Mật lệnh sau “bức tường đỏ“
Thời hoàng kim: Bành Đức Hoài ký thỏa thuận đình chiến trong chiến tranh Triều Tiên 1953
Một đêm cuối năm 1966, thủ tướng Chu Ân Lai nhận điện thoại cầu cứu khẩn cấp từ Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) gọi về theo đường dây đặc biệt, báo tin nhóm Hồng vệ binh từ Bắc Kinh tới, đã trèo tường leo vào nơi nguyên soái Bành Đức Hoài đang ở bắt ông đi mất…
Suốt đêm ấy, Chu Ân Lai không ngủ vì mới hôm nào “Bộ trưởng Bộ công nghiệp than Trương Lâm Chi bị
phái tạo phản đấu đá bức cung đến nỗi phải bỏ mạng (…) Những sự việc vô
thiên vô pháp cứ liên tiếp xảy đến: La Thụy Khanh (đại tướng), Trần
Nghị, Hạ Long (nguyên soái) bị đấu”, giờ đây Hồng vệ binh ngang ngược đòi giải “tên tội phạm đặc biệt” Bành Đức Hoài về Bắc Kinh thẩm vấn.
Chu Ân Lai lập tức chỉ thị Bộ tư lệnh Vệ Tuất đưa lực lượng đến ga Bắc Kinh chờ sẵn để “bố trí chỗ ở và học tập cho đồng chí Bành Đức Hoài thật chu đáo”. Và lệnh quân khu Thành Đô phái người cùng đi với Hồng vệ binh “hộ tống đồng chí Bành Đức Hoài trở về Bắc Kinh (…) đảm bảo tuyệt đối an toàn”. Nhưng Hồng vệ binh chỉ “tuân theo thánh chỉ của Giang Thanh, không còn coi trọng các chỉ thị của thủ tướng Chu Ân Lai nữa” (sđd, tr.235). Điều ấy nêu rõ qua bài viết của Tạ Liễu Thanh đăng trong phần phụ lục cuốn “Bốn người vợ của Mao Trạch Đông” tóm lược dưới đây.
Từ mùa hè 1966, đằng sau “bức tường đỏ” của Trung Nam Hải (trung tâm quyền lực chính trị cao nhất của toàn Trung Quốc) cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản long trời lở đất”
đã được vạch sẵn. Đến 13.12.1966, gió bấc thổi lạnh khắp đường phố Bắc
Kinh nhưng không khí trong tòa nhà Quốc hội vẫn bừng nóng bởi những lời
kích động của Giang Thanh trong buổi huấn thị các “tiểu tướng” Hồng vệ
binh, rằng: Bành Đức Hoài hiện đang ở Thành Đô như “một ông vua chư hầu không ai dám đụng đến” và hạ chỉ:
- “Các cậu phải bắt hắn trở về Bắc Kinh, quật ngã hắn xuống đất” (sđd, tr. 217-218)
Ảnh bên : Thân phận nguyên soái Bành Đức Hoài dưới tay người vợ thứ 4 của Mao Trạch Đông
Tuân lệnh, Vương Đại Tân cùng Hồng vệ
binh có mặt ở Thành Đô đêm Giáng sinh 24.12.1966. Ngay đêm ấy những khẩu
hiệu cỡ lớn đột ngột xuất hiện đầy rẫy trên các tường nhà viết chữ lớn:
“Nã pháo vào Bành Đức Hoài!”.
Sớm hôm sau 25.12, Hồng vệ binh “giải Bành Đức Hoài đến nhà ga, vừa kéo vừa đẩy, bắt ông phải lên con tàu đi Bắc Kinh”. Giữa khuya, Hồng vệ binh không để ông già 68 tuổi như Bành Đức Hoài ngủ yên mà thay nhau “thét vào tai ông”, bắt khai rõ những “tội trạng phản cách mạng” ngay trên tàu. Rạng sáng 26.12, ông quá khát nước, lảo đảo lần bước vào buồng vệ sinh “vặn vòi nước, vụm hai tay vốc lên mấy vốc, ghé miệng uống ừng ực” (sđd, tr.257).
Những người đi cùng chuyến
tàu khó hình dung ông già phờ phạc đứng trước mặt họ từng có thời trẻ
lẫy lừng đánh Đông dẹp Bắc, chiếm ải Lâu Sơn, đoạt thành Tuân Nghĩa,
tiêu diệt 2 sư đoàn, 8 trung đoàn, bắt sống hơn 3000 binh sĩ của đối
phương và đích thân chỉ huy đánh tan một vạn quân Mã hồi hung hãn tại
thị trấn Ngô Khởi, giành “thắng lợi lớn nhất trên đường trường chinh vạn dặm của Hồng quân”...
Nhưng giờ đây vị nguyên soái ấy từ toa lét bước ra với hình hài tiều
tụy đang bị đám Hồng vệ binh vô danh quát mắng, có tên giơ tay đòi đánh,
ông ngẩng mặt lên nói rõ từng tiếng một:
- “Ta già rồi,
năm nay đã gần 70 tuổi, hồi ta còn trẻ, một mình ta đánh gục 20 người,
đánh đến mức kẻ nào bỏ chạy thì bỏ chạy, kẻ xin tha mạng thì tha cho,
nhưng không bao giờ ta đánh một ông già”.
Chẳng cần nghĩ tới đạo lý của câu nói
ấy, đến Bắc Kinh, hơn 60 Hồng vệ binh theo khẩu lệnh của Giang Thanh đã
lôi “ông già” ra trước Học viện Hàng không đấu tố lần thứ nhất vào
19.7.1967.
Lúc “cao trào”, một Hồng vệ binh khỏe mạnh đã nhảy luôn lên bàn mắng nhiếc, gọi ông bằng mầy: “Mầy chống Mao chủ tịch phải không?”,
rồi đấm mạnh vào mặt. Ông già loạng choạng ngã xuống. Đám còn lại túa
đến lôi ông dậy đánh tiếp đến ngất xỉu, đưa vào bệnh viện 267. Kiểm tra
X-quang thấy sườn bên phải gãy xương số 5, nứt xương số 10, máu tụ ngực
trái, tổn thương nặng ngực phải.
Từ đó đến năm 1971, Tổ chuyên án tiếp
tục thẩm vấn ông lạnh lùng và dã man với hơn 150 lần, dẫn đến phải nằm
liệt giường, tàn phế. Bác sĩ Trại giám sát biết không chữa chạy nổi mới
chuyển ông vào bệnh viện Quân giải phóng. Tỉnh dậy, ông thấy tờ bệnh án
treo ở đầu giường không viết tên mình (để bảo mật), thay vào đó bằng con
số: “Họ tên: 145” (lấy tên giường số 5, buồng 14). Ông uất ức la to:
- Ta không phải con số 145! Ta là nguyên soái Bành Đức Hoài !.
Nhưng không ai nghe cả, họ chỉ theo
mật lệnh sau “bức tường đỏ” Trung Nam Hải để lấy giấy báo dán kín tất cả
cửa sổ, không cho một chút ánh sáng nào lọt qua, làm căn phòng ông nằm
trở nên tối om suốt ngày, nhằm giam ông vào thế giới của “địa phủ” ngay
giữa trần gian… (còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét