Việt Nam đồng loạt rút bài về ông Đinh La Thăng
Trong
bài báo, Bí thư Đinh La Thăng nói “hãy để cho ông Bob Kerrey được thêm
một lần nữa cảm nhận sự vĩ đại của đất nước mà ông đã gây đau thương chỉ
vì thiếu hiểu biết”.
12.06.2016
Truyền thông trong nước gỡ bài báo trích ý kiến của Bí thư Thành ủy
Sài Gòn, kêu gọi “vượt lên thù hận” trong vụ tranh cãi về vai trò của
cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey trong vụ thảm sát ở Việt Nam trong
chiến tranh.
Khi bấm vào đường dẫn tới bài báo gốc trên tờ Tuổi Trẻ điện tử có tựa “Bí thư Đinh La Thăng: Vượt lên thù hận, chúng ta mạnh mẽ hơn”, một trang trắng với dòng chữ “nội dung không tìm thấy”.
Điều tương tự cũng xảy ra khi bấm vào các bài báo được một loạt các tờ khác đăng lại bài của Tuổi Trẻ.
Tờ báo thuộc nhóm những báo nhiều người đọc nhất ở Việt Nam không đưa ra lời giải thích cho việc rút bài báo này.
Trong bài báo, Bí thư Đinh La Thăng nói “hãy để cho ông Bob Kerrey được thêm một lần nữa cảm nhận sự vĩ đại của đất nước mà ông đã gây đau thương chỉ vì thiếu hiểu biết”, khi nói về những tranh cãi quanh việc cựu chiến binh Mỹ này được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng tín thác ĐH Fulbright ở Việt Nam.
Trả lời báo chí Việt Nam, ông Thăng nói rằng dự án Đại học Fulbright Việt Nam “là một bằng chứng cụ thể và có tính biểu tượng cao cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đang quyết tâm “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.
Về dư luận liên quan tới quá khứ của cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey, ông Thăng cho rằng “đó là một phản ứng có thể hiểu được nếu chỉ xét ở khía cạnh cảm xúc. Nhưng khi nhìn lại bất cứ sự kiện lịch sử nào, cần phải đặt trong mối tương quan với hiện tại, vì thế nếu chỉ cảm xúc thôi là chưa đủ. Chúng ta cần thêm cả một lý trí tỉnh táo và sáng suốt”.
Bí thư thành ủy Sài Gòn nói thêm: “Tôi thiết nghĩ trong vấn đề liên quan đến ông Bob Kerrey, chúng ta nên được soi sáng bởi cách xử lý và truyền thống tự trọng, nhân ái, vượt qua thù hận, vị tha, và hướng tới tương lai của ông cha ta trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc. Nếu chúng ta không giàu lòng tha thứ, thì dân tộc này đã không thể mạnh mẽ và đáng được kính trọng như ngày hôm nay. Vượt lên thù hận, chúng ta sẽ chỉ càng cho thấy chúng ta mạnh mẽ và cao lớn về tầm vóc văn hóa”.
Hiện có các quan điểm trái chiều về sự bổ nhiệm ông Kerrey vì vai trò của ông trong vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong, Bến Tre hồi tháng Hai năm 1969.
“Lòng khoan dung”
Trong khi đó, phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại thủ đô Washington hôm 8/6 về chuyến thăm mới đây của của Tổng thống Obama tới Việt Nam, Đại sứ Mỹ Ted Osius nói rằng cuộc tranh luận về cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey là "tín hiệu tích cực".
Ông Osius nói lên quan điểm của mình: “Cuộc tranh luận hiện thời sau khi cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey tới TP HCM nhận giấy phép thành lập Đại học Fulbright Việt Nam là điều lành mạnh. Chúng tôi muốn thành lập đại học này để có những cuộc tranh luận lành mạnh kiểu như vậy về quá khứ cũng như tương lai mà Việt Nam hướng tới. Tôi coi những cuộc thảo luận sôi nổi như thế là một tín hiệu tích cực, và tôi vui mừng chứng kiến điều đó”.
Đại sứ Osius nói tiếp: “Tôi muốn nói thêm rằng, tôi đã trao đổi với cả người dân cũng như chính phủ Việt Nam hơn 20 năm qua, và tôi nhận thấy rằng, không nơi nào trên thế giới mà người dân hướng về tương lai và khoan dung hơn người dân Việt Nam. Có thể thấy điều đó khi nghĩ về mối quan hệ giữa hai nước trong quá khứ, và những cam kết hiện nay nhằm gây dựng mối quan hệ đối tác mới. Tôi nghĩ rằng rốt cuộc, trong vụ việc này, rốt cuộc người Việt sẽ hướng tới tương lai và tỏ lòng khoan dung”.
Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng Đại học Fulbright Việt Nam hoạt động “độc lập” và hội đồng quản trị của đại học này “không phải do chính phủ Mỹ hay Việt Nam chọn lựa”.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam là Đại học Fulbright Việt Nam.
Khi bấm vào đường dẫn tới bài báo gốc trên tờ Tuổi Trẻ điện tử có tựa “Bí thư Đinh La Thăng: Vượt lên thù hận, chúng ta mạnh mẽ hơn”, một trang trắng với dòng chữ “nội dung không tìm thấy”.
Điều tương tự cũng xảy ra khi bấm vào các bài báo được một loạt các tờ khác đăng lại bài của Tuổi Trẻ.
Tờ báo thuộc nhóm những báo nhiều người đọc nhất ở Việt Nam không đưa ra lời giải thích cho việc rút bài báo này.
Trong bài báo, Bí thư Đinh La Thăng nói “hãy để cho ông Bob Kerrey được thêm một lần nữa cảm nhận sự vĩ đại của đất nước mà ông đã gây đau thương chỉ vì thiếu hiểu biết”, khi nói về những tranh cãi quanh việc cựu chiến binh Mỹ này được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng tín thác ĐH Fulbright ở Việt Nam.
Trả lời báo chí Việt Nam, ông Thăng nói rằng dự án Đại học Fulbright Việt Nam “là một bằng chứng cụ thể và có tính biểu tượng cao cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đang quyết tâm “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.
Về dư luận liên quan tới quá khứ của cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey, ông Thăng cho rằng “đó là một phản ứng có thể hiểu được nếu chỉ xét ở khía cạnh cảm xúc. Nhưng khi nhìn lại bất cứ sự kiện lịch sử nào, cần phải đặt trong mối tương quan với hiện tại, vì thế nếu chỉ cảm xúc thôi là chưa đủ. Chúng ta cần thêm cả một lý trí tỉnh táo và sáng suốt”.
Bí thư thành ủy Sài Gòn nói thêm: “Tôi thiết nghĩ trong vấn đề liên quan đến ông Bob Kerrey, chúng ta nên được soi sáng bởi cách xử lý và truyền thống tự trọng, nhân ái, vượt qua thù hận, vị tha, và hướng tới tương lai của ông cha ta trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc. Nếu chúng ta không giàu lòng tha thứ, thì dân tộc này đã không thể mạnh mẽ và đáng được kính trọng như ngày hôm nay. Vượt lên thù hận, chúng ta sẽ chỉ càng cho thấy chúng ta mạnh mẽ và cao lớn về tầm vóc văn hóa”.
Hiện có các quan điểm trái chiều về sự bổ nhiệm ông Kerrey vì vai trò của ông trong vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong, Bến Tre hồi tháng Hai năm 1969.
“Lòng khoan dung”
Trong khi đó, phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại thủ đô Washington hôm 8/6 về chuyến thăm mới đây của của Tổng thống Obama tới Việt Nam, Đại sứ Mỹ Ted Osius nói rằng cuộc tranh luận về cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey là "tín hiệu tích cực".
Ông Osius nói lên quan điểm của mình: “Cuộc tranh luận hiện thời sau khi cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey tới TP HCM nhận giấy phép thành lập Đại học Fulbright Việt Nam là điều lành mạnh. Chúng tôi muốn thành lập đại học này để có những cuộc tranh luận lành mạnh kiểu như vậy về quá khứ cũng như tương lai mà Việt Nam hướng tới. Tôi coi những cuộc thảo luận sôi nổi như thế là một tín hiệu tích cực, và tôi vui mừng chứng kiến điều đó”.
Đại sứ Osius nói tiếp: “Tôi muốn nói thêm rằng, tôi đã trao đổi với cả người dân cũng như chính phủ Việt Nam hơn 20 năm qua, và tôi nhận thấy rằng, không nơi nào trên thế giới mà người dân hướng về tương lai và khoan dung hơn người dân Việt Nam. Có thể thấy điều đó khi nghĩ về mối quan hệ giữa hai nước trong quá khứ, và những cam kết hiện nay nhằm gây dựng mối quan hệ đối tác mới. Tôi nghĩ rằng rốt cuộc, trong vụ việc này, rốt cuộc người Việt sẽ hướng tới tương lai và tỏ lòng khoan dung”.
Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng Đại học Fulbright Việt Nam hoạt động “độc lập” và hội đồng quản trị của đại học này “không phải do chính phủ Mỹ hay Việt Nam chọn lựa”.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam là Đại học Fulbright Việt Nam.
Sao người ta lại sợ những suy nghĩ tích cực anh nhỉ? Hay là có AI đó bảo phải làm thế?
Trả lờiXóa