Chia sẻ : Bài này đăng cách đây đã 1 năm, nhưng đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị, điều đó chứng minh : Mày nói cứ nói, tao làm cứ làm . Không có ai chịu trách nhiệm . Khi tất cả tầy uầy ra đấy, lãng phí hàng trăm hàng ngàn tỷ, ta tụt hậu càng tụt hậu, lãnh đạo tỉnh ra, đuổi theo thiên hạ thì tự ca ngợi là "Sáng suốt" là " Tài giỏi" là " đổi mới" là " Cởi trói" v.v...Blô bla bla !
"Trước
hết do ta thôi. Ta cứ nói Trung Quốc tìm mọi cách ký để hạ giá xuống.
Công nghệ của ông thấp, thì Trung Quốc thấy có khe hở thì họ thừa cơ
đẩy lên."
LTS: Việc 2 nhà thầu Trung Quốc vừa qua tự dưng bỏ không thi công tiếp dự án thủy điện 220MW Thượng Kon Tum dấy lên mối lo ngại lớn vì đây chỉ là một trong nhiều dự án, công trình trong các ngành công nghiệp: điện lực, cơ khí, hóa chất...sử dụng công nghệ Trung Quốc. Tại sao ta vẫn "mở cửa" nhập thiết bị, dây chuyền lạc hậu, về lâu dài sẽ để lại hệ lụy gì?Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam sẽ phân tích cụ thể dưới đây.
In Trung Quốc, by Trung Quốc
Theo ông, việc sử dụng công nghệ Trung Quốc hiện nay tại Việt Nam diễn ra thế nào?
Phải phân biệt giữa công nghệ nhập từ Trung Quốc và công nghệ made in Trung Quốc.
Trung Quốc cũng có những công nghệ hiện đại, các nước khác họ cũng dùng. Nhưng ở đây có câu chuyện là Việt Nam lại nhập toàn thứ chất lượng thấp, cũ kỹ lạc hậu. Như nhà máy ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) vẫn tuyển chuyên gia Trung Quốc luyện thép. Mấy chục năm nay, chỉ có Trung Quốc luyện thép chứ chẳng có nước nào làm cả.
Trung Quốc là đại công xưởng của thế giới, đa số các sản phẩm, kể cả thiết bị, máy móc...đều từ Trung Quốc, người ta đổ vào Trung Quốc làm, đó là "in Trung Quốc chứ không phải by Trung Quốc".
Trung Quốc còn khuyến khích VN mua với giá rẻ. Nên mới có các hội chứng từ xưa: hội chứng xi măng lò đứng, hội chứng mía đường, hội chứng nhiệt điện...
Trước đây, có phòng trào toàn dân khuân hàng hóa Trung Quốc rẻ tiền, có thể kê khống hóa đơn, nhưng rẻ tiền, cũ nát, bất chấp việc sẽ gây ra hậu quả gì. Cho nên đạm Ninh Bình vẫn là hệ quả của chuỗi xi măng lò đứng Ninh Bình ngày xưa. Mía đường có chương trình 1 triệu tấn, tỉnh nào cũng có, đều sang Trung Quốc mua. Đây là khuynh hướng lựa chọn để nhập khẩu công nghệ do chính ta chọn.
Vì sao các nhà thầu phía họ có thể dễ dàng trúng thầu hầu hết các công trình, dự án lớn ở Việt Nam như vậy, mà chỉ với cách thức: bỏ thầu giá thấp rồi lại xin điều chỉnh vốn trong quá trình thi công?
Trước hết do ta thôi. Ta cứ nói Trung Quốc tìm mọi cách ký để hạ giá xuống. Công nghệ của ông thấp, thì Trung Quốc thấy có khe hở thì họ thừa cơ đẩy lên. Rủi ro ở đây là chìa khóa trao tay.
Không có gì bảo đảm là những công trình đó hoàn thành sau 2 năm bảo hành nó lại chạy tốt được. Người Nhật từng khuyến cáo ta cách thức đấu thầu mới tránh tình trạng chìa khóa trao tay sau 2 năm, rủi ro chưa biết thế nào. Tôi nghe có những nhà máy sau bảo hành 2 năm, chết luôn không làm thế nào được vì hết bảo hành.
Nhìn một cách khách quan thì không chỉ Trung Quốc, với đối tác khác cũng thế thôi. Cơ chế của mình quá sơ hở, với cơ chế như thế, ai cũng tận dụng cả. Một số trường hợp của người Nhật họ tự trọng lắm: họ có thể khắt khe nhưng họ tự trọng với cam kết, hứa chuyển giao công nghệ là sẽ chuyển giao.
Kẻ chậm chân = kẻ bị loại
Hậu quả kinh tế lâu dài sẽ là gì?
Hễ có sơ hở là bị lợi dụng ngay. Về lâu dài, nó làm cho quá trình đi lên hiện đại của ta đắt hơn rất nhiều về thời gian, chứ không phải chỉ đắt về tiền. Dự án đường sắt Hà Nội- Hà Đông chậm 3 năm, giả dụ ta coi đó là một trục chiến lược của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, sẽ chậm đi vài năm. Nghĩa là trong khi họ vượt lên còn ta lùi lại.
Đây là một thủ đoạn cạnh tranh về thị trường, làm cho đối phương thua thiệt về thời gian.
Cái đắt đó chưa ai nói, đắt vài trăm triệu USD đã đáng nói rồi nhưng đắt về thời gian, về chậm cơ hội phát triển thì khó lường.
Mà hiện nay, hễ ông đã chậm, là ông bị loại ra khỏi cuộc chơi. Các nhà máy điện chậm, đường Hà Nội-Hải Phòng chậm, đã làm chậm cả quá trình CNH. Ta tuyên bố CNH, thu hút đầu tư mà không có điện thì hình ảnh Việt Nam xấu đi. Sự chậm trễ về công nghệ để lại hậu quả ghê gớm về phát triển.
Khó trách doanh nghiệp không phân biệt giữa ý đồ và hậu quả sự việc, nhưng phải nói thẳng là ý thức sử dụng công nghệ để cạnh tranh của doanh nghiệp Việt là kém. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ lựa chọn những thứ rẻ tiền, mau hỏng. Vấn đề này liên quan đến môi trường khuyến khích: một chính sách tỷ giá chỉ khuyến khích nhập khẩu không khuyến khích sản xuất cũng sẽ không khuyến khích nhập khẩu công nghệ tốt .
Trong nhiều năm, tỷ giá ổn định, lạm phát cao, lại dẫn đến điều dở là khuyến khích nhập khẩu chứ không khuyến khích sản xuất trong nước, không khuyến khích cạnh tranh, nhập khẩu công nghệ.
Do đó, vai trò nhà nước ở đây phải là, thay đổi cách tiếp cận ngắn hạn, không theo kiểu cạnh tranh chụp giật. Từ đó, định hướng về công nghệ phải thay đổi.
Từ 2012, Chính phủ Trung Quốc đã công bố danh sách hàng ngàn nhà máy, dây chuyền lạc hậu phải loại bỏ; và một trong những đường đi nhằm giải quyết số dây chuyền, công nghệ lạc hậu đó là thị trường Việt Nam?
Họ không muốn mất cả và cố gắng đẩy ra ngoài, di chuyển công nghệ lạc hậu sang các nước khác. Thậm chí còn tài trợ nữa thì rất nguy hiểm mà với những nước nghèo thì rất dễ xiêu lòng.
Vấn đề là doanh nghiệp Việt Nam phải có ý thức được lợi ích dài hạn và phát triển. Thời đại kiếm chác theo kiểu khuân hàng biên giới về kiếm tiền chộp giật đã qua rồi. Kiếm tiền phải đi vào chiều sâu, công nghệ , hiệu quả chứ không còn phải là chộp và chạy . Doanh nhân có ý thức dân tộc mới tránh được chuyện ấy như Nhật Bản, Hàn Quốc, doanh nghiệp của họ rất có ý thức dân tộc trong lựa chọn. Ta không ý thức được như vậy.
Vấn đề là Nhà nước đảm bảo một môi trường kinh doanh thế nào để doanh nghiệp có lựa chọn đúng đắn, cạnh tranh minh bạch, khuyến khích doanh nghiệp đi mua cái tốt về, phục vụ dài hạn, biến dài hạn thành cơ hội, ngắn hạn: ăn đấy nhưng rủi ro, có tính chất sống còn.
Chính phủ cần có những tín hiệu, để doanh nghiệp nhận biết hậu quả của việc nhập khẩu, duy trì đẳng cấp công nghệ lạc hậu quá lâu, gây ô nhiễm môi trường khủng khiếp. Chính phủ đưa ra chính sách bảo vệ môi trường, giám sát chặt chẽ hơn thì tự nhiên các ông đó không còn đất sống. Những cái đó là kiên trì và cần nỗ lực thường xuyên liên tục, nhất quán, không thể ăn xổi được, không có phép màu ở đây cả.
LTS: Việc 2 nhà thầu Trung Quốc vừa qua tự dưng bỏ không thi công tiếp dự án thủy điện 220MW Thượng Kon Tum dấy lên mối lo ngại lớn vì đây chỉ là một trong nhiều dự án, công trình trong các ngành công nghiệp: điện lực, cơ khí, hóa chất...sử dụng công nghệ Trung Quốc. Tại sao ta vẫn "mở cửa" nhập thiết bị, dây chuyền lạc hậu, về lâu dài sẽ để lại hệ lụy gì?Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam sẽ phân tích cụ thể dưới đây.
In Trung Quốc, by Trung Quốc
Theo ông, việc sử dụng công nghệ Trung Quốc hiện nay tại Việt Nam diễn ra thế nào?
Phải phân biệt giữa công nghệ nhập từ Trung Quốc và công nghệ made in Trung Quốc.
Trung Quốc cũng có những công nghệ hiện đại, các nước khác họ cũng dùng. Nhưng ở đây có câu chuyện là Việt Nam lại nhập toàn thứ chất lượng thấp, cũ kỹ lạc hậu. Như nhà máy ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) vẫn tuyển chuyên gia Trung Quốc luyện thép. Mấy chục năm nay, chỉ có Trung Quốc luyện thép chứ chẳng có nước nào làm cả.
Trung Quốc là đại công xưởng của thế giới, đa số các sản phẩm, kể cả thiết bị, máy móc...đều từ Trung Quốc, người ta đổ vào Trung Quốc làm, đó là "in Trung Quốc chứ không phải by Trung Quốc".
Trung Quốc còn khuyến khích VN mua với giá rẻ. Nên mới có các hội chứng từ xưa: hội chứng xi măng lò đứng, hội chứng mía đường, hội chứng nhiệt điện...
Trước đây, có phòng trào toàn dân khuân hàng hóa Trung Quốc rẻ tiền, có thể kê khống hóa đơn, nhưng rẻ tiền, cũ nát, bất chấp việc sẽ gây ra hậu quả gì. Cho nên đạm Ninh Bình vẫn là hệ quả của chuỗi xi măng lò đứng Ninh Bình ngày xưa. Mía đường có chương trình 1 triệu tấn, tỉnh nào cũng có, đều sang Trung Quốc mua. Đây là khuynh hướng lựa chọn để nhập khẩu công nghệ do chính ta chọn.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên. Ảnh: Trung Ngôn |
Vì sao các nhà thầu phía họ có thể dễ dàng trúng thầu hầu hết các công trình, dự án lớn ở Việt Nam như vậy, mà chỉ với cách thức: bỏ thầu giá thấp rồi lại xin điều chỉnh vốn trong quá trình thi công?
Trước hết do ta thôi. Ta cứ nói Trung Quốc tìm mọi cách ký để hạ giá xuống. Công nghệ của ông thấp, thì Trung Quốc thấy có khe hở thì họ thừa cơ đẩy lên. Rủi ro ở đây là chìa khóa trao tay.
Không có gì bảo đảm là những công trình đó hoàn thành sau 2 năm bảo hành nó lại chạy tốt được. Người Nhật từng khuyến cáo ta cách thức đấu thầu mới tránh tình trạng chìa khóa trao tay sau 2 năm, rủi ro chưa biết thế nào. Tôi nghe có những nhà máy sau bảo hành 2 năm, chết luôn không làm thế nào được vì hết bảo hành.
Nhìn một cách khách quan thì không chỉ Trung Quốc, với đối tác khác cũng thế thôi. Cơ chế của mình quá sơ hở, với cơ chế như thế, ai cũng tận dụng cả. Một số trường hợp của người Nhật họ tự trọng lắm: họ có thể khắt khe nhưng họ tự trọng với cam kết, hứa chuyển giao công nghệ là sẽ chuyển giao.
Kẻ chậm chân = kẻ bị loại
Hậu quả kinh tế lâu dài sẽ là gì?
Hễ có sơ hở là bị lợi dụng ngay. Về lâu dài, nó làm cho quá trình đi lên hiện đại của ta đắt hơn rất nhiều về thời gian, chứ không phải chỉ đắt về tiền. Dự án đường sắt Hà Nội- Hà Đông chậm 3 năm, giả dụ ta coi đó là một trục chiến lược của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, sẽ chậm đi vài năm. Nghĩa là trong khi họ vượt lên còn ta lùi lại.
Đây là một thủ đoạn cạnh tranh về thị trường, làm cho đối phương thua thiệt về thời gian.
Cái đắt đó chưa ai nói, đắt vài trăm triệu USD đã đáng nói rồi nhưng đắt về thời gian, về chậm cơ hội phát triển thì khó lường.
Mà hiện nay, hễ ông đã chậm, là ông bị loại ra khỏi cuộc chơi. Các nhà máy điện chậm, đường Hà Nội-Hải Phòng chậm, đã làm chậm cả quá trình CNH. Ta tuyên bố CNH, thu hút đầu tư mà không có điện thì hình ảnh Việt Nam xấu đi. Sự chậm trễ về công nghệ để lại hậu quả ghê gớm về phát triển.
Khó trách doanh nghiệp không phân biệt giữa ý đồ và hậu quả sự việc, nhưng phải nói thẳng là ý thức sử dụng công nghệ để cạnh tranh của doanh nghiệp Việt là kém. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ lựa chọn những thứ rẻ tiền, mau hỏng. Vấn đề này liên quan đến môi trường khuyến khích: một chính sách tỷ giá chỉ khuyến khích nhập khẩu không khuyến khích sản xuất cũng sẽ không khuyến khích nhập khẩu công nghệ tốt .
Trong nhiều năm, tỷ giá ổn định, lạm phát cao, lại dẫn đến điều dở là khuyến khích nhập khẩu chứ không khuyến khích sản xuất trong nước, không khuyến khích cạnh tranh, nhập khẩu công nghệ.
Do đó, vai trò nhà nước ở đây phải là, thay đổi cách tiếp cận ngắn hạn, không theo kiểu cạnh tranh chụp giật. Từ đó, định hướng về công nghệ phải thay đổi.
Từ 2012, Chính phủ Trung Quốc đã công bố danh sách hàng ngàn nhà máy, dây chuyền lạc hậu phải loại bỏ; và một trong những đường đi nhằm giải quyết số dây chuyền, công nghệ lạc hậu đó là thị trường Việt Nam?
Họ không muốn mất cả và cố gắng đẩy ra ngoài, di chuyển công nghệ lạc hậu sang các nước khác. Thậm chí còn tài trợ nữa thì rất nguy hiểm mà với những nước nghèo thì rất dễ xiêu lòng.
Vấn đề là doanh nghiệp Việt Nam phải có ý thức được lợi ích dài hạn và phát triển. Thời đại kiếm chác theo kiểu khuân hàng biên giới về kiếm tiền chộp giật đã qua rồi. Kiếm tiền phải đi vào chiều sâu, công nghệ , hiệu quả chứ không còn phải là chộp và chạy . Doanh nhân có ý thức dân tộc mới tránh được chuyện ấy như Nhật Bản, Hàn Quốc, doanh nghiệp của họ rất có ý thức dân tộc trong lựa chọn. Ta không ý thức được như vậy.
Vấn đề là Nhà nước đảm bảo một môi trường kinh doanh thế nào để doanh nghiệp có lựa chọn đúng đắn, cạnh tranh minh bạch, khuyến khích doanh nghiệp đi mua cái tốt về, phục vụ dài hạn, biến dài hạn thành cơ hội, ngắn hạn: ăn đấy nhưng rủi ro, có tính chất sống còn.
Chính phủ cần có những tín hiệu, để doanh nghiệp nhận biết hậu quả của việc nhập khẩu, duy trì đẳng cấp công nghệ lạc hậu quá lâu, gây ô nhiễm môi trường khủng khiếp. Chính phủ đưa ra chính sách bảo vệ môi trường, giám sát chặt chẽ hơn thì tự nhiên các ông đó không còn đất sống. Những cái đó là kiên trì và cần nỗ lực thường xuyên liên tục, nhất quán, không thể ăn xổi được, không có phép màu ở đây cả.
Trung Ngôn(thực hiện)
Em mà là người được quyền quyết định, cứ thấy đơn của nhà thầu TQ là loại ngay! Mình chả đi guốc trong bụng họ rồi còn gì!
Trả lờiXóaCùng đề tài này, từ năm 2011 đã có bài của vietnamnet (link kèm theo đây)
Trả lờiXóahttp://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-26-viet-nam-va-loi-nguyen-dia-ly-
Và tôi đã bình luận thế này:
Bài viết của tác giả thiếu một phần phân tích vì sao TQ chiếm được nhiều lợi thế kinh tế tại VN suốt mấy chục năm qua? Ví dụ như những hợp đồng "giá rẻ", công nghệ lỗi thời, phải nhận toàn bộ vật liệu từ TQ, lờ đi chuyện TQ đưa nhân công lao động giản đơn vào VN....
Đó là vì 2 nguyên nhân:
Một là: TQ thực thi "chính sách thực dân mới kiểu TQ", dùng tiền hối lộ tràn lan, từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương để có được các hợp đồng ấy và đưa hàng loạt quan chức VN rơi vào tình thế bị khống chế vì nhận hối lộ của TQ. Số quan chức này mặc nhiên trở thành "mạng luới" của TQ theo một nghĩa nào đó.
Thế là TQ bắn 1 mũi tên trúng 2 đích: 1/- Được lợi thế kinh tế rất lớn và rất chiến lược, như tác giả phân tích là nếu TQ gây "chiến tranh kinh tế" thì VN thiệt hại rất lớn. 2/- TQ còn được một mạng lưới quan chức VN buộc phải tuân theo sự chỉ bảo của TQ khi họ cần, bởi số này đã "há miệng mắc quai"!
Hai là số quan chức VN đã vì cái lợi tiền bạc cá nhân mà mờ mắt trước mưu đồ thâm hiểm của TQ.
Nay cần phải bổ sung thêm: Nhiều quan chức VN bám vào "lập trường bảo vệ CNXH" để "vô tư" kết thân với TQ, mà thực chất là vô tư nhận hối lộ của TQ để dành cho TQ những món lợi khổng lồ ở địa phương mình. Nay TQ công khai những hành động xâm chiếm vúng biển VN. Số này tá hỏa, nhưng muộn mất rồi! Bây giờ, họ lo sốt vó, vì không biết lúc nào TQ công khai "danh sách đặc tình của TQ" trong hàng ngũ lãnh đạo VN từ trung ương đến địa phương? Đây là "đặc tình" thật, chứ không phải như cái bài dựng chuyện về trường Thiếu Nhi Việt Nam của chúng ta đâu!!!
Đã từ lâu và hôm nay đọc bài của ông Thiên và ý kiến của bạn Ng.Hùng Làng ta, thì tôi thấy, dù cho bọn Tầu, rồi bọn "này nọ"... có "phá" ta, Nhưng cái chính là: TA TỰ PHÁ TA. (Quân ta bắn quân mình). Rồi lại huyễn hoặc rằng Kinh tế phát triển nhanh ( đến năm 2020 trở thành nước C.N hiện đại(?). Đúng là tuyên huấn theo kiểu "Mẹ hát con khen hay", "Ta phục mình.... ghê". Nên nền Kinh tế của ta mới bê bối, tụt hậu (so với khu vực và TG) và đời sống người dân 40 năm sau ngày kêt thúc "đánh nhau" vẫn khốn khó như thế này.
Trả lờiXóa