AI HÁT ĐÚNG LỜI CA KHÚC " GỬI NGƯỜI EM GÁI MIỀN NAM" ?
Hà Nội mùa này lạnh lắm. 8 giờ sáng gọi điện ra cho bạn. Bạn còn ngái ngủ thò đầu ra ngoài chăn thì thào " rét lắm, rét lắm !". Sài Gòn khác. Buổi trưa nắng chói chang nhưng không đến nỗi toát mồ hôi và hừng hực hơi nóng . Chiều 3,4 giờ đã có gió mát từ sông SG thổi vào . Đêm se lạnh . Không quạt máy, không điều hòa nhiệt độ, tôi đóng cửa phòng mở nhạc Đoàn Chuẩn ra nghe và muốn chia sẻ với những bạn cùng đồng điệu tâm hồn như Đỗ Long, Công Lý, Minh Đức, Nguyên Hân, Huy Châu, Thu Giang, Thanh Mai, Minh Gương, Tiến Hoàn, Diệu Huyền, Ngô Hà ...( và rất nhiều bạn khác ). Lại nhớ có lần nghe nói ở gần Hồ Con Rùa (Q1 ) mới khai trương quán Cafe nhạc sống hàng đêm. Tên quán là " Ghi ta gỗ". Tôi và 3 người bạn nữa tìm đến, mới hay chủ quán, kiêm ca sĩ, nhạc công là 1 anh chàng trung niên giảng viên Khoa thanh nhạc từ Hà Nội mới vào Sài thành kiếm sống và để thỏa nỗi đam mê hát tình ca, và hát về Hà Nội . Điều đặc biệt là chàng ca sĩ không tên tuổi này chỉ hát một mình ( đơn ca) , tự đệm "ghi ta thùng" và hát theo yêu cầu của người nghe . Người nghe vừa uống cafe,bia,nước ngọt vừa thưởng thức âm nhạc và có thể giao lưu với ca sĩ . Anh có cách giao lưu rất tự nhiên, lịch lãm. Thí dụ, bạn yêu cầu anh hát " Nhớ mùa thu Hà Nội" anh sẽ đáp ứng ngay và không quên nói đôi lời về Trinh Công Sơn và những "chuyện lượm lặt" xung quanh ca khúc này. Khách có thể đối thoại, thậm chí yêu cầu cùng được hát với ca sĩ. OK ! Tuy chưa thuộc hàng " Sao", nhưng anh đàn hát có hồn và nhất là cách giao lưu đậm chất văn hóa Hà thành nên người HN hay tìm đến quán này.
Lần ấy người bạn đi cùng đề nghị anh hát " Gửi người em gái miền Nam" của Đoàn Chuẩn-Từ Linh . Anh đã hát say sưa, đầy truyền cảm . Chỉ tiếc phần ca từ sai nhiều chỗ so với trí nhớ của tôi lưu lại từ những năm 60 thế kỷ trước !
Vậy số phận người nhạc sĩ tài hoa cùng những đứa con tinh thần đầy chất lãng mạn, trữ tình Hà Nội của Đoàn Chuẩn - trong đó có " Gửi người em gái miên Nam" ra sao ? Và có cả một bị can ngồi tù 8 năm trời trong trại giam chỉ vì yêu rồi hát, rồi lưu giữ nhạc Đoàn Chuẩn ! Số phận họ ra sao ?
Xin các cụ mở nghe và xem Video Clip ngay sau đây :
Hay quá !!! Tôi rất yêu NHẠC VÀNG mà bây giờ người ta gọi là nhạc tiền chiến. Cám ơn. Chào !
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaCHÀO CALA! năm sắp hết ,ở xa HÀ NỘI nghe bài hát NHỚ NGƯỜI EM GÁI ...của ĐC càng nhớ HÀ NỘI hơn!dạo về học ở CVA (1958-1960)mình cũng đã biết bài hát này,và chỉ hát khẽ với nhau thôi.Mình sinh hoạt trong ban ca nhạc của trường cùng với THANH MAI ,HUY TÚC ,MINH ĐỨC.mình vẫn nhớ cùng trong ban ca nhạc có cả con gái của nhạc sĩ ĐOÀN CHUẨN(chắc là cô bé trong ảnh chụp cùng gia đình) bao nhiêu năm xa trường CVA rất nhớ các bạn cũ thời xa vắng ấy!
Bài hát hay quá và số phận bài hát, người hát cũng thật là ...làm cho người ta phải cúi đầu suy nghĩ. Cám ơn anh Cala về một entry hay...
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã tải về ca khúc chuẩn nhất của NS Doàn Chuẩn bài :Gửi ngừoi em gai Miền Nam.Lại được chiêm ngưỡng nhiêu ảnh Hà Nội rất xưa -lãng mạng quá.
Trả lờiXóaCách đây 2 tháng mình đã hẹn em trai lần ra HN tới 2 chị em sẽ đến Càfe Lộc vàng .Hy vọng lúc đó dược cùng một số bạn dồng cảm dến nghe bài Gủi ngừoi em gái MN tại đây !
Cảm ơn cụ đã chia sẻ một bài viết và video rất hay. Nghe lời cụ khuyên tôi đã sửa máy và hôm nay nghe được rồi, Rất tiếc cho số phận của nhạc sĩ và những bài hát của ông, nhất là bài Gửi người em gái miền Nam.
Trả lờiXóaTừ vài năm trước, tình cờ tôi mua được cuốn " 110 tình khúc thuở ban đầu" trong đó có hầu hết những bài hát một thời bị gọi là vàng! Thỉnh thoảng tôi lại chơi violon hoặc nghêu ngao mấy bài yêu thích,và hầu như bao giờ cũng chọn bài "Gửi người em gái" của Đoàn Chuẩn cùng với "Dư âm","Đêm đông","Sơn nữ ca" v.v.của các nhạc sĩ tài danh khác.Có một nét đặc trưng chung của âm nhạc thời ấy mà sau này dường như không còn nữa; nó phản ánh cái phong cách và thần thái rất riêng của người Hà Nội một thời trước chiến tranh- đó là sự lãng mạn , tinh tế trong tâm hồn và lối sống. Tôi cứ thấy tiếc khi hoàn cảnh lịch sử đã đẩy dân tộc ta vào những cuộc chém giết khói lửa liên miên ,rồi sau đó là lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền khiến cho chất men say lãng mạn trong cuộc sống con người gần như biến mất; thay vào đó là sự thô ráp đầy thực dụng..
Trả lờiXóaLại nói về bài hát rất hay của Đoàn Chuẩn mà bạn QTR đã có nhã ý tải về cho chúng ta được sống những phút lãng mạn thật đẹp dù đã ở vào cái tuổi cổ lai hy!.Xin phát hiện điều này. Nếu nói về dự cảm của tác giả thì có thể liệt ông vào loại tiên tri thiên tài. Bởỉ ông đã đoán đúng hai sự kiện lớn của đất nước từ mấy chục năm trước. Đó là " Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh không ai ngờ"- Đúng là không ai ngờ ,kể cả BCT thời đó. Rồi sau đó là quá trình "Đổi mới "- từ dùng tại ĐH 6 ..
Rất cám ơn trưởng làng đã có một món quà đồng khí tương cầu đúng vào dịp những ngày giá buôt tận tâm hồn!
Mõ rất đồng ý với ý kiến của kyvinhhung. Đúng ra ban Tuyên giáo TW ( Hồi đó không biết gọi là gì) phải tuyên dương NS Đoàn Chuẩn vì đã có bài hát ca ngợi miền Bắc XHCN tươi đẹp, khác với miền Nam u uất đau thương và vẽ nên một tương lại rực rỡ cho ngày Thống nhất đất nước. Vậy mà các bố ấy sợ bóng sợ vía, xuyên tạc cả lời làm biến dạng ca khúc này để nó chỉ còn là lời than khóc của anh chàng si tình bị người yêu bỏ đi lấy chồng !
Trả lờiXóaThử xem nhé. Đoàn Chuẩn tả TẾT HN năm 1956 :
Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
Cành đào phong kín cánh mong manh như hoa lòng
Hà Nội mừng đón Tết, hoa chen người đi, liễu rủ... mà chi.
Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê
Chuông reo vui, Ngọc Sơn sao uy nghi
Ngàn phía đến lễ đền...
Vậy mà họ hát thành
Hà Nội chờ đón Tết, vắng bóng người đi, liễu rủ... mà chi.
Đêm tân xuân, hồ Gươm sao long lanh
Hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa
Đường phố vắng bóng đèn
Trong khi Tết SG ông tưởng tượng ra:
Xuân năm nay, đường đêm Catinat
Hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa
Dần trắng xóa mặt đường
Thì trong khi đó HN :
Em! Tháp Rùa yêu dấu
Còn đó nên thơ, lớp người đổi mới khác xưa
Thu đã qua những chiều nên ý thơ rất nhiều
Cả ... tình yêu!
Còn nhiều đoạn người ta đã cải lời mới rất ngô nghê, rất sến . Ca sĩ thì ngớ ngẩn " khăn san bay" thì hát " khăn soan bay " (Diva Thanh Lan) v.v...và v.v...
Nhắc lại trường hợp này để nhắc lại một thời ấu trĩ, ăn phải bả của phong trào Tam phản ngũ phản rồi CMVH bên Tầu, giết chết tất cả cái gì thuộc về "bản ngã" thuộc về nhân văn. Tôi học ĐHTH Văn, các thày dậy Lý luận văn học theo tài liệu của Timofiev (LX), soi mọi tác tẩm đông tây kim cổ bằng cái kính có 3 mầu : Tinh Gia cấp, tính Nhân dân và Đảng ! Cho nên những tác phẩm như thế này bị vứt sọt rác, " cha đẻ" của nó bị quy chụp là phải rồi !