(TBKTSG Online) - Các nhà khoa học đến từ Đức, Mỹ, Israel… cùng với các
nhà khoa học trong nước hôm 2-5, đã có buổi gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà để cùng tham gia đánh giá môi
trường biển Vũng Áng sau khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng
biển 4 tỉnh miền Trung.( Ảnh bên )
Đây là những nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực hải dương học,
địa chất ven biển, kỹ thuật bờ biển và môi trường bền vững.
Tại buổi tiếp các nhà khoa học, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã thông báo
tình hình môi trường biển miền Trung Việt Nam trong thời gian qua. Ông
Hà đã đề nghị các nhà khoa học nước ngoài hợp tác với bộ để điều tra sự
cố môi trường khu vực biển miền Trung Việt Nam vừa qua; đề nghị các nhà
khoa học nước ngoài tư vấn ngay cũng như hợp tác lâu dài trong công tác
bảo vệ môi trường biển của Việt Nam.
Tại buổi làm việc, các chuyên gia nước ngoài cho biết sẵn sàng giúp đỡ
Việt Nam trong việc điều tra, xác định nguyên nhân việc có hay không sự
cố ô nhiễm môi trường dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung
gồm các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên-Huế.
Giáo sư Roberto Mayerle, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Công nghệ Đại
học Kiel, Cộng hòa liên bang Đức, cho biết sau khi làm việc với Bộ Tài
nguyên và Môi trường, các nhà khoa học sẽ làm việc với Bộ Khoa học và
Công nghệ. Nếu được sự đồng ý, sẽ có thêm các chuyên gia nước ngoài được
cử đến và mang thêm các trang thiết bị để giúp Việt Nam điều tra nguyên
nhân sự cố môi trường biển vừa qua.
“Nếu chúng ta đi đúng hướng và làm việc với tinh thần khẩn trương,
chúng tôi tin sẽ cùng với các nhà khoa học Việt Nam sớm tìm ra nguyên
nhân sự cố,” giáo sư Roberto Mayerle nói.
Ông Hà cho biết Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ chủ trì
công tác nghiên cứu khoa học tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt vừa
qua. Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các nhà khoa học tham gia
luôn vào việc đánh giá hoạt động của các nhà máy đang xả thải trực tiếp
ra biển Vũng Áng - Hà Tĩnh.
Bộ cũng mong các nhà khoa học tham gia khảo sát quan trắc chất lượng
nước biển khu vực này, và mong các nhà khoa học cùng rà soát lại toàn bộ
hệ thống quan trắc bờ biển để xác định các công việc cần thiết trong
lĩnh vực này trong thời gian tới.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, những kinh nghiệm của các nhà khoa học
nước ngoài đối với các vấn đề môi trường, công tác bảo vệ bờ biển, quản
lý cảng biển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, khoa học địa chất ven
biển, kỹ thuật bờ biển và môi trường bền vững… sẽ là những bổ sung quý
báu cho Việt Nam trong việc xác định nguyên nhân sự cố môi trường biển
miền Trung.
--------------------------------------------------Theo Thời báo Kinh tế Sài Gon Online
Tin từ ngày 2/5 mất thời gian tính rồi!
Trả lờiXóaHôm nay đã kết thúc đợ kiểm tra kéo dài từ 5/5 ở Fomosa mà chưa hề đưa ra kết luận nào, thậm chí, một ông Nhật tham gia đoàn kiểm tra còn nói có thể phải... 1 năm sau mới kết luận được!!!
Chậm quá mà...một tháng sau mới mời chuyên gia nước ngoài ... dấu vết kịp mất tiêu rồi!
Trả lờiXóaTụi Fomosa dã chùi mép rồi , các vị chức sắc VN phơi mặt ra thôi quốc tế cũng khó mà điều tra xác minh đươc. Mới nghe có tin TQ đại lục còn cho tàu chở hóa chất độc hai đổ ra BIỂN , không thể loại trư kẻ thủ phạm dấu mặt này.
Trả lờiXóađáng căm giận chùi mép cho chúng ,không cho ai chửi chúng.
Trả lờiXóaĐã lộ ra chút manh mối rồi: Hôm qua ông cục trưởng TNMT, trưởng đoàn kiểm tra cho biết, Formosa thừa nhận cái sai đầu tiên là tư ý xây dựng hệ thống xả thải không có thiết kế cơ sở để trình cơ quan quản lý. Bài trả lời này đăng trên Dân trí, đã bị gỡ bỏ , bản copy đăng lại trên mạng, vào trang Bùi văn Bồng mà xem.
Trả lờiXóaChỉ sợ có kẻ bán nước hại dân bao che bảo kê cho fomosa. Còn trung thực, minh bạch vì nước vì dân thì Fomosa trốn tránh sao được. Bởi nhà máy thì phải vận hành, phải xả thải thì khó gì để lôi mặt ra ánh sáng.
Trả lờiXóaXem ra các công bộc của dân, CAND, QĐND quyết tâm bảo vệ bạn vàng và cũng quyết tâm đàn áp dân lành , thế thì botay.com rồi