Giang Thanh trước ngày lập 'Đảng Hoàng hậu'
Ảnh: Mao Trạch Đông và người vợ thứ tư Giang Thanh thời trẻ (ảnh tư liệu Internet)
Lúc danh tiếng của nguyên soái Bành Đức Hoài đã vang dội ra khỏi
biên giới Trung Quốc sau cuộc vạn lý trường chinh “hai vạn năm nghìn
dặm” (1934 - 1936) thì Giang Thanh với “hai bàn tay trắng” mới lần đầu
tiên tìm đến căn cứ Diên An ra mắt Mao Trạch Đông (vào mùa thu 1938)…
Giang Thanh với thế mạnh của phái đẹp có đôi mắt to lấp láy, mũi thanh tú và miệng hơi rộng nhưng “khi mím môi lại, thành đường kẻ chỉ, thì lại hóa ra một nét đẹp quý phái” hiếm có và rất quyến rũ, cùng thần thái lanh lợi khác người, đã sớm làm“thế giới nội tâm của Mao Trạch Đông phải rung lên đồng điệu” (sđd, tr.124).
Giang Thanh tìm thấy ở Mao Trạch Đông người đàn ông mong đợi về cả hai phương diện: nghị lực và quyền lực.
Phía Mao Trạch Đông, ở tuổi 45 cũng nhận ra ở cô thư ký 24 tuổi đang
giữ hồ sơ của Quân ủy Trung ương có những nét nhu mì làm dịu nỗi trống
trải của ông sau ngày người vợ thứ ba (Hạ Tử Trân) từ biệt ra đi.
Để chung sống chính thức với Giang
Thanh, Mao Trạch Đông yêu cầu điều tra về quá khứ của “cô ấy”. Và Khang
Sinh (đồng hương với Giang Thanh) từng ở vị trí lãnh đạo Ban tổ chức
Trung ương Đảng, chuyên gia Phòng mật vụ, đứng đầu ngành tình báo, đã
bảo đảm với Mao Trạch Đông bằng văn bản về “lý lịch hoàn toàn trong sạch” của Giang Thanh.
Tiếp đó, Mao Trạch Đông thỉnh thị ý
kiến của Đảng. Ban Bí thư Trung ương chấp thuận để Mao Trạch Đông kết
hôn Giang Thanh cuối năm 1938 với điều kiện Giang Thanh chỉ “phụ trách việc chăm sóc đời sống, ăn ngủ, sức khỏe” của Mao Trạch Đông và không được phép “đảm
nhiệm bất kỳ chức vụ gì trong Đảng, không được có ý kiến về nhân sự của
Đảng, cũng như tham gia các hoạt động chính trị khác trong vòng 20
năm”. Dĩ nhiên, Giang Thanh không vui gì lắm, nếu không muốn nói là bực bội đối với “khung” quy định ấy.
Mãi 24 năm sau, vào tháng 9.1962, khi
phu nhân tổng thống Indonesia: bà Sukarno sang thăm Trung Quốc, chủ tịch
nước Lưu Thiếu Kỳ cùng phu nhân Vương Quang Mỹ đón ngày 24.9 theo nghi
lễ ngoại giao là đủ rồi. Nhưng bất thần, Mao Trạch Đông quyết định tiếp
bà Sukarno buổi khác nữa, có cả Giang Thanh cạnh ông. Ngay sau buổi
tiếp, Nhân dân nhật báo ngày 30.9 đã in trang đầu bức ảnh cỡ
lớn chụp Mao Trạch Đông và Giang Thanh xuất hiện bên nhau trong buổi
tiếp phu nhân tổng thống Sukarno. Đó là tín hiệu đầu tiên cho thấy Mao
Trạch Đông muốn chính thức giới thiệu Giang Thanh bước lên vũ đài chính
trị mà “không cần một lời tuyên bố” nào.
Về sau, ban đầu Mao Trạch Đông đưa
Giang Thanh vào vị trí “Tổ phó thứ nhất của Tổ cách mạng văn hóa”
(1966), rồi dần dần nắm thực quyền “thay thế cả Ban Bí thư và Bộ Chính trị, trở thành cốt lõi Bộ Tư lệnh mới của Mao Trạch Đông” để thật sự “leo lên đỉnh cao quyền lực”, ra tay “sát phạt” nhiều danh thần, mà nguyên soái Bành Đức Hoài là “tội phạm đặc biệt” số một.
Thật ra nguyên do (thường được các nhà
nghiên cứu nhắc tới) có thể bắt nguồn từ năm 1959, khi Bành Đức Hoài
mạnh miệng phê phán “bước tiến nhảy vọt” của Mao Trạch Đông đã “sai lầm
từ gốc rễ”. Hơn 45 năm sau (tháng 9.2005), lời phê phán ấy mới chứng
thực rõ ràng lần nữa qua số liệu chính thức được giải mật theo Quyết
định của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc là: trong 4 năm thực hiện
“bước tiến nhảy vọt” đã đưa đến thảm kịch: 37,55 triệu người chết đói (nhiều hơn số người chết trong chiến tranh thế giới thứ hai).
Tài liệu của Tân Tử Lăng - nguyên cán
bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện Quân sự cấp cao, Đại học Quân
chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc - bản dịch của Thông tấn xã Việt
Nam - ghi nhận về một trong những cảnh đau lòng nhất trong “nạn đói lịch
sử” ấy, cho biết vì không còn gì ăn nên “nạn ăn thịt người đã diễn
ra ở Tứ Xuyên và nhiều nơi khác - khi chôn người chết chỉ vùi nông, tối
đến bới lên xẻo lấy thịt ăn, hoặc tang chủ đã lóc thịt thân nhân trước
khi mai táng. Tàn nhẫn hơn là nạn ăn thịt trẻ con, điển hình là chuyện
xảy ra ở Đội sản xuất số 1, Đại đội 5, Công xã Đông Dương, huyện Sùng
Khánh, Khu Ôn Giang, tỉnh Tứ Xuyên.
Theo lời Trịnh Đại Quân, nguyên
cán bộ Ban công tác nông thôn huyện Sùng Khánh. Đội sản xuất trên có 82
hộ, 491 nhân khẩu, chỉ trong một năm từ tháng 12.1959 đến tháng 11.1960,
đã có 48 bé gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn ăn thịt, chiếm 90% số bé
gái cùng độ tuổi ở nơi này, 83% số gia đình ở đội này từng ăn thịt
người.
Chuyện đau lòng đó diễn ra trong
bối cảnh lương thực hết sạch, mọi người từng nhiều ngày phải ăn giun dế,
côn trùng, lá cây, vỏ cây, cỏ dại, và cả đất thô. Kế toán Vương Giải
Phóng là người đầu tiên phát hiện vụ ăn thịt trẻ con. Hồi đó, tuy nhà ăn
tập thể thực tế đã ngừng hoạt động vì không còn lương thực nữa, nhưng
lệnh cấm các gia đình nấu nướng vẫn còn hiệu lực, bếp nhà ai nổi lửa là
phạm pháp.
Đêm ấy, đến lượt Vương cùng hai
người khác đi tuần. Các mái nhà phủ trắng tuyết đầu mùa sáng hẳn lên khi
vầng trăng nhô ra khỏi đám mây. Nhóm tuần tra phát hiện một dải khói
mỏng tỏa ra từ mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa.
Họ chia tay nhau bao vây vu hồi,
rồi đồng loạt bấm đèn pin nhảy vào nhà, nổ một phát súng cảnh cáo: tất
cả ngồi im ! Đèn dầu được châm lên, nhà Nhị Oa có 8 nhân khẩu, đã chết
đói 2, còn lại 6 người, nhưng lúc này chỉ thấy có 5. Thành viên thứ 6 là
bé gái Thụ Tài 3 tuổi vừa bị giết hại, xẻ ra lấy thịt, đang luộc
trong nồi” (còn nữa).
TRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
Trả lờiXóaTỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA - GIẾT NGƯỜI
BĐH blog LSQL không hoan nghenh Nguyen van Lam đưa những thông tin không được kiểm chưng như tin này trong cộng đồng cựu HS trường Thiếu nhi Việt Nam (1953-1958)..
XóaChao ơi...ăn thịt trẻ em, con cháu mình...Chắc chỉ có ở Trung Hoa!
Trả lờiXóaKhang sinh là đạo diễn cho cuộc tình Giang- Mao, Giang Thanh chỉ là một "con hát" hành nghề ở Hồng Kông, Khang sinh gặp được Giang Thanh bèn sài trước rồi mới nghĩ đến việc dâng món quà này cho Mao để lấy lòng ông chủ ở Diên An, nước Trung Hoa suýt tàn lụi vì thói mê gái của Mao và Khang sinh chính là tội đồ dấu mặt.
Trả lờiXóa