Trung Quốc xây nhà máy điện 1,75 tỷ USD tại Việt Nam
Dự
án nhiệt điện Vĩnh Tân I tại tỉnh Bình Thuận sẽ được doanh nghiệp Trung
Quốc xây dựng, vận hành trong vòng 25 năm, trước khi chuyển giao cho
phía Việt Nam.
Dự án được khởi công sáng nay (18/7), đầu tư theo hình thức xây dựng -
kinh doanh - chuyển giao (BOT). Trong đó, liên danh hai nhà đầu tư Trung
Quốc là Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc
tế Trung Quốc góp 95% vốn. 5% còn lại do Tổng công ty Điện lực
Vinacomin thuộc Tập đoàn Than khoán sản Việt Nam đối ứng.
Ngoài 20% là vốn góp của các nhà đầu tư, 80% số tiền còn lại (tương
đương 1,4 tỷ USD) sẽ được thu xếp bởi 5 ngân hàng Trung Quốc. Dự
kiến sau khoảng 4 năm xây dựng, các nhà đầu tư sẽ được vận hành, kinh
doanh trong 25 năm, trước khi được “chuyển giao vô điều kiện” cho phía
Việt Nam.
Dự án Vĩnh Tân I có công suất 1.200MW với 2 tổ máy (mỗi tổ máy 600MW),
đặt tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân (tỉnh Bình Thuận) được giới thiệu là
dự án điện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ lò hơi siêu tới hạn
đốt than phun, dùng than Antraxit của Việt Nam.
Theo kế hoạch, tổ máy I sẽ vận hành cuối năm 2018, tổ máy thứ II sẽ hòa lưới điện 6 tháng sau đó. Thông cáo báo chí của chủ đầu tư cũng cho biết đây là công trình lớn nhật tại Việt Nam do các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện.
Ngoài chủ đầu tư là hai doanh nghiệp Công ty Lưới điện Phương Nam và
Điện lực quốc tế Trung Quốc, tổng thầu Thiết kế - mua sắm – xây dựng
(EPC) cũng do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhận gồm Viện nghiên cứu
thiết kế Quảng Đông và Công ty xây dựng nhiệt điện Quảng Đông.
Các thiết bị chính như lò hơi, tuabin và máy phát sẽ do Tập đoàn Điện khí Đông Phương cung cấp. Phía
Việt Nam, ngoài Tổng công ty Điện lực Vinacomin góp 5% vốn, một doanh
nghiệp khác được chọn làm tư vấn là Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 2.
Chí Hiếu
Đầu tư vào Việt Nam: Mỹ sẽ là số 1
Từ tỉ lệ khiêm tốn là 1% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN vào Mỹ năm
2000, kết thúc năm 2014, Việt Nam đã đạt 22% tổng giá trị xuất khẩu của
khu vực vào thị trường này. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam vượt qua
các nền kinh tế có quan hệ lâu đời trong khu vực như Thái Lan, Malaysia
và Indonesia và xuất siêu sang thị trường Mỹ. Hiện Việt Nam đang xếp thứ
27 trong số các quốc gia về quan hệ thương mại với Mỹ.
Biểu đồ 1: Đầu tư trực tiếp Mỹ vào Việt Nam tăng 175 lần qua 20 nămBiểu đồ 2: Tỷ trọng đầu tư của các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam theo lĩnh vực |
Sự đổ bộ của các đại gia
Sau thông tin Intel chuyển hoạt động sản xuất từ Costa Rica về Việt Nam vào cuối năm ngoái, tập đoàn này đang có những bước đi tiếp theo để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đưa Việt Nam thành địa điểm sản xuất quan trọng trên toàn cầu. Hiện dự án sản xuất và kiểm định chip của Intel tại Việt Nam đã giải ngân được phân nửa trong tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD và đang có những đóng góp tích cực cho kinh tế – xã hội của nước ta.
Trên thực tế, Intel không thuộc thế hệ nhà đầu tư đầu tiên của Mỹ tới Việt Nam. Intel chỉ chính thức nhận giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam từ năm 2006. Nhưng đây là điển hình được nhắc tới rất nhiều, bởi quy mô vốn đầu tư 1 tỷ USD đã mở ra “thời của các đại gia công nghệ” tại Việt Nam.
Trước đó, kể từ sau khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, đặc biệt sau khi hai nước ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA), hàng loạt tên tuổi lớn của quốc gia này đã “đổ bộ” vào Việt Nam. Đó là Coca Cola, PepsiCo, rồi IBM, Cargill, Microsoft… Sau này, còn nhiều thương hiệu nổi tiếng khác, như Citigroup, Chevron, Ford, GE, AES, UPS…
Tỷ phú Mỹ Wibur L. Ross, người có tài sản trên 3 tỷ USD, xếp thứ 200 tại Mỹ và 600 trên toàn cầu phát biểu, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư vào TTCK và DNNN cổ phần hóa. “Tôi đến Việt Nam lần đầu tiên là năm 2001, khi đó, các gia đình ở đây chủ yếu đi bằng xe đạp. Vừa qua, tôi có dịp đến thăm Việt Nam và nhận thấy, nhiều gia đình ở đây sở hữu ô tô, thậm chí cả những khách sạn rất lớn. Rõ ràng, Việt Nam có các bước tăng trưởng kinh tế ấn tượng và trong cảm nhận của tôi, đây là quốc gia an toàn nhất thế giới”.
Hai điểm được ông Wibur L. Ross cho rằng, nhà đầu tư Mỹ đáng quan tâm vào Việt Nam là nỗ lực cải cách nền kinh tế, trong đó có việc cải cách chính sách thuế và nới room cho nhà đầu tư ngoại đã được Chính phủ Việt Nam thực hiện mạnh mẽ./.
Rất mừng nếu Mỹ và Tầu thi nhau đầu tư vào VN.
Trả lờiXóaMong sao "ta không tự làm nghèo mình". (Đừng có xà xẻo vốn đầu tư, tham nhũng, ... như vừa qua).
Đường trên cao ơ HN họ đâu tư kết quả ra sao mọi người đêu biết , không rút ra bài học gì sao, Tàu làm gì đều có tính toán không phải chỉ trước mắt mà lâu dài ,lai nhớ câu :
Trả lờiXóa" mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời Tàu khựa biết thương dân mình " ?
Cái Đầu đề bài tôi thâý rằng thì là không phãi vậy đâu!
Trả lờiXóaXin cụ Hân đừng bỏ sót dấu "chấm hỏi" (?) . Mở ra một nhánh thảo luận thì cần có những phản biện làm "mồi" . Thân chào cụ !
XóaThế là "nó" lại cắm được một cái chốt rất độc nữa vào nam trung bộ của Ta rồi! Chả hiểu BCT "tương kế tựu kế" kiều gì, chứ rủi ro vụ này có tầm chiến lược lâu dài lắm! Tôi cứ tưởng 2 nhà máy điện nguyên tử chỉ có Nga và Nhật làm? Hóa ra là TQ! Chết thật!!!
Trả lờiXóaXin lỗi Calathau. Tôi nhầm nhà máy nhiệt điện ra... điện nguyên tử! Gọi điện thoại nhưò anh xóa giùm, mà không thấy bốc máy!
XóaNNH
Cụ Hùng đính chính ngay như thế là rõ rồi ạ ! Mõ chỉ có thể sửa chữa trong trang chính, ở phần Comment thì chỉ có "xóa" chứ không "sửa" được . Nhiều Bloggers nhắn tin, gọi điện đến Mõ hỏi thăm và có lời bày tỏ " khoái tỉ" ( Từ này từ thời TSQ Cục Tổ chức mà cụ Nguyên Hân còn rất nhớ ) đến tác giả Nguyễn Ngọc Hùng , anh chàng K1 do những bài viết và nhận xét sắc sảo gần đây .
Xóachả tương tựu mẹ chi sất , chi đậm cho bọn có quyền có chức đúng ( đúng cấp đúng chỗ) là xong béng
Trả lờiXóaBon chúng không mua được dân thì quay sang mua quan...dễ hơn nhiều. Hì!
Trả lờiXóaNhà máy nhiệt điện xây xong, vân hành xong rồi bàn giao cho VN theo hiệp đinh, là có một làng, một huyện hay một tỉnh...người TQ cho mà xem!!!