Calathau :
Xem cung cách TT Mỹ OBAMA sử dụng người phiên dịch cũng đủ thấy " sức mạnh mềm " của quốc gia này !
Anh
Phạm là phiên dịch của ông Obama trong chuyến thăm VN, đồng thời là một
trong những người đề xuất nội dung trong bài phát biểu "lay động trái
tim người Việt" của vị tổng thống.
|
Ông
Anh Phạm hay Phạm Tuấn Anh (ngoài cùng bên phải) là phiên dịch viên của
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 23 đến
25/5. Trong thời gian làm phiên dịch cho ông Obama ngay tại quê hương
mình, Anh Phạm nói rằng "đây là nhiệm vụ tuyệt vời nhất trong đời tôi".
Ảnh: Anh Tuấn
|
|
Tại
Việt Nam, Anh Phạm (người còn có biệt danh "Anh Gấu Phạm" trên mạng) là
người đồng hành cùng tổng thống Mỹ trong các cuộc gặp với Chủ tịch nước
Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong ảnh, người phiên dịch
theo sát ông Obama trong lễ đón tại Phủ Chủ tịch sáng 23/5. Ảnh: Anh Tuấn
|
|
Anh Phạm trò chuyện cùng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Anh Tuấn
|
|
Trong
lần gặp ông Obama lần đầu tiên năm 2014, Anh Phạm từng nói với tổng
thống rằng: "Mơ ước lớn nhất của tôi là bao giờ tổng thống thăm Hà Nội
lần đầu thì cho tôi làm phiên dịch, lúc ngài có bài phát biểu trực tiếp
với người dân Việt Nam". Tổng thống Obama khi đó đã cười và vỗ vai anh
rất thân thiện. Ảnh: Anh Tuấn
|
|
Đối
với Anh Phạm, một trong những điều anh yêu thích ở nghề phiên dịch là
luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề tại sự kiện và cần tìm hướng giải
quyết nhanh chóng. Mọi chủ đề có thể liên tục thay đổi và điều đó đòi
hỏi người phiên dịch phải có kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Ảnh: Quốc Huy
|
|
Tại
Trung tâm Hội nghị Quốc gia trưa 24/5, Anh Phạm đã nghẹn lời khi dịch
hai câu Kiều "Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm
ghi" để kết thúc bài phát biểu về quan hệ Việt - Mỹ trước những người
trẻ và trí thức Việt. Bài phát biểu của Tổng thống Obama được nhận định
là sẽ đi vào lịch sử quan hệ Việt - Mỹ như một bài diễn văn đi mãi với
năm tháng. Ảnh: Hoàng Hà.
|
|
Hai
câu Kiều được chọn nhất quán hết sức với thái độ của Hoa Kỳ với Việt
Nam tuy phản ánh ước mơ hơn là sự thật. Người dịch nói cho tất cả mọi
người liên quan biết là muốn hai câu đó sẽ là câu kết thúc của bài diễn
văn, giống như viên ngọc lớn trên đỉnh vương miện. Người dịch muốn nhìn
thấy một cam kết chặt chẽ, gắn bó, thân tình, gia đình y như ý đồ thể
hiện trong hai câu thơ", Anh Pham viết. Ảnh: Hoàng Hà
|
|
Nói
về bài phát biểu của vị tổng thống da màu, Anh Phạm từng chia sẻ rằng
người đưa đề xuất bài hát của Trịnh Công Sơn là giáo sư Việt Nam học
Peter Zinoman. Là một trong những người đề xuất nội dung, ông chọn tham
chiếu truyện Kiều là một sự tiếp nối với "Trời còn để có hôm nay" mà Phó
tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc đến trong chuyến thăm của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng năm 2015. Ảnh: TTXVN
|
|
Anh
Phạm cùng đoàn tháp tùng Tổng thống Obama khi gặp gỡ Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân trong khuôn viên Phủ Chủ tịch và tới thăm Nhà sàn
hôm 24/5. Anh Phạm cũng từng chia sẻ về kỷ niệm trên chuyến đi này trên
Facebook cá nhân. Ảnh: Hoàng Hà.
|
|
Anh
Phạm cũng là người phiên dịch của Tổng thống Obama khi Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng có chuyến công du Mỹ hồi tháng 7/2015. Trong ảnh, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm cùng Tổng thống Barack Obama tại phòng
Bầu dục, Nhà Trắng, Mỹ. Đây là cuộc gặp lịch sử trong chuyến công du Mỹ
sau 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ và 2 năm thiết
lập quan hệ Đối tác toàn diện. Ảnh: Getty
|
Anh
Phạm Tuấn Anh, 40 tuổi, thường được biết trên mạng với biệt danh Gấu,
sinh ra ở Bắc Ninh và lớn lên tại Hà Nội. Tuấn Anh tốt nghiệp Đại học
Ngoại Thương Hà Nội trước khi sang học cao học tại Princeton. Anh Tuấn
Anh từng làm cho World Bank trước khi chuyển sang làm phiên dịch cho
chính phủ Mỹ.
Người giỏi không nhất thiết là người lãnh đạo (TT, BT, CT ... ) nhưng người lãnh đạo phải biết dùng người giỏi.
Trả lờiXóaĐúng . Rất đúng , thưa cụ. Nhưng nhìn sâu hơn tôi thấy cả một sức mạnh của Hoa Kỳ, tiêu biểu là tầm nhìn và hành động của vị Tổng thống của họ . Phải mạnh, phải tự tin vào thể chế chính trị, vào chính nghĩa...ông Obama mới dám đặt vào 2 vị trí rất quan trọng 2 người gốc Việt trong chuyến thăm VN rất quan trọng này . Đó là nữ cố vấn An ninh Đông Nam Á - Châu Đại dương và Phạm Tuấn Anh - phiên dịch cho Tổng thống . Một người con lính ngụy- mang thân phận "kẻ di tản", "Thuyền nhân". Người kia đã trải qua trường đào tạo của VNCS ! Ông Obama đã làm được cái việc "hòa giải" giữa người Việt ở 2 chiến tuyến ngày xưa để cùng phục vụ một mục đích : Biến 2 nước cựu thù thành " người anh em" lâu dài . Thành công của Obama trong chuyến thăm VN lần này ( Như tuyên bố chung 2 nước khẳng định), hiển nhiên có phần đóng góp của 2 nhân vật gốc Việt này. Tôi rút ra 2 kết luận :
Trả lờiXóa- Một quốc gia, một thể chế chính trị có sức mạnh chính nghĩa mới hành xử như TT Obama của nước Mỹ
- Người Việt Nam không phải bất tài mà rất tài giỏi- Nếu họ được cấy trong môi trường "không bị ô nhiễm " !
Thế mới biết, cách dùng người của người ta là cách dùng người của Kỷ nguyên Kỹ thuật số. Còn của ta vẫn giậm chân ở thời kỳ ...Đồ Đồng !!!
Mạo muội trao đổi thêm với các cụ .
thu mua phế liệu inox giá cao
Trả lờiXóathu mua phế liệu nhựa giá cao
thu mua phế liệu giấy giá cao
thu mua phế liệu tại bình dương
thu mua phế liệu tại đồng nai
thu mua phế liệu tại vũng tàu
thu mua phế liệu tại huyện bình chánh