Bà Tôn Nữ thị Ninh
Zing"16:36 01/06/2016
Trong bài viết gửi Zing.vn chiều 1/6, bà Tôn Nữ Thị Ninh tin rằng nếu tuyển công khai FUV có thể tìm được người phù hợp về chuyên môn, kinh nghiệm, và không bị mang tiếng.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh là cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) và tại Bỉ, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, tòa soạn giữ quyền biên tập. Bà Ninh viết: :
Lẽ nào nước Mỹ không còn
ai ngoài Bob Kerrey?
Thời
sinh viên, tôi từng tham gia biểu tình ở Paris chống chiến tranh Việt
Nam trong những năm 1960-70. Mặt khác, luận án thạc sĩ của tôi là về nhà
văn Mỹ William Faulkner.
Và trong gần 30 năm hoạt động đối ngoại, tôi đã xây dựng được những mối quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và bạn bè với đông đảo người Mỹ thuộc nhiều thành phần, từ các nhà ngoại giao như Đại sứ Pete Peterson, những nhóm đã góp phần trực tiếp vào phong trào phản chiến như của John McAuliff và Sally Benson, đến những doanh nhân như Ernie Bower, những cựu chiến binh như Bobby Muller và Thomas Vallely (người mang chương trình Fulbright đến Việt Nam), hay báo chí như Murray Hiebert, giới học thuật nghiên cứu như Walter Isaacson.
Do vậy, tôi không phải là người vì quá khứ mà “ghét” hay ác cảm với người Mỹ. Như hầu hết người Việt Nam, tôi sẵn sàng gạt quá khứ sang một bên để hướng tới tương lai cùng với nhân dân hai nước vì lợi ích chung.
Về phía Việt Nam, giáo dục là một lợi ích có ý nghĩa chiến lược. Do đó tôi ủng hộ và đã có mặt tại buổi trao giấy phép thành lập cho ĐH Fulbright Việt Nam ở TP HCM hôm 25/5. Và như mọi người, hy vọng rằng đây sẽ là một trường góp phần tạo động lực cho nền giáo dục đại học Việt Nam lành mạnh, chất lượng và hội nhập thế giới.
Tuy nhiên, khi biết rằng cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm chủ tịch của Đại học mới, tôi vô cùng bàng hoàng và không thể hiểu nổi.
Ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2/1969. Điều này không thể chối cãi và chính ông Kerrey cũng thừa nhận.
Có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều mức độ khác nhau, cả phía Việt Nam và phía Mỹ. Nhưng một điều chắc chắn, sự việc đó là đủ để kết luận Bob Kerrey, nói theo cách nhẹ nhất, hoàn toàn không thể giữ vị trí Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Và cũng không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật đó. Vì rằng:
Việc ông hối hận về vai trò trong vụ thảm sát Thạnh Phong tôi không thể biết và chỉ có mình ông Kerrey biết. Không thể coi việc giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành động trong quá khứ.
Tôi biết nhiều trường hợp cựu chiến binh Hoa Kỳ không trực tiếp dính tới các vụ thảm sát hiện sống trên lãnh thổ Việt Nam và góp phần ở các địa phương để giảm thiểu hậu quả chiến tranh như Chuck Searcy với dự án tháo gỡ bom mìn ở Quảng Trị, hay hàng năm về tận nơi để tìm kiếm sự tha thứ của những nạn nhân Mỹ Lai như Billy Kelly (dù không hề tham gia thảm sát nào).
Bob Kerrey quan niệm giữ vị trí lãnh đạo ĐH Fulbright góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên. Tuy nhiên, như ông đã trả lời Financial Times (Anh) cách đây 1-2 ngày, ông sẵn sàng từ chức, nếu sự tham gia của ông có thể tổn hại đến dự án.
Tôi nghĩ, không cần chần chừ hơn nữa, nếu ông rời vị trí ngay bây giờ như ông tuyên bố “sẵn sàng” thì cử chỉ đó là cử chỉ tự trọng và sẽ được người Việt Nam đánh giá cao. Thiết nghĩ, nhiều người Mỹ sẽ đồng tình với quyết định đó của ông.
Và trong gần 30 năm hoạt động đối ngoại, tôi đã xây dựng được những mối quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và bạn bè với đông đảo người Mỹ thuộc nhiều thành phần, từ các nhà ngoại giao như Đại sứ Pete Peterson, những nhóm đã góp phần trực tiếp vào phong trào phản chiến như của John McAuliff và Sally Benson, đến những doanh nhân như Ernie Bower, những cựu chiến binh như Bobby Muller và Thomas Vallely (người mang chương trình Fulbright đến Việt Nam), hay báo chí như Murray Hiebert, giới học thuật nghiên cứu như Walter Isaacson.
Do vậy, tôi không phải là người vì quá khứ mà “ghét” hay ác cảm với người Mỹ. Như hầu hết người Việt Nam, tôi sẵn sàng gạt quá khứ sang một bên để hướng tới tương lai cùng với nhân dân hai nước vì lợi ích chung.
Về phía Việt Nam, giáo dục là một lợi ích có ý nghĩa chiến lược. Do đó tôi ủng hộ và đã có mặt tại buổi trao giấy phép thành lập cho ĐH Fulbright Việt Nam ở TP HCM hôm 25/5. Và như mọi người, hy vọng rằng đây sẽ là một trường góp phần tạo động lực cho nền giáo dục đại học Việt Nam lành mạnh, chất lượng và hội nhập thế giới.
Tuy nhiên, khi biết rằng cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm chủ tịch của Đại học mới, tôi vô cùng bàng hoàng và không thể hiểu nổi.
Ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2/1969. Điều này không thể chối cãi và chính ông Kerrey cũng thừa nhận.
Có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều mức độ khác nhau, cả phía Việt Nam và phía Mỹ. Nhưng một điều chắc chắn, sự việc đó là đủ để kết luận Bob Kerrey, nói theo cách nhẹ nhất, hoàn toàn không thể giữ vị trí Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Và cũng không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật đó. Vì rằng:
Việc ông hối hận về vai trò trong vụ thảm sát Thạnh Phong tôi không thể biết và chỉ có mình ông Kerrey biết. Không thể coi việc giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành động trong quá khứ.
Tôi biết nhiều trường hợp cựu chiến binh Hoa Kỳ không trực tiếp dính tới các vụ thảm sát hiện sống trên lãnh thổ Việt Nam và góp phần ở các địa phương để giảm thiểu hậu quả chiến tranh như Chuck Searcy với dự án tháo gỡ bom mìn ở Quảng Trị, hay hàng năm về tận nơi để tìm kiếm sự tha thứ của những nạn nhân Mỹ Lai như Billy Kelly (dù không hề tham gia thảm sát nào).
Bob Kerrey quan niệm giữ vị trí lãnh đạo ĐH Fulbright góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên. Tuy nhiên, như ông đã trả lời Financial Times (Anh) cách đây 1-2 ngày, ông sẵn sàng từ chức, nếu sự tham gia của ông có thể tổn hại đến dự án.
Tôi nghĩ, không cần chần chừ hơn nữa, nếu ông rời vị trí ngay bây giờ như ông tuyên bố “sẵn sàng” thì cử chỉ đó là cử chỉ tự trọng và sẽ được người Việt Nam đánh giá cao. Thiết nghĩ, nhiều người Mỹ sẽ đồng tình với quyết định đó của ông.
.
Việc lựa chọn một người từng tham gia thảm sát ở Bến Tre năm 1969 làm
Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam đang gây nhiều ý kiến trái chiều.
Ảnh Getty Image.
Tôi biết rằng vài người liên quan trực tiếp đến dự án công khai khẳng định rằng Bob Kerrey là người “hoàn toàn phù hợp” để giữ vị trí lãnh đạo đó. Tôi xin hỏi, lẽ nào nước Mỹ không còn ai có thể vận động vốn cho trường ĐH Fulbright Việt Nam ngoài Bob Kerrey?
Nếu nhóm dự án thực hiện việc lựa chọn vị trí chủ tịch trường Fulbright Việt Nam với nhiều ứng viên một cách công khai, thì tôi tin chắc là đã có thể tìm được người phù hợp về mặt chuyên môn và kinh nghiệm, nhưng tên tuổi không bị mang tiếng như vị này. Sẽ là một vết đen không thể xoá sạch khỏi sự ra đời của trường đại học danh giá như ĐH Fulbright Việt Nam nếu đây là chủ tịch sáng lập của ĐH này. Những người bạn Mỹ mà tôi có trao đổi hai hôm nay cùng chia sẻ quan điểm như thế.
Nếu phía Mỹ khăng khăng giữ quyết định của mình, thì đối với tôi, không còn có thể coi đây là một dự án chung như nhóm sáng lập vẫn khẳng định. Vì rằng như trong một cuộc hôn nhân, hai bên cần phải lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của nhau.
Tôi tin rằng, sự điều chỉnh đó không những không ảnh hưởng đến quan hệ hai nước đang tiến triển tốt đẹp. Ngược lại, việc này sẽ đặt hợp tác Việt - Mỹ trong khuôn khổ ĐH Fulbright Việt Nam trên một nền tảng, khởi điểm bình đẳng, lành mạnh và vững bền.
-------------
Theo em đọc được, ông ta chỉ là chủ tịch một phần ban (hình như gây quỹ), chứ khg phải là chủ tich ĐH thì phải...
Trả lờiXóaChọn ông này là khôn ngoan
Trả lờiXóasao bà ta cay cú thế nhỉ?
Trả lờiXóa