Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

TRầN QUANG Cơ và NGUYễN VăN LINH

Trần Phan
(Tham khảo )
Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
Sáng 30/6/2015, tại thành phố Hưng Yên, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Hưng Yên đến dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN

Báo Tuổi Trẻ, số 170/2015 (7995), ra ngày 28/6/2015, trang 2 (Thời Sự) đăng hai tin kế nhau. Bài “Nguyễn Văn Linh – nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo” chiếm 3 cột giữa, đăng tin về cuộc triển lãm đề tài “Nguyễn Văn Linh – nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo”. Bài “Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ từ trần” chiếm cột bên phải. 

Hai ông Trần Quang Cơ và Nguyễn Văn Linh đã từng làm việc với nhau nhiều lần. Ông Trần Quang Cơ từng là thứ trưởng Bộ Ngoại giao trong một thời gian dài, có vai trò quan trọng trong Bộ Ngoại giao từ sau Hiệp định Paris. Ông đã “chọn quãng thời gian (1975–1993) vì nó chứa đựng nhiều diễn biến khúc mắc tế nhị về đối ngoại” để viết cuốn Hồi Ức & Suy Nghĩ. Trong tài liệu này, ông dành phần quan trọng ghi lại hội nghị Thành Đô, trong đó vai trò Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh được nhắc tới nhiều lần.
Chắc quí vị độc giả có nghe về tài liệu Hồi Ức & Suy Nghĩ của Trần Quang Cơ. Chúng ta sẽ cùng nhau điểm một vài dòng tiêu biểu. “Tư duy chính trị xơ cứng đã giam giữ nước ta trong cảnh khó khăn một thời gian dài”. “Rõ ràng năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ nhưng ta đã bỏ qua. Trong khi đó, theo sự xúi giục của Bắc Kinh, chính quyền Polpot bắt đầu chiến tranh biên giới”. Không nắm rõ diễn biến của bàn cờ chính trị thế giới, nhà cầm quyền Việt Nam bỏ phí cơ hội của dân tộc, cho nên: “chính quyền Carter đã chọn con đường bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và gác sang bên việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam” tới “17 năm sau”
Ông Trần Quang Cơ xót xa: “Là nhân chứng lịch sử và cũng là người trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao này với tư cách là vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao, trực tiếp tham gia đoàn đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ ở Pa–ri năm 1977 rồi ở Nữu ước năm 1978, tôi thật sự đau xót vì ta đã bỏ lỡ mất cơ hội củng cố thế đứng của Việt Nam trong hoà bình để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh, lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực”.
Trần Quang Cơ, ngoại giao, Trung Quốc, quân sự, kinh tế, tham nhũng, dân tộc, dân chủ, cách mạng
Thứ trưởng Trần Quang Cơ đón chuyên gia Liên Xô tới thăm, làm việc tại Cục Tuyên truyền đặc biệt (tháng 3-1987). Ảnh tư liệu: QĐND/ VOV
 
Với lòng đau xót đầy tự trọng đó, với các chiêm nghiệm đầy tính trí tuệ về thế cục, trước khi bước vào cuộc chiến “Thành Đô”, ông thấy rõ rằng: “đường lối đối ngoại của Trung Quốc lại mang tính chất cổ truyền của họ là bành trướng bá quyền”.
Cuộc chiến ngoại giao Thành Đô xảy ra ngay sau khi nhân dân các nước Đông Âu tiếp nối nhau rũ bỏ chủ nghĩa Cộng sản, xây dựng đất nước theo mô hình Tự do, Dân chủ. Trước đó hai năm, Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa giết 64 chiến sĩ Việt Nam. Trước đó mười năm, Trung Quốc tiến công biên giới tàn sát mười vạn quân dân Việt Nam. Là tướng ngoài mặt trận ngoại giao, với nhận thức ”Cái bất biến của Trung Quốc là tham vọng bá quyền”, ông được sự ủng hộ của cấp trên trực tiếp, ông Nguyễn Cơ Thạch. Tuy nhiên, việc triển khai các chiến lược và chiến thuật ngoại giao của ông liên tiếp bị khó khăn bởi “đồng chí Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên còn nhấn vào âm mưu của đế quốc Mỹ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu, VN và TQ cần liên kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. “Ngày 30/8/1990, Bộ Chính trị họp bàn về việc gặp lãnh đạo Trung Quốc. Anh Linh nêu ý kiến sẽ bàn hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc”.
Lập luận này được Lê Đức Anh ủng hộ: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc”. Với tư tưởng của bộ chỉ huy tối cao như thế, nước Việt Nam đã thua toàn diện trước Trung Quốc trong cuộc chiến ngoại giao Thành Đô. Một trận thua mà ông Nguyễn Cơ Thạch phải kinh sợ: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!”. Càng về sau, người dân Việt càng nhận thấy nặng nề hơn và cận kề hơn nguy cơ Bắc thuộc. Ông Trần Quang Cơ kết luận: “Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô”.
Trong buổi họp của Bộ Chính trị (15-17/5/1991), đề tài hội nghị Thành Đô được đưa ra bàn luận rút kinh nghiệm. Trong khi ông Nguyễn Cơ Thạch phản đối, ông Võ Văn Kiệt tỏ ý chê trách, ông Phạm Văn Đồng ân hận thì Ông Nguyễn Văn Linh: “Tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận…”. Phải “thấy âm mưu của đế
quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội ở Châu Á, cả ở Cuba. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta” … “Dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”.
“Dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”. Câu nói của ông Linh không thể rõ ràng hơn nữa để thể hiện lập trường rằng nếu phải lựa chọn giữa hai trường hợp: 1) bị nô thuộc bởi Trung Quốc và giữ được chủ nghĩa xã hội, và; 2) độc lập với Trung Quốc nhưng theo chính thể Tự do, Dân chủ Thì ông Linh chọn trường hợp 1.
Cuộc hội ngộ của hai ông trên trang báo Tuổi Trẻ ngày 28/6/2015 mang tới tôi những suy nghĩ lí thú. Đó là hai ông đã khẳng định tính cách cho nhau.
Ông Nguyễn Văn Linh, qua các phát biểu, qua cuộc đời hoạt động của mình, nhất là trong khoảng thời gian 1985-1995, khẳng định trí tuệ, tầm nhìn, tấm lòng, khí phách Trần Quang Cơ.
Ông Trần Quang Cơ, qua Hồi Ức và Suy Nghĩ, đã khẳng định cho dân chúng thấy ông Nguyễn Văn Linh rất kiên định bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Phải kiên định rất mạnh mẽ thì ông mới tự bịt mắt, bưng tai trước các tiếng nói và phong trào minh triết của các dân tộc trên thế giới, sau khi thử nghiệm chủ nghĩa xã hội 35 năm, dứt khoát từ bỏ nó. Phải kiên định rất mạnh mẽ thì mới tự bịt mắt, bưng tai trước các cuộc xâm lăng của Trung Quốc mà xác hàng trăm nghìn con dân Việt vẫn còn vương đầy biên giới và biển đảo. Họ xâm lăng, rồi họ chiếm biển đảo luôn. Những cuộc xâm lăng hiện nay nhắc nhở bài học ngàn năm của dân Việt: “Việt Nam ta có mối liên hệ rất đặc biệt với Trung Hoa, và ý đồ bất biến và liên tục của họ là xâm lặng Việt Nam” (Ngô Đình Nhu trong Chính Đề Việt Nam). Phải rất kiên định bảo vệ chủ nghĩa Xã hội thì mới không đau lòng trước thảm cảnh Trung Quốc gây ra và quên được những bài học xương máu của cha ông.
Đảng Cộng sản Việt Nam, những ngày này, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông Nguyễn Văn Linh, đang ca tụng tính kiên định đó.


-------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo . Cảm ơn Trần Kháng Chiến sưu tầm và cung cấp cho Blog Làng

1 nhận xét:

  1. Sau khi về hưu, ông Nguyễn văn Linh hầu như không hề xuất hiện trước quần chúng ,lễ lạt như nhiều vị chức tước khác. Trong một lần đến nói chuyện riêng tại một Hội quần chúng của Đảng, ông tâm sự : phe cánh họ mạnh lắm, mình không làm gì được "..Tất cả như nói lên một điều: ông ta đã làm một việc sai trái ở Thành Đô nên cuối đời ăn năn hối hận. Ấy vậy mà theo chỉ đạo của ai đó, người ta đã tổ chức rùm beng ngày sinh 100 năm của ông.với đầy đủ mọi nhân vật cao cấp , kể cả cái thây đụng đậy LĐA. Tại sao và để làm gì? Phải chăng ông Tổng Trongj muốn làm vui lòng đ/c 4 tốt, khẳng định sự đúng đắn của hội nghị Thành Đô? rằng VN luôn kiên định CN ML, CNXH ngay cả khi sắp đi thăn HK?

    Trả lờiXóa