Gien của người Trung Quốc là gien gì ? Mời đọc loạt chuyện thâm cung bí sử dưới trào Mao Trạch Đông sau đây .
Kỳ 1 : Về 4 người vợ của Mao Trạch Đông .
Mao Trạch Đông với người vợ thứ tư Giang Thanh và con
Cuốn Bốn người vợ của Mao Trạch Đông
do hai nhà văn Trung Quốc Tôn Hồng Quân và Lương Tú Hà chấp bút, Trung
tâm tư liệu - Đại học Nhân dân Trung Quốc giới thiệu (Võ Toán biên dịch,
NXB Lao Động, Hà Nội 2012) nhắc đến cuộc hôn nhân đầu tiên trong đời
Mao Trạch Đông với La tiểu thư - một cô gái xinh đẹp sinh trưởng trong
một gia đình phú hộ ở thôn Xích Vệ, xã Dương Lâm, huyện Tương Đàm (Hồ
Nam) vào năm Mao Trạch Đông mới… 14 tuổi (1907). Năm ấy La tiểu thư lên
18 (sinh 1889, hơn Mao Trạch Đông 4 tuổi).
Mối duyên đầu đời này do cha mẹ hai
bên tác thành nhưng Mao Trạch Đông phản đối. Song cuối cùng lễ cưới rất
linh đình, trang trọng vẫn được tổ chức dầu Mao thề rằng sẽ không bao
giờ đụng đến người La tiểu thư dù chỉ là “chạm một ngón tay”. Cuộc ép gả này đã “khiến cho hai con tim trong trắng của họ (Mao và La tiểu thư) không có cách gì chấp nối lại cùng nhau” (sđd, tr.11).
Ba năm sau ngày cưới, Mao Trạch Đông
17 tuổi, từ biệt gia đình đi học xa, La tiểu thư ở lại quê nhà, mang
bệnh và qua đời ngày 10 tháng 2 năm ấy, lúc mới 21 tuổi - độ tuổi thanh
xuân phơi phới nhưng chưa bao giờ được mãn nguyện vì yêu và không bao
giờ ngờ rằng chồng mình sau này trở thành lãnh tụ Đảng Cộng sản, nắm
trong tay quyền lực cao nhất ở nước Trung Hoa bao la…
Cùng Giang Thanh - người vợ bị đưa ra tòa án tối cao xét xử gây chấn động năm 1980
La tiểu thư mất, cảnh giới ái nghiệp
của Mao Trạch Đông hầu như vẫn lặng đi suốt bảy tám năm liền. Đến 25
tuổi (1918) trái tim ông lần đầu tiên mới thật sự rung động trước “thiên kim tiểu thư” Dương Khai Tuệ - con gái duy nhất của nhà nho lỗi lạc đương thời Dương Xương Tế - thầy dạy của mình. Họ yêu nhau.
Với Mao Trạch Đông: “Người đời tri kỷ chỉ ta với nàng” (sđd, tr. 25). Dương Khai Tuệ thì: “Mình cảm thấy mình được sinh ra trên cõi đời này vì mẹ mình một phần, phần nữa cũng là vì anh ấy” (sđd, tr.14). Cưới nhau vào mùa đông năm 1920, họ động phòng hoa chúc ở “ngôi đền Thanh Sơn dưới ngọn núi Diên Cao”, nơi đó mọi thứ như giường, chăn, gối, ghế tựa đan bằng mây đều cũ, duy chỉ có “chậu
hoa sơn trà đặt bên cửa sổ, với những phiến lá màu xanh sẫm cùng nhiều
nụ hoa chúm chím, là mang lại cho căn phòng tân hôn này một nguồn sinh
khí bất tận” (sđd, tr.23).
Từ đó đến suốt bảy năm sau, Khai Tuệ đã “dùng
đôi vai mảnh khảnh của mình gánh vác cùng một lúc mấy trách nhiệm liền,
vừa làm vợ, làm thư ký riêng, vừa làm trợ lý cho Mao Trạch Đông” (sđd,
tr.23). Đến tháng 9.1927, theo chỉ định của Mao Trạch Đông, Dương
Khai Tuệ bí mật về lại quê nhà ở bản Thương để lãnh đạo phong trào cách
mạng ở vùng ấy cho đến ngày bị bắt đã “ung dung bình thản bước ra pháp trường” trong cuộc hành quyết ngày 14.11.1930, lúc mới 29 tuổi.
Người vợ tiếp theo của Mao Trạch Đông
cũng hết sức xinh đẹp, sinh năm 1909 (kém Mao Trạch Đông 16 tuổi) là Hạ
Tử Trân, có ngót 10 năm chung sống với 6 lần sinh nở. Đến năm 1936, Hạ
Tử Trân đã bước ra khỏi cuộc đời của Mao Trạch Đông từ một “nghịch
duyên” như thế nào xin được kể sau.
Bây giờ nói đến người vợ thứ tư là Giang
Thanh. Giang Thanh sinh năm Giáp Dần 1914, cầm tinh con Cọp (Mao Trạch
Đông sinh năm Quý Tỵ 1893, cầm tinh con Rắn). Khi Mao Trạch Đông tiến về
Bắc Kinh, tự tay kéo lá cờ đỏ năm sao lên Thiên An Môn trịnh trọng
tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10.1949,
lúc ấy Giang Thanh 35 tuổi nghiễm nhiên trở thành “đệ nhất phu nhân”.
Đến 31 năm sau (tháng 11.1980), sự đời thay đổi, Giang Thanh bị đưa ra
Tòa án nhân dân tối cao xét xử và đã làm dư luận thế giới giật mình bởi
những lời tuyên bố đầy “ấn tượng” như:
- “Tôi là con chó của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Ông ấy bảo tôi cắn ai thì tôi phải cắn người đó”.
Một trong những người bị “cắn” đau
nhất là nguyên soái Bành Đức Hoài - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - từng được Mao Trạch Đông quý trọng ân cần
gọi: “Bành đại tướng của tôi”. Nhưng Giang Thanh sai Hồng vệ
binh đánh gãy xương sườn nguyên soái, rồi dắt đi rêu rao nhục mạ khắp
phố phường trước khi giam 8 năm cho đến ngày ông chết trong bóng tối ra
sao? (còn nữa)
Theo hồi ký của ông bác sỹ riêng của Mao thi Mao không chỉ có 4 bà vợ như hai tác giả TQ đã nói trong cuôn sách mà Calathau đã nói đến trong bài viết. Về mạt này thì có lẽ Mao xứng đáng với danh hiệu : " THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT DÊ CỤ "
Trả lờiXóa