Thủ Tướng Lào Thongloun Sisoulith |
Cách đây đúng nửa tháng, vào ngày 15/5 trong chuyến thăm chính thức VN, ông Thủ tướng Lào được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao bởi sự hợp tác, phối hợp
hiệu quả của Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN; khẳng định Việt Nam sẽ
tiếp tục hợp tác chặt chẽ để hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ
tịch ASEAN năm 2016; đề nghị Lào tiếp tục phối hợp chặt chẽ để đảm bảo
đoàn kết và duy trì lập trường chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông;
góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng
không; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Vậy mà ngày 30.05 mới đây Thủ Tướng Lào lại kêu gọi đàm phán song phương giữa các nước tranh
giành chủ quyền để giải quyết các cuộc tranh chấp Biển Đông, và như vậy
là Lào ủng hộ lập trường bấy lâu nay của Trung Quốc về vấn đề này.
Báo Nikkei của Nhật Bản hôm qua, 29/5 tường thuật rằng Thủ Tướng Lào
Thongloun Sisoulith đưa ra lời kêu gọi vừa kể trong một cuộc phỏng vấn
hôm thứ Bảy.
Tờ báo nói rằng khi đưa ra lời kêu gọi ấy, ông Thongloun “rõ ràng
muốn nhắm đến Philippines và Việt Nam”, hai nước đối đầu mạnh mẽ nhất
trước yêu sách của Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, và
trong nhiều trường hợp, vi phạm khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của hai nước này.
Asia Nikkei Review dẫn lời ông Thongloun nói :“Trong cương vị Chủ
tịch ASEAN, Lào sẽ dồn mọi nỗ lực để tạo ra một môi trường thuận lợi cho
đối thoại tích cực giữa các nước liên quan.” Ông nói Lào sẽ kêu gọi các
nước tự chế, đừng đưa ra thêm bất cứ hành động nào có thể làm tăng thêm
căng thẳng.
Mới đây Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực để chiêu dụ nhiều nước
nhỏ ở Châu Á và Châu Phi ngả theo quan điểm của họ về cuộc tranh chấp
Biển Đông. Với mục đích đó, Bắc Kinh không ngần ngại sử dụng tầm ảnh
hưởng rộng lớn của mình về mặt kinh tế.
Ngoài Lào, Campuchia và Senegal mới đây cũng lên tiếng hậu thuẫn
hướng giải quyết tranh chấp của Bắc Kinh, kêu gọi đàm phán song phương
giữa các nước tuyên bố chủ quyền mà thôi.
Ông Thongloun lên cầm quyền tại Lào vào tháng Tư vừa rồi. Ông đã đến
Nhật Bản dự buổi họp bên lề tại hội nghị Ise Shima của khối G7 hôm thứ
Sáu.
10 nước ASEAN cũng chia rẽ về vấn đề có nên công bố một bản tuyên bố
chung hay không. Singapore ủng hộ đề nghị đó, trong khi nhiều nước,
trong đó có Campuchia, chống đối đề nghị này.
Campuchia và Lào có quan hệ kinh tế rất mật thiết với Trung Quốc.
-------------------------------- Theo Nikkei, Thanh Nien.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét