Lời kêu gọi tiếp
tục biểu tình ngày 8/5 được phát đi trên mạng xã hội hôm 6/5 với lý do
‘Chính phủ cố tình chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết’.
Cuộc biểu tình dự kiến diễn ra vào 9:00 ngày 8/5 tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội) và Công viên 30/4, quận 1 (TP Hồ Chí Minh).
Những
người phát đi thư ngỏ tự nhận: "Chúng tôi, những người đã tổ chức, thực
hiện và tham gia cuộc biểu tình vì môi trường ngày 1/5".
“Chúng
tôi kêu gọi biểu tình vì Chính phủ cố tình chậm trễ công bố nguyên nhân
cá chết và khiến biển miền Trung bị đầu độc. Tình trạng biển chết, cá
chết vẫn tiếp diễn. Báo chí bị buộc phải đưa tin theo định hướng, thiếu
độc lập và khách quan”, thư ngỏ viết.
“Cách xử lý khủng hoảng về
thảm họa môi trường không rốt ráo, thiếu khoa học dễ dẫn đến một thảm
họa về bệnh tật của toàn thể người dân sau này”,
“Việc lên tiếng yêu cầu Nhà nước bảo vệ môi trường, bảo vệ người dân là trách nhiệm của mỗi người”.
“Lời kêu gọi này nghiễm nhiên có giá trị cho các ngày Chủ nhật tuần kế tiếp nếu các yêu cầu trên không được đáp ứng”.
'Vũ khí tinh thần'
Hôm
6/5, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm
nói: “Tôi có lời đề nghị những người tham gia tuần hành ngày 8/5 nên
xuống đường với những khẩu hiệu đúng với tinh thần đã thúc đẩy họ ra
đường. Chẳng hạn, "Biển sạch, chính phủ sạch", "Chúng tôi cần cá" hay
"Yêu cầu chính phủ minh bạch".
"Trên tinh thần một cuộc tuần hành
ôn hòa, mỗi cá nhân cũng nên biết kiềm chế để không xảy những hành động
đáng tiếc. Một khi chính phía nhà cầm quyền không đứng về nguyện vọng
chính đáng của người dân, họ sẽ cho các lực lượng thực hiện việc đàn áp,
bắt bớ". '
"Đó là lúc mỗi cá nhân cần thể hiện rõ nét phương pháp
bất bạo động. Có thể cùng nhau ngồi toạ kháng, vỗ tay hát bài hát về
quê hương. Cùng nhau giơ biểu ngữ và hô vang khẩu hiệu. Tôi nghĩ những
người tham gia nên tránh những hành động quá khích để tránh nguy cơ
chính quyền tạo cớ đàn áp, bắt bớ".
"Thể hiện nguyện vọng chính
đáng của công dân trên đất nước mình đó cũng là vũ khí tinh thần cho mỗi
người khi xuống đường", ông Lâm nói.
Trong một diễn biến khác, tối 5/5, hai thanh niên
Lầu Nhật Phong và Mạc Vĩ Lực đã tọa kháng về vụ cá chết ở phố đi bộ
Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh.
Hai người này sau đó đã bị mời về đồn Công an phường Bến Nghé, quận 1, trước khi được trả tự do vào rạng sáng 6/5.
Văn
phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (OHCHR) hôm 5/5 đã
bày tỏ quan ngại về việc xử lý các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ cá chết,
và kêu gọi chính quyền Việt Nam "tôn trọng quyền tự do tập hợp, quyền
tập hợp ôn hòa, được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự
và Chính trị".
Các cuộc biểu tình diễn ra hôm 1/5 tại Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh được cho là thu hút "cả ngàn người" mang theo các biểu ngữ
“Hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi”, “Ngừng xả nước thải vào biển”...
nhưng không được các báo Việt Nam đề cập.
Báo Việt Nam hôm 6/5 dẫn
lời ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
cho hay “các mẫu phân tích về cá chết ở các tỉnh Bắc Trung bộ của Bộ đã
có kết quả. Các mẫu tất nhiên có cả kim loại nặng, còn về số lượng thế
nào thì Bộ không được công bố”.
“Theo ông Tám, thống kê từ các địa
phương, số cá chết trôi nổi, dạt vào bờ khoảng 100 tấn. Số cá chết chìm
dưới đáy không thống kê được. Dù chưa thống kê đầy đủ, nhưng đây là sự
cố nghiêm trọng chưa có bao giờ”, báo
Tiền Phong tường thuật.
Truyền thông Việt Nam ước tính chỉ tính riêng tại Quảng Trị, thảm họa cá chết gây thiệt hại khoảng 134 tỷ đồng.
Chiều
5/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, người phát
ngôn Chính phủ được báo Tuổi Trẻ dẫn lời: "Bộ Thông tin - truyền thông
chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện việc đưa tin trung thực, khách
quan, đúng định hướng, có cơ sở khoa học, đấu tranh phản bác các thông
tin xuyên tạc, luận điệu sai trái, kích động nhằm ổn định tình hình,
không gây tâm lý hoang mang trong dư luận".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét