Quốc gia nào sẵn sàng cho phép công dân trả lời mọi thắc mắc của người lạ về đất nước mình mà không đặt ra “vùng cấm” về nội dung và tư tưởng?
Thụy Điển vừa tuyên bố trở thành “quốc gia đầu tiên có số điện thoại
riêng”, mời cả thế giới gọi tới để tìm hiểu về đất nước mình. Người trả
lời các cuộc gọi không ai khác chính là công dân của đất nước Bắc Âu
này.
Công khai số điện thoại này là cách Thụy Điển nói với thế giới “đất nước
này không có gì để giấu”, sẵn sàng để người dân vạch trần những mặt xấu
(nếu có) của đất nước mình với người lạ toàn cầu. Song, với đất nước mà
chỉ số hài lòng với cuộc sống thuộc hàng cao nhất thế giới, những rủi
ro đó xem ra chỉ là chuyện vặt!
Mỗi người dân là một đại sứ
Những người gọi vào số +46 771 793 336 sẽ được kết
nối với “một người Thụy Điển bất kỳ đang sống đâu đó tại Thụy Điển” và
họ có thể trao đổi bất cứ chuyện gì, theo Hiệp hội Du lịch Thụy Điển
(STA) - tổ chức đứng sau chiến dịch mang tên “Số điện thoại Thụy Điển”
(The Swedish Number) này.
Theo website chính thức của The Swedish Number, chiến dịch được tung ra
nhân kỷ niệm 250 năm ngày quốc gia Bắc Âu chính thức đưa vào hiến pháp
điều luật xóa bỏ chế độ kiểm duyệt. Công dân Thụy Điển có thể tham gia
chiến dịch với tư cách “đại sứ điện thoại” bằng cách tải một ứng dụng để
điện thoại của họ được kết nối với tổng đài.
Tinh thần “không kiểm duyệt” trong The Swedish Number thể hiện qua việc
những người trả lời điện thoại có thể nói bất cứ những gì họ nghĩ với
những người lạ mà không phải “tự kiểm duyệt” câu trả lời của mình.
Người gọi do đó sẽ tìm thấy câu trả lời cho các thắc mắc của họ về Thụy
Điển từ chính người dân, chứ không phải qua lời nói tô vẽ của quan chức
du lịch. Jenny Engström, người phát ngôn của STA, khẳng định với tờ The
Atlantic rằng The Swedish Number nhằm “giúp người gọi có được cái nhìn
“không bị kiểm duyệt” về Thụy Điển. Và vì thế chúng tôi để người Thụy
Điển tự nói về mình”.
Sau khi được truyền thông loan báo, chương trình bước đầu đã khiến khá nhiều người tò mò trên khắp thế giới phải nhấc điện thoại và quay “số điện thoại Thụy Điển”. Đến hết ngày 17/4, The Swedish Number đã nhận được hơn 91.300 cuộc gọi với tổng thời lượng 181 ngày.
Người Thụy Điển đã trò chuyện với người lạ từ 174 nước với mỗi cuộc gọi
kéo dài trung bình 2 phút 52 giây. Các quốc gia tò mò về Thụy Điển nhất
gồm Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Nga và cả Trung Quốc.
Dễ đoán các câu hỏi phổ biến nhất là về những thứ “rất Thụy Điển” như ban nhạc ABBA, đồ gỗ IKEA, giải Nobel. Nhưng dĩ nhiên cũng có rất nhiều câu hỏi thú vị và “khó đỡ”. Như Wilma, sinh viên sống ở ngoại ô thủ đô Stockholm, tiết lộ với tờ The Guardian cô nhận được câu hỏi về toilet ở Thụy Điển, còn câu hỏi thú vị nhất với “đại sứ điện thoại” John Uhlim lại đến từ Thụy Sĩ.
“Anh ấy muốn hỏi có đúng là người ta hay nhầm giữa Thụy Điển và Thụy Sĩ không” - Uhlim kể với TIME.
Nếu may mắn, người gọi có thể được kết nối với chính người đứng đầu Thụy
Điển - Thủ tướng Stefan Löfven. Trong video quảng bá chiến dịch được
STA công bố, ông Löfven khiến người gọi đến từ Mỹ, Hong Kong, Ấn Độ ngạc
nhiên xen lẫn thích thú khi biết người bắt máy chính là thủ tướng.
Nghi ngờ là điều không tránh khỏi và Löfven buộc phải “chứng minh” mình
là thủ tướng thứ thiệt. Một phụ nữ đã hỏi: “Làm sao để tôi biết ông thật
sự là thủ tướng?” và câu trả lời đơn giản chỉ là: “Ồ, tôi tin rằng bạn
phải tin ở tôi”.
Để chứng tỏ mình?
Bạn có thể thử gọi bất cứ lúc nào. Chỉ cần chú ý rằng múi giờ của Thụy
Điển là GMT+1. Bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu không ai bắt máy khi bạn gọi
vào ngày 30-4, bởi khi đó mọi người Thụy Điển đều bận đốt lửa mừng ngày
hội Walpurgis Night (Phù thủy đêm), như lời STA giải thích. Và nhớ là
cuộc gọi phải trả cước.
Theo The Atlantic, chiến dịch mời thế giới gọi điện cũng phản ánh mối quan hệ giữa Thụy Điển với các quốc gia khác, đặc biệt giữa cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu. Theo Statistiska Centralbyrån, cơ quan thống kê trung ương của Thụy Điển, khoảng 1,6 triệu người nước này (1/6 dân số) có nguồn gốc ngoài Thụy Điển.
Năm 2015, Thụy Điển đón nhận số người tị nạn nhiều hơn bất kỳ quốc gia
châu Âu nào, tính theo tỉ lệ trên dân số và tỉ lệ phần trăm được nhận/số
hồ sơ xin tị nạn. Tuy vậy, làn sóng tị nạn ngày càng ào ạt khiến nước
này dự tính trục xuất đến 80.000 người xin tị nạn bất thành.
Dẫu sự chuyển biến từ “biên giới mở” đến “trục xuất” đã khiến các báo
phải chạy tít “Cái chết của quốc gia rộng rãi nhất thế giới”, ở tầm mức
cá nhân, qua các cuộc gọi trong chương trình The Swedish Number, người
Thụy Điển vẫn muốn chứng tỏ với thế giới rằng mình rộng lượng.
Rikard Björk, diễn viên 28 tuổi sống tại Gothenburg - thành phố lớn thứ
hai Thụy Điển, trả lời cuộc gọi qua tổng đài The Swedish Number với
phóng viên The Atlantic khi đang trên đường đến cộng đồng Ả Rập gốc Thụy
Điển, nơi anh tình nguyện dạy ngoại ngữ. Björk nói anh tự hào vì Thụy
Điển đang giúp đỡ những người tị nạn (refugee), dù dân Thụy Điển ít dùng
từ này. Sự thay đổi trong chính sách với người tị nạn, theo Björk, chỉ
“thúc đẩy các nước khác cũng cư xử như Thụy Điển đang làm”.
TheoKP
Hay quá.
Trả lờiXóaBao giờ điều này xẩy ra ở VN hả cụ???
Trả lờiXóaTrình độ văn minh của họ cao xa hơn mình bao nhiêu các cụ nhỉ!
Trả lờiXóaThụy Sĩ cũng là đất nước đáng nể, người dân có quyền quyết định tôi cao chư không phải Tổng thống hay Quốc Hôi , bất kỳ quyết định nào của QH mà có 30 ngan chữ ký của người dân phản đối thi đêu không được thực thi. Tất nhiên như TĐ không sợ bị nói xấu thì quả cũng là hiếm lắm, VN ta nói thực có khi còn bị theo dõi bị coi là " phản ch đô "
Trả lờiXóaNếu một Đất nước văn minh, một XH tốt đẹp thì chẳng sợ gì mà phải cấm đoán và kiểm duyệt người dân được nói những điều mình nghĩ, mình muốn.
Trả lờiXóaCòn câu hỏi khi nào VN sẽ được Tự do ngôn thì: " Hỏi Trời, Trời chằng biết. Hỏi Đất, Đất không hay!". Các Cụ Hồng Phương và Song Thụ ạ.
Xin các Cụ Làng ta "Hãy đợi đấy" nhá nhá nhá!. Hu Hu...