh mì sấy khô
trong lò sấy, xương cho chó và mèo, nếu một ai trong những người hàng
xóm có con bò hoặc một con lợn, thì mang thức ăn thừa cho chúng. Không
có túi nhựa, bộ đồ ăn và giấy gói dùng một lần làm giảm tối đa hoạt
động của xe chở rác và bãi chôn lấp không lớn hơn thành phố.
3. Ở Liên Xô, chúng ta uống soda, bia và kvas sau một người khác từ
chiếc cốc được rửa sạch bằng nước. Tuy nhiên, không hề có bệnh dịch,
không có bệnh phổ biến tràn làn ở Nga hiện nay như viêm gan và bệnh lao
phổi.
4. Ở Liên Xô giáo dục đại học không phải trả tiền. Điều này cũng không
tốt cũng không xấu. Đơn giản với học vấn như thế thực tế hoàn toàn ngăn
cản những kẻ lười lười biếng và học sinh bỏ học. Mọi người phải làm việc
theo chuyên môn của mình và con đường thăng tiến dài lâu đang đợi họ ở
phía trước.
Ở Liên Xô, "tầng lớp tinh hoa/elite" là khái niệm văn hóa, trí tuệ, bao gồm các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau.
Ở Nga, những kẻ lừa đảo và trộm cắp chiếm những chỗ "ngon lành", học vấn
đại học học chỉ cần để làm "vỏ bọc", những kẻ không có chuyên môn lãnh
đạo các lĩnh vực và ngành phức tạp, đôi khi có ý nghĩa chiến lược.
"Tầng lớp tinh hoa" ở Nga - đó là phạm vi hẹp của những kẻ mới nổi, giàu
lên nhờ kiếm chác từ tài sản nhà nước và ngân sách cũng như đội ngũ trí
thức phục vụ họ được đưa vào bộ máy quyền lực.
5. Ở Liên Xô người ta ghét những kẻ hãnh tiến và kẻ biển thủ, trộm cắp.
Trong thời đại cầm quyền của băng nhóm Yeltsin-Gaidar-Chubais-
Berezovsky, họ xem thái độ ghét bỏ này là tâm lý nô lệ của "thời Xô
Viết". Khế ước xã hội giữa công dân và nhà nước nằm trong định đề đơn
giản: cần nhận có mức độ.
Sớm muộn gì các nhân viên dũng cảm của tổ chức OBKHSS/ОБХСС cũng sẽ đến hỏi thăm những con lợn tham lam.
Ở Nga tài sản phô trương trở thành cách thể hiện nổi bật trong xã hội.
Người "thành đạt" ở đây được thường được hiểu là là những người ăn cắp
khôn khéo và tránh bị trừng phạt
6. Ở Liên Xô mọi người đôi khi vay nợ của nhau cho đến khi "nhận được
tiền" thì trả. Nhưng không một ai nhớ trường hợp khi người nào đó chưa
trả nợ. Điều này đơn giản là không thể. Nhìn chung, dư luận xã hội lúc
bấy giờ không thể xem thường. Nhìn chung, ở Liên Xô dư luận đóng vai trò
rất quan trọng, thông qua các tiêu chuẩn đạo đức được quy định, rất gần
với Christian.
Ở Nga rất phổ biến câu nói "chỉ kẻ nhát gan mới trả nợ", các chuẩn mực
đạo đức - đó chính xác chỉ là cái cớ để đàm tiếu, còn đối với người
"nghiêm túc", dư luận xã hội - đó là lời nói rỗng tuếch.
7. Ở Liên Xô không nhiều kẻ cướp bị giam trong tù. Ở Nga, chúng chỉ huy
cảnh sát và nghe hết các báo cáo của các nhân viên cảnh sát trong các
hội kín. Ở Liên Xô, chỉ những người lái máy kéo và xe liên hợp uống bia
rượu sau tay lái, còn ở Nga là các đại biểu, quan chức và doanh nhân. Ở
Liên Xô, trừng phạt cho hành vi sai trái là không thể tránh được như ở
Anh hay Hoa Kỳ.
Ở Nga khái niệm này không tồn tại.
8. Ở Liên Xô, với một vài trường hợp ngoại lệ, để thăng tiến thực tế cần
có tài năng đặc biệt hoặc làm việc nhiều và cật lực. Ở Nga, các mối
quan hệ, những trò giảo hoạt và tiền bạc trở thành hành đầu. Ở Liên Xô
để trở thành đại biểu thậm chí của hội đồng quận, cần có công lao thiết
thực và danh tiếng tuyệt vời.
Ở Nga để làm được điều đó chỉ cần tiền là đủ.
9. Ở Liên Xô thời kỳ cuối, dân chúng không thích nghe tuyên truyền và
không tin vào tuyên truyền. Đảng CS Liên Xô và dân chúng ở trong một
thỏa thuận ngầm. Người dân là ra vẻ tin những gì rao giảng từ các khán
đài. Đảng làm ra vẻ tin vào những giáo điều ý thức hệ của các nhà kinh
điển Maxism-Leninism. Ở Nga, tuyên truyền nhà nước đã trở thành công cụ
"giao tiếp" chính của bộ máy đảng-nhà nước-đảng và công dân.
Ở Liên Xô chúng ta là dân tộc đọc sách báo nhiều nhất. Ở Nga mọi người chỉ đọc các chương trình truyền hình và báo chí lá cải.
10. Ở Liên Xô, dù cho điều gì xảy ra chăng nữa, những phẩm chất của con
người được đánh giá cao trước hết đó là lương thiện, trung thực, lòng
nhân ái, khiêm tốn, tình yêu lao động, tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng
giúp đỡ người khác và tính chuyên nghiệp. Ngay cả khi một người như vậy
không đạt được những thành công đặc biệt nào đó, vẫn được xã hội tôn
trọng đầy đủ. Điều này thực tế giúp mọi người sống.
Còn bây giờ ở Nga người ta đánh giá cao điều gì, các bạn tự viết tiếp.
Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014
NGUYÊN CHÁNH THANH TRA CP PHỦ TỪNG LÀ QUÂN NHÂN ĐÀO NGŨ ?
Mõ Calathau : Phải công nhận phanh phui các quan tham nhũng vô cùng khó khăn, thậm chí nhiều trường hợp là tự ghè đá vào chân mình mà không đem đến kết quả gì ngoài thiệt thòi nguy hiểm cho bản thân người tố cáo. Trong vụ Trần văn Truyền - một "đồng chí Bao Công đảng viên CSVN" đã hạ cánh, ẩn náu sau khi đã bội thực vì ăn tham , đã không thoát khỏi búa rừu dư luận chính là nhờ báo chí, mà đi hàng đầu là báo NGƯỜI CAO TUỔI - Tờ báo của HỘI CHÚNG TA ! Tờ báo này đã đi đến tận cùng của sự việc, và chuyện ông Truyền bị nghi ngờ là quân nhân Việt Cộng đào ngũ cũng được nêu lên và yêu cầu được làm sáng tỏ. Vậy là ông Truyền hạ cánh chưa hết gặp nạn. Cú này thì máy bay chắc "nổ tung xác pháo" ! Trước đó chưa đầy 1 tháng đã có vụ thằng cha Hồ Xuân Mãn khai man, cướp công của liệt sĩ, đồng đội để thành Anh hùng LLVT, leo lên đến tận quan đầu tỉnh (Bí thư tỉnh Thừa Thiên-Huế ), đảng viên tiêu biểu điển hình toàn quốc Học tập đạo đức HCM mới kinh !
Đấy mới chỉ là màn dạo đầu " Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ ". Núp đằng sau còn một ổ sâu lớn đã và đang đục khoét " ăn hết của dân" , thì chưa dám động tới ! Vì sao , vì như ông Sinh Hùng nói trước QH rằng " Kỷ luật cách chức hết thì lấy đâu cán bộ làm việc !". Nói nghe được không ?
Xin trích một phần trong bài báo của Hội NGƯỜI CAO TUỔI .
( Trích) Theo điều tra của Báo Người cao tuổi tại
Bến Tre, ông Trần Văn Truyền xuất thân từ một quân nhân ở Đại đội 3,
Tiểu đoàn 516. Khi ra trận, do trực thăng của địch ruồng bố, chiến sĩ
Trần Văn Truyền bỏ ngũ, trốn về làm công tác Đoàn Thanh niên ở huyện Ba
Tri. Do “quan hệ” với con gái Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy, ông bố vợ
tương lai bố trí “chàng rể” làm ở Ban Tổ chức Huyện ủy. Sau này ông
Truyền báo cáo tổ chức, do bị thương nên không quay về đơn vị cũ. Vậy
ngọn gió nào đưa ông lên chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, rồi lên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh
ủy Bến Tre. Ngồi ghế này, lợi dụng lúc Bí thư Tỉnh ủy đi họp Trung ương,
ông Truyền “hiến kế” rút ngân sách của Ban Tài chính Quản trị phân phát
cho mỗi Tỉnh ủy viên một xe gắn máy Drem II trị giá 20 triệu đồng. Ủy
viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được gấp đôi (40 triệu đồng). Nhiều cán bộ
lão thành đã nghỉ hưu gửi đơn tố cáo lên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lúc ấy
và có chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc. Vậy mà ông Truyền vẫn lên
giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi lên cao hơn ở ngoài Trung ương. Nhiều cán
bộ lão thành ở Bến Tre nhận xét: “Ba Truyền tham nhũng có truyền
thống!”. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham ô, vụ lợi, khai man tài sản,
dối lừa. Ngay khi Báo Người cao tuổi phát hiện đăng bài báo đầu tiên về
ông Trần Văn Truyền thì ông Cao Văn Trọng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre trả lời với báo chí về
khu đất 16.567,4m2 của con trai và 8.000m2 đất của con gái ông Truyền
mua với nhiều căn nhà ở các nơi, con trai ông Truyền mua rồi “san lấp
cải tạo lại, nhà ông Truyền xây cũng nhỏ, đơn sơ, đồ đạc không có gì”.
Phát ngôn bao che, đánh lừa dư luận của ông Cao Văn Trọng như thế cũng
cần xem xét lại tư cách, cán bộ. Nhân dân Bến Tre ví von ông Trọng “là
Lê Lai cứu chúa… chổm”. Khu đất 315m2 ông Truyền làm nhà cho thuê tại số
598 – B5, đường Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, tuy ông Truyền
không có đơn xin cấp đất và cũng không có xác nhận của cơ quan, nhưng
ông Huỳnh Văn Be, Chủ tịch UBND tỉnh lúc ấy vẫn biếu không. Con trai ông
Be mới chỉ Thiếu úy cũng được bố cấp hàng nghìn mét vuông xây biệt thự.
Khu đất này nguyên là ruộng canh tác hợp pháp của một hộ gia đình có 11
nhà giáo, trước giải phóng miền Nam bị chế độ Ngụy quyền chiếm đoạt,
sau giải phóng hộ dân này gửi hàng trăm lá đơn xin lại thì ông Huỳnh Văn
Be quyết định không trả (11/12 người trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề
nghị xem xét, giải quyết) ông Be giữ lại phân phát cho 10 cán bộ của
tỉnh.
Cánh cổng vào dinh thự của ông Truyền trị giá 1/2 tỷ ! |
--------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: báo "Người cao tuổi" . Đọc toàn văn TAI ĐÂY còn nhiều chuyện "hay"
Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014
CÒN NHIỀU KHUẤT TẤT XUNG QUANH VỤ TRẦN VĂN TRUYỀN
Lộ một sự thật khác vụ thu hồi nhà, đất của ông Trần Văn Truyền
(LĐ) - Số 277
Hữu Danh - Đăng Hải
Ông Nguyễn Văn Hùng bên phần đất được cấp cho ông Trần Văn Truyền.
Miếng đất trị giá nhiều tỉ đồng của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ - đang bị tỉnh Bến Tre thu hồi, nhiều năm nay, một người dân đã khiếu nại quyết liệt để đòi lại.
Theo hồ sơ,
năm 1955, vợ chồng ông Nguyễn Văn Năm và bà Lạc Thị Xiếu mua 2,5ha đất
ruộng ở thị xã Bến Tre và sử dụng một phần đất trong số này để chôn cất
người thân. Năm 1966, chính quyền chế độ cũ lấy đất này làm căn cứ quân
sự, làm hàng rào chừa 1.182m2 đất mồ mả cho gia đình ông Năm. Sau giải
phóng, phần đất này được chính quyền tiếp quản, sau đó sử dụng làm Ban
Quân y Tỉnh đội. Năm 1977, ông Nguyễn Văn Năm khiếu nại đòi lại miếng
đất 1.182m2, nhưng không được giải quyết. Dù vậy, gia đình ông Năm vẫn
chôn cất người thân và sử dụng phần đất 1.182m2 phía ngoài tường rào,
vừa tiếp tục khiếu nại đòi đất.
Tuy nhiên, tháng 12.1992, một phần thửa đất 1.182m2 này (tại số 598B5
Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương) được Quân khu 9 cấp cho ông Trần
Văn Truyền với diện tích 351m2. Phần đất còn lại không nằm trong đơn vị
quân y cũng được cấp cho nhiều cán bộ khác. Phát hiện đất bị mất, vợ
chồng ông Năm đã già yếu nên ủy quyền cho con trai là Nguyễn Văn Hùng
đòi lại. Ông Hùng khiếu nại trong thời gian dài, đến ngày 10.8.2005, Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Quốc Bảo ban hành Quyết định
2666/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại của ông Hùng. Theo đó, việc ông Hùng
xin lại 1.182m2 đất là không phù hợp quy định. Tuy nhiên, trong diện
tích này có mồ mả của gia đình ông Hùng nên UBND thị xã Bến Tre sẽ giải
quyết cho gia đình 29,9m2 (đo đạc thực tế).
Theo khiếu nại của ông Hùng và theo xác minh của chúng tôi, phần đất
mà gia đình ông Hùng đòi nhưng không được trả lại, đã được cấp cho nhiều
cán bộ. Trao đổi với PV báo Lao Động, ông Hùng nói: “Mấy chục năm khiếu
nại đòi đất, tôi đã phải bán một nửa căn nhà đang ở để làm chi phí. Tôi
đã khiếu nại ra tới Thanh tra Chính phủ nhiều lần nhưng không ai giải
quyết”.
Đối với căn nhà số 6 Lê Qúy Đôn, phường 1, thành phố Bến Tre mà ông
Truyền được mua theo Nghị định 61, nhiều cán bộ về hưu cho biết, thực
chất đây không phải là một căn nhà mà là 2 căn liền kề. Năm 2002, ông
Trần Văn Truyền muốn thuê khối nhà này. Cty Xây dựng và phát triển nhà
Bến Tre tiến hành “cải tạo” khối nhà với chi phí hơn 413 triệu đồng
(thời giá năm 2002). Ông Truyền thuê một thời gian ngắn thì xin mua luôn
và chỉ phải nộp cho Nhà nước gần 300 triệu đồng. Hiện căn nhà này có
giá trị nhiều tỉ đồng. Ngoài phần đất được “cho không” ở đường Nguyễn
Thị Định và “bán như cho” ở đường Lê Quý Đôn, chúng tôi còn phát hiện
ông Truyền được địa phương “cho thuê” một căn nhà mặt tiền trên đường
Đoàn Hoàng Minh (phường 6, thành phố Bến Tre).
Để có thêm thông tin về các bất động sản này, chúng tôi đã liên hệ
với Sở Xây dựng tỉnh Bến Tre để xin hồ sơ. Tuy nhiên, cơ quan này cho
biết, Trung tâm phát triển quỹ nhà đất tỉnh Bến Tre quản lý hồ sơ. Chúng
tôi liên hệ với cơ quan này thì một cán bộ cho biết, trung tâm mới
thành lập 4 năm nay nên cần phải có thời gian để tìm lại.
---------------------------------
Nguồn : Báo Lao Động
Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014
PHIM "NHẶT XƯƠNG CHO THẦY" CÓ ĐÁNG BỊ PHẠT KHÔNG ?
BĐH - Gọi là phim nhưng thực ra đây chỉ là 1clip hoạt hình kỹ thuật yếu, dài 3 phút trong mục " Quà tặng cuộc sống" do Ban BT Chương trình VTV phụ trách. Clip này nói về một ông thày xấu tính, tham ăn, thậm chí ăn tranh cả phần của trò nhưng lại làm ra vẻ đạo mạo, khiêm nhường. Clip tựa như câu chuyện tiếu lâm chọc quê thầy đồ "liếm đĩa mỡ" nhưng tệ hại ơn nhiều. Điều đáng nói lại được phát trên sóng đài TH quốc gia vào đêm trước ngày Hiến chương quốc tế nhà giáo (19/11). Ngay lập tức , sau khi phát sống, dư luận đặt câu hỏi :" VTV muốn gì đây ? Bôi nhọ nhà giáo VN chăng ? Phe bên kia bênh, cho rằng VTV dũng cảm chỉ trích tiêu cực trong ngành giáo dục . Vài ngày sau Thanh
tra Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) nhào zô. Kết quả THVN bị xử phạt vi phạm hành chính (30
triệu đồng) và buộc phải xin lỗi theo Luật Báo chí. Nhiều cụ chưa được xem clip này nên khó đánh giá công/tội
Vậy mời quý vị xem phim (đoạn phim chỉ hơn 3 phút).Rồi cho ý kiến.
(Click vào dòng chữ -> : Nhặt xương cho thầy - Quà Tặng cuộc sống )
(Click vào dòng chữ -> : Nhặt xương cho thầy - Quà Tặng cuộc sống )
Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014
TÂN ĐẠI SỨ MỸ TẠI VIỆT NAM - MỘT NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
'Giấc mơ thành hiện thực'
Ông
Ted Osius thành thạo nhiều ngoại ngữ và dành phần lớn thời gian làm việc
tại châu Á trong sự nghiệp ngoại giao. Ông từng nói rằng việc trở thành
đại sứ tại Việt Nam giống như một giấc mơ thành hiện thực.
Ông Ted Osius và bạn đời Clayton Bond cùng con trai. Ảnh: saisobserver
|
Ngày 24/6, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ gửi đề cử chức vụ đại sứ Mỹ
tại Việt Nam của ông Ted Osius lên toàn thể Thượng viện để xét duyệt.
Trước đó, ông đã có bài phát biểu ấn tượng tại phiên điều trần của ủy
ban, chia sẻ những kinh nghiệm làm việc, kỷ niệm tại Việt Nam cũng như
những đánh giá và định hướng hoạt động nếu trở thành tân đại sứ Mỹ.
"Với tôi, đây là giấc mơ thành hiện thực", ông Osius nói trước ủy ban. Năm
1996, ông trở thành một trong những nhà ngoại giao Mỹ đầu tiên làm việc
ở Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. Một năm sau đó, ông giúp mở
Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh. "Tôi thích thú
khi có cơ hội giúp Mỹ kết bạn tại mảnh đất từng chỉ khiến người Mỹ nhớ
về một cuộc chiến tranh", ông nói.
Osius đã hỗ trợ ông Pete Peterson, đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau
khi bình thường hóa, khi ông đặt nền tảng cho mối quan hệ mới giữa hai
nước. Ông cũng từng đại diện phó Tổng thống Al Gore, tham gia đội chuẩn
bị hiệp định thương mại song phương với Việt Nam, và tháp tùng Tổng
thống Bill Clinton trong chuyến thăm lịch sử năm 2000.
Ông Osius từng đi khắp Việt Nam, có lần đạp xe hơn 1.930 km từ Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh.
"Tại khu phi quân sự cũ, tôi đứng trên một cây cầu,
nhìn chăm chăm vào những cái hố trông như những cái ao nằm rải rác. Một
người phụ nữ lớn tuổi nói bằng tiếng Việt rằng đó không phải là ao, mà
là những nơi bom trút xuống. Trong đó có cả ngôi làng của bà. Khi tôi
nói với bà rằng tôi đại diện cho chính phủ và nhân dân Mỹ, bà đáp lại
bằng một câu khiến tiếng Việt trở thành thứ ngôn ngữ rất đỗi ấm áp: 'Hôm
nay, chúng ta là anh chị em'", ông Osius kể trong bản điều trần.
"Từ những khởi đầu đó, tôi chứng kiến quan hệ của chúng ta (Mỹ) với
Việt Nam phát triển thành quan hệ đối tác quan trọng, dựa trên sự tin
tưởng lẫn nhau và những lợi ích chiến lược chung. Như Ngoại trưởng Kerry
năm ngoái nói ở Hà Nội, "một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập,
tôn trọng pháp quyền và nhân quyền sẽ là một đối tác rất quan trọng của
Mỹ trước những thách thức khu vực và toàn cầu", ứng viên đại sứ đánh
giá.
Ông Osius cũng cho rằng khi còn ở Thượng viện, ông John Kerry, cùng
Thượng nghị sĩ John McCain, đã làm việc để đảm bảo rằng người Mỹ không
chỉ nhìn Việt Nam như một cuộc chiến nữa, mà là một quốc gia và dân tộc
nước Mỹ có thể hợp tác một cách hòa bình. "Họ nhìn ra ngoài những hố bom và thấy hy vọng trong tương lai", ông Osius cho hay.
"Nếu được chấp thuận, tôi sẽ tăng cường mối quan hệ đang kết gắn kết
hai dân tộc của chúng ta", ông Osius nói, đề cập đến những điểm nhấn
trong quan hệ song phương như trao đổi giáo dục, thương mại. Ông cũng dự
định tiếp nối những nỗ lực của người tiền nhiệm nhằm làm sâu rộng hơn
nữa cam kết của Mỹ.
Ảnh: USAID
|
Tân đại sứ có bằng đại học ngành xã hội học tại Harvard College
năm 1994 và thạc sĩ về kinh tế quốc tế và chính sách đối ngoại Mỹ tại
trường Cao học về Nghiên cứu Quốc tế (SAIS) thuộc Ðại học Johns Hopkins
năm 1989.
Trong 25 năm làm ngoại giao, ông Osius dành phần lớn thời gian làm việc
ở châu Á, như các các nước Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ,
Philippines. Ông có thể nói tiếng Việt, Pháp, Italy, một chút ít tiếng
Arab, Hindi, Thái, Nhật và Indonesia. Công việc gần đây nhất của ông là
làm giáo sư trường National War College. Ông cũng là một nghiên cứu viên
kỳ cựu ở Viện nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ Quốc tế (CSIS).
Theo Age, ông Osius là đại sứ Mỹ công khai đồng tính đầu tiên
tại châu Á. Ông kết hôn với bạn đời Clayton Bond tại Vancouver, Canada.
Họ có một con trai. Ông cũng nói thêm rằng ông không gặp khó khăn gì
với cả chính phủ lẫn người dân trên đường phố ở các nước ông tới làm
việc.
Trọng Giáp
-------------------------------------
Nguồn :vnExpress
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)