Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

SÁNG KIẾN VĨ ĐẠI: IN GIẤY BẠC TOÀN MỆNH GIÁ 20 NGÀN ĐỒNG ĐỂ CHỐNG THAM NHŨNG !

Tư duy củ chuối . Kỳ quặc. Vô tác dụng ! 


(GDVN) - Giới phân tích cùng chung nhận định, đề nghị nghiên cứu in tiền mệnh giá 20.000 đồng để chống tham nhũng là thiếu cơ sở khoa học, bất khả thi.


Đề xuất in tiền mệnh giá 20.000 đồng...
Đây, chân dung Ông "Củ chuối"Nguyễn Đức Hiển 
Tại cuộc hội thảo một số vấn đề lớn cần sửa đổi của Luật Phòng, chống tham nhũng được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ngày 24/5 tại Quảng Ninh.
Dự kiến cuối năm 2016 Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) để Quốc hội thông qua vào giữa năm 2017.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng đề xuất: “Đề nghị nghiên cứu không in các loại tiền có mệnh giá lớn. Nếu chỉ in loại tiền có mệnh giá 20.000 đồng thôi, không cho phép giao dịch bằng ngoại tệ thì người ta rất khó đưa phong bì bởi khi đó phong bì rất dày".
Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt (ảnh của Báo Lao động).
Ý tưởng này ngay lập tức nhận được sự phản hồi từ các chuyên gia kinh tế, cơ quan chống tham nhũng.
Hôm 26/5, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho biết, việc in tiền mệnh giá 20.000 đồng không phải là giải pháp cốt lõi giải quyết vấn đề chống tham nhũng hiện nay ở nước ta.
“Hiện tại, tham nhũng phức tạp và biến tướng dưới nhiều hình thức. Đối tượng tham nhũng thường ít nhận tiền mặt hơn, thay vào đó, tham nhũng núp bóng dưới dạng tài sản lớn hơn nhiều (tặng nhà, ô tô, tài khoản ngân hàng, ngoại tệ, rửa tiền…).
Do vậy, chắc ít có chuyện người ta “tặng” nhau tiền tỷ mà chỉ dùng toàn tiền mệnh giá 20.000 đồng. Càng hiếm có chuyện người ta đem ô tô đi chở tiền tỷ, mệnh giá 20.000 đồng.
Cục trưởng Cục chống tham nhũng cho rằng, vấn đề cốt
lõi trong công tác phòng chống tham nhũng hiện nay đó là việc kiểm soát tài sản, thu nhập của quan chức.
"Phải giám sát tài sản, thu nhập của cán bộ. Vấn đề kiểm soát tài sản phải gắn với trách nhiệm giải trình  khi phát hiện tài sản có dấu hiệu bất minh.
Mặt khác, nên hạn chế việc thanh toán, giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt mà thông qua tài khoản để dễ kiểm soát.

Do đó, nếu đưa ra phương án in mệnh giá tiền 20.000 đồng để hạn chế tham nhũng thì chưa giải quyết được bản chất vấn đề tham nhũng hiện nay", ông Đạt nói.
Kiểm soát, giám sát quyền lực để chống tham nhũng
Dưới góc nhìn kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là đề xuất mang tính kỹ thuật, tiểu tiết, hết sức vụn vặt, lạc đề, trong quản lý kinh tế cũng như giải pháp chống tham nhũng.
“Xét ở góc độ kinh tế, đề xuất này chưa phù hợp với quá trình lưu thông tiền tệ. Việc in mệnh giá tiền phải căn cứ vào chính sách, nguyên tắc lưu thông tiền tệ làm sao có hiệu quả, thuận lợi nhất, chứ đâu phải cứ thích in tiền là in được đâu.
Nghĩ một cách đơn giản rằng, người ta không thể xách một vali tiền toàn mệnh giá 20.000 đồng khi thực hiện giao dịch lớn được. Làm như vậy rất bất tiện.
Mặt khác, chi phí in tiền sẽ rất tốn kém. Tôi tin rằng, nếu in tiền 20.000 đồng thì lỗ vốn chứ không phải lãi, bởi chi phí in tiền còn cao hơn mệnh giá của đồng tiền.
Do vậy, đề xuất này đi ngược với xu thế phát triển, đặc biệt là trong công tác phòng chống tham nhũng”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nêu quan điểm.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh (ảnh: Hoàng Lực).
Trên phương diện phòng chống tham nhũng hiện nay, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh tỏ thái độ bất ngờ trước đề nghị trên của vị Phó cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng.
“Tôi không hiểu tại sao họ lại đưa ra được đề nghị “lạ” như vậy. Điều này chưa phù hợp với quan điểm của Đảng trong công tác chống tham nhũng.
Vấn đề nằm ở chỗ phải làm sao để thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực, làm sao để đối tượng không dám tham nhũng, không cần tham nhũng, không thể tham nhũng...”, Tiến sĩ Lê Đăng doanh cho biết.
Vị chuyên gia kinh tế này nêu thực tế, hiện nay tình trạng tham nhũng hết sức phức tạp. Đối tượng tham nhũng thường sử dụng những thủ đoạn hết sức tinh vi.
“Từ trước tới nay, việc đưa phong bì là dạng tham nhũng hết sức lặt vặt. Tham nhũng bây giờ có phải chỉ đưa phong bì không đâu, mà người ta toàn dùng vàng, đô la, nhà cửa... để hối lộ, nhận hối lộ. Mà việc đưa, nhận hối lộ đâu phải cứ phơi bày ra cho thiên hạ thấy đâu.
Còn có những loại tham nhũng lớn hơn rất nhiều. Ví dụ, đó là việc người ta trao đặc quyền cho nhau trên lô đất vàng. Hay đó là các loại tham nhũng chính sách... Đây mới là vấn đề cần tập trung giải quyết.
Thử hỏi với đề xuất kỹ thuật đó (in tiền 20.000 đồng), có tác dụng gì trong công tác phòng chống tham nhũng hay không?Tôi nghĩ là không.
Trong khi đó, kinh nghiệm chống tham nhũng trên thế giới không phụ thuộc vào vấn đề kỹ thuật như vậy. Do đó, người đề nghị phương án in tiền mệnh giá 20.000 để hạn chế tình trạng tham nhũng, chứng tỏ người ta chưa nghiên cứu hết các thủ đoạn tham nhũng hiện nay", Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng điều quan trọng trong chống tham nhũng là phải kiểm soát, giám sát quyền lực để quyền lực đó không bị tha hóa.
QUỐC TOẢN

5 nhận xét:

  1. Tôi đông ý với ý kiến cho rằng đề xuất in tiên 20 ngan đ để chông tham nhũng là tư duy " củ chuối " hết sức kỳ quặc, thực ra đề xuất này là một ý tương bao che cho hanh vi tham nhũng của các quan chức cỡ bự, nếu đã đút lót thi nhưng kẻ đó sợ gì tiên dày, thiếu gi cách để họ che dấu hành đông ấy, việc gi cứ phải đưa tiền , ho có thể mua các loai hang hóa cực đỉnh để đưa đến tân nhà như tình trạng phổ biên hiên nay , những quan chưc cao cấp gọi kiểu đut lót này la " tinh nguyện " và chăng ai phát hiện hoặc điều tra được loại tham nhũng này. Cái gốc của tham nhũng năm ngay trong cái " đinh hương XHCN' kia vì chinh cái cơ chế họ " xã" ấy đã tao ra vô vàn kẽ hở cho tham nhũng, vậy in tiên mệnh gia 20 ngan có ích gi ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến quá chuẩn ! Ngoài tất cả cái ngu các cụ nêu ra còn cái ngu nữa mà ai cũng biết : Giá để in ra 1 tờ giấy bạc 20.000 đồng đắt gấp nhiều lần mệnh giá này ! Thì ra Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng ( Bộ CA nhé) không "củ chuối" đâu . Ông tính in tiền để hốt một mớ bự rồi hạ cánh đấy mà ! Hahaha !

      Xóa
  2. Ông này ở trên giời rơi xuống!!! Hay thât ý!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em ơi, con chuột cống này ở trong chĩnh gạo thò mõm ra đề xuất "sáng kiến" chống tham nhũng đấy !

      Xóa
  3. Cả một cái "Nghị quyết 4 "to đùng,tuyên truyền,quán triệt ầm ĩ còn chả đụng được vào lông chân đám quan chức tham nhũng, huống hồ "tối kiến " in tiền mệnh giá nhỏ! Ý kiến của ông Lê Đăng Doanh rất đúng và trúng. Chừng nào chưa có lực lượng quần chúng kiểm soát quyền lực lãnh đạo và điều hành đất nước cũng như chưa thực hiện công khai minh bạch trong toàn bộ hệ thống chính trị thì chống tham nhũng chỉ là trò lừa mị! Loại cán bộ như ông NĐH cũng chỉ là đứa con hoang của một thể chế nuôi dưỡng tham nhũng mà thôi.

    Trả lờiXóa