1. Ở Liên Xô chúng ta chế tạo được tàu vũ trụ "Energiya-Buran" và vào
năm 1988, khi nó thực hiện chuyến bay lên quỹ đạo và trở về theo chế độ
tự động, chúng ta đã ở gần với Sao Hỏa hơn bây giờ.
2. Ở Liên Xô chúng ta bán bất kỳ chai lọ, kim loại phế liệu và giấy thải
nào. Mọi người đến cửa hàng với túi lưới. Tại các thị trấn và làng mạc,
vấn đề như thức ăn thừa đơn giản là không tồn tại. Bánh mì sấy khô
trong lò sấy, xương cho chó và mèo, nếu một ai trong những người hàng
xóm có con bò hoặc một con lợn, thì mang thức ăn thừa cho chúng. Không
có túi nhựa, bộ đồ ăn và giấy gói dùng một lần làm giảm tối đa hoạt
động của xe chở rác và bãi chôn lấp không lớn hơn thành phố.
3. Ở Liên Xô, chúng ta uống soda, bia và kvas sau một người khác từ
chiếc cốc được rửa sạch bằng nước. Tuy nhiên, không hề có bệnh dịch,
không có bệnh phổ biến tràn làn ở Nga hiện nay như viêm gan và bệnh lao
phổi.
4. Ở Liên Xô giáo dục đại học không phải trả tiền. Điều này cũng không
tốt cũng không xấu. Đơn giản với học vấn như thế thực tế hoàn toàn ngăn
cản những kẻ lười lười biếng và học sinh bỏ học. Mọi người phải làm việc
theo chuyên môn của mình và con đường thăng tiến dài lâu đang đợi họ ở
phía trước.
Ở Liên Xô, "tầng lớp tinh hoa/elite" là khái niệm văn hóa, trí tuệ, bao gồm các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau.
Ở Nga, những kẻ lừa đảo và trộm cắp chiếm những chỗ "ngon lành", học vấn
đại học học chỉ cần để làm "vỏ bọc", những kẻ không có chuyên môn lãnh
đạo các lĩnh vực và ngành phức tạp, đôi khi có ý nghĩa chiến lược.
"Tầng lớp tinh hoa" ở Nga - đó là phạm vi hẹp của những kẻ mới nổi, giàu
lên nhờ kiếm chác từ tài sản nhà nước và ngân sách cũng như đội ngũ trí
thức phục vụ họ được đưa vào bộ máy quyền lực.
5. Ở Liên Xô người ta ghét những kẻ hãnh tiến và kẻ biển thủ, trộm cắp.
Trong thời đại cầm quyền của băng nhóm Yeltsin-Gaidar-Chubais-
Berezovsky, họ xem thái độ ghét bỏ này là tâm lý nô lệ của "thời Xô
Viết". Khế ước xã hội giữa công dân và nhà nước nằm trong định đề đơn
giản: cần nhận có mức độ.
Sớm muộn gì các nhân viên dũng cảm của tổ chức OBKHSS/ОБХСС cũng sẽ đến hỏi thăm những con lợn tham lam.
Ở Nga tài sản phô trương trở thành cách thể hiện nổi bật trong xã hội.
Người "thành đạt" ở đây được thường được hiểu là là những người ăn cắp
khôn khéo và tránh bị trừng phạt
6. Ở Liên Xô mọi người đôi khi vay nợ của nhau cho đến khi "nhận được
tiền" thì trả. Nhưng không một ai nhớ trường hợp khi người nào đó chưa
trả nợ. Điều này đơn giản là không thể. Nhìn chung, dư luận xã hội lúc
bấy giờ không thể xem thường. Nhìn chung, ở Liên Xô dư luận đóng vai trò
rất quan trọng, thông qua các tiêu chuẩn đạo đức được quy định, rất gần
với Christian.
Ở Nga rất phổ biến câu nói "chỉ kẻ nhát gan mới trả nợ", các chuẩn mực
đạo đức - đó chính xác chỉ là cái cớ để đàm tiếu, còn đối với người
"nghiêm túc", dư luận xã hội - đó là lời nói rỗng tuếch.
7. Ở Liên Xô không nhiều kẻ cướp bị giam trong tù. Ở Nga, chúng chỉ huy
cảnh sát và nghe hết các báo cáo của các nhân viên cảnh sát trong các
hội kín. Ở Liên Xô, chỉ những người lái máy kéo và xe liên hợp uống bia
rượu sau tay lái, còn ở Nga là các đại biểu, quan chức và doanh nhân. Ở
Liên Xô, trừng phạt cho hành vi sai trái là không thể tránh được như ở
Anh hay Hoa Kỳ.
Ở Nga khái niệm này không tồn tại.
8. Ở Liên Xô, với một vài trường hợp ngoại lệ, để thăng tiến thực tế cần
có tài năng đặc biệt hoặc làm việc nhiều và cật lực. Ở Nga, các mối
quan hệ, những trò giảo hoạt và tiền bạc trở thành hành đầu. Ở Liên Xô
để trở thành đại biểu thậm chí của hội đồng quận, cần có công lao thiết
thực và danh tiếng tuyệt vời.
Ở Nga để làm được điều đó chỉ cần tiền là đủ.
9. Ở Liên Xô thời kỳ cuối, dân chúng không thích nghe tuyên truyền và
không tin vào tuyên truyền. Đảng CS Liên Xô và dân chúng ở trong một
thỏa thuận ngầm. Người dân là ra vẻ tin những gì rao giảng từ các khán
đài. Đảng làm ra vẻ tin vào những giáo điều ý thức hệ của các nhà kinh
điển Maxism-Leninism. Ở Nga, tuyên truyền nhà nước đã trở thành công cụ
"giao tiếp" chính của bộ máy đảng-nhà nước-đảng và công dân.
Ở Liên Xô chúng ta là dân tộc đọc sách báo nhiều nhất. Ở Nga mọi người chỉ đọc các chương trình truyền hình và báo chí lá cải.
10. Ở Liên Xô, dù cho điều gì xảy ra chăng nữa, những phẩm chất của con
người được đánh giá cao trước hết đó là lương thiện, trung thực, lòng
nhân ái, khiêm tốn, tình yêu lao động, tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng
giúp đỡ người khác và tính chuyên nghiệp. Ngay cả khi một người như vậy
không đạt được những thành công đặc biệt nào đó, vẫn được xã hội tôn
trọng đầy đủ. Điều này thực tế giúp mọi người sống.
Còn bây giờ ở Nga người ta đánh giá cao điều gì, các bạn tự viết tiếp.
Điều thứ 10 nói lên gần tất cả những gì tốt đẹp của một thời Liên Xô mà nếu đi vào chi tiết thì không kể xiết, song có lẽ LX muốn đốt cháy giai đoạn, nhưng lại đang đi song song với chế độ TB, với nền KT thị trường bùng phát thì "chất XHCN" non yếu bị biến mất. Nên mầm mống của CNXH đã như di chuyển sang khu vực khác, mà người ta không muốn gọi nó là XHCN.Thật buồn cho LX.
Trả lờiXóa