( Nguyên Hân sưu tầm cung cấp)
Tôi đánh giá chính quyền Việt Nam đón ông Obama “hơi kém
long trọng” so với khi đón người đồng nhiệm khác tương đương là ông Tập Cận
Bình.
Ông Obama, ở Việt Nam, đã
không có 21 phát đại bác như ông Tập. Điều này khẳng định quan
điểm chính thống lâu nay của Đảng, đó là “quan hệ anh em” với Trung Quốc dĩ
nhiên nặng ký hơn “quan hệ hàng đầu” với Mỹ. Tôi nghĩ chúng ta đừng quên điều
then chốt này trong tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ hiện nay.
Có thể cách đón ông Obama
của chính quyền Việt Nam làm ông hơi buồn, nhưng tôi tin là ông Obama thật sự
vui vì cách đón của nhân dân Việt Nam. Hai điều này cho thấy ý Đảng và lòng dân
lại một lần nữa chưa gặp nhau.
Mỹ và Trung Quốc luôn
tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam, nên lễ nghi tiếp đón lãnh đạo hai nước này
tại Việt Nam thể hiện nhiều điều quan trọng. Nếu người dân Việt Nam đón
ông Tập bằng tâm lý nghi ngờ, hoang mang và quan ngại kèm vài nụ cười nhạt thì
họ đón ông Obama bằng nụ cười rạng rỡ, chân thành và khao khát chờ mong.
Khác với ông Tập Cận Bình
với những bức hình bị quần chúng Việt Nam gạch chéo, hình ông Obama với nụ cười
rạng rỡ được quần chúng Việt Nam trưng bày khắp nơi cũng là điều chính quyền
Việt Nam nên chú ý.
Ông Obama là một chính
khách lớn, và chuyến đi của ông phục vụ chính trị, nên tôi cũng thử giải mã một
vài thông điệp ông muốn gửi gắm cho Việt Nam. Với đảng cầm quyền Việt
Nam, ông trấn an họ là Mỹ sẽ không tìm cách lật đổ, hay tác động để làm Đảng
sụp đổ, nên Đảng cứ yên tâm mà lãnh đạo, và Mỹ tôn trọng Đảng Cộng sản Việt
Nam.Tuy nhiên, ông nhắc nhở họ
nên lãnh đạo theo quy tắc, cam kết quốc tế chung mà họ đã đại diện cho Việt Nam
khi ký kết. Không nên, và không thể viện dẫn rằng Việt Nam vì “đặc thù riêng”
nên nhiều lúc hành xử khác biệt hay sai lệch với những gì đã ký kết với quốc
tế, vì những cam kết này đã là quy tắc-chuẩn mực chung.
Thông
điệp với nhân dân Việt Nam
Từ những nguồn tin có quan
hệ với chính giới Mỹ, tôi nghe rằng chính quyền Mỹ muốn chính quyền Việt Nam
tạo điều kiện cho giới trẻ Việt Nam giao lưu với ông Obama. Trong chuyến đi này, ông
Obama, ngoài những lễ tiệc ngoại giao bắt buộc, có lẽ việc giao lưu với quần
chúng và thanh niên trẻ là những hoạt động nhiều nhất. Đây là điều theo tôi rất
quan trọng, nó góp phần lớn trong việc củng cố quan hệ Mỹ-Việt trong tương lai,
khi lớp trẻ của hôm nay lớn lên và có các vị trí xã hội nhất định.Trong các bài phát biểu
của ông với quần chúng Việt Nam, tôi nhận thấy ông nói nhiều điều “thú vị và
quan trọng”.Hi
vọng rằng người kế nhiệm ông Obama sau này đến Việt Nam sẽ được 21 phát đại bác
chào mừng, cũng như quan hệ Việt-Mỹ từ “quan hệ hàng đầu” sẽ trở thành “quan hệ
anh em”. Đó là điều mà tôi nghĩ lòng dân đang mong muốn đảng cầm quyền sớm thực
hiện.
“Những thủ lĩnh tài ba
nhất, ngạc nhiên thay, thường chấp nhận đứng sau cánh gà"
“ Chính người dân Việt Nam
mới quyết định cho tương lai của mình, không ai sống cho cuộc đời của mình
ngoài mình”
“Đừng tin mọi thứ mà bạn
được xem trên mạng internet”…
Còn nhiều điều nữa, nhưng
với tôi, cũng là một người ở tuổi “hết trẻ nhưng chưa già”, tôi trân trọng ghi
nhớ những lời trên.Trong tâm thái một đất
nước đang bị kẹt giữa hai cường quốc Trung Quốc và Mỹ về tranh giành địa- chính
trị. Một xã hội rối loạn bởi các giá trị văn hóa bị xuống cấp, một cộng đồng
quần chúng luôn khao khát tìm kiếm những “thủ lĩnh” để đi theo… thì tôi đánh
giá những góp ý này của ông Obama là vô cùng cần thiết và đúng lúc cho tuổi trẻ
và quần chúng hiện nay.
“Nếu những quốc gia như
Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ... đi theo vết xe đổ của phương Tây (chỉ tập trung
phát triển kinh tế, công nghiệp mà bỏ quên hoạt động bảo vệ môi trường) tất cả
chúng ta sẽ chìm xuống đáy biển”
Tôi nghĩ ông Obama chưa
quên sự kiện cá biển miền trung vừa qua của Việt Nam. Có lẽ nào ông Obama nhớ
còn chúng ta, là người Việt Nam, lại quên? Cuối cùng, điều quan trọng
nhất mà ông Obama hàm ý là ,nếu Việt Nam có biến động chính trị thì đó là
chuyện nội bộ của Việt Nam, người Việt Nam phải giải quyết, Mỹ không liên quan.Nên tôi nghĩ có lẽ chúng
ta nên từ bỏ đi những tư duy kiểu như “các đế quốc phương Tây luôn giựt dây cho
bạo động và rối loạn để mưu đồ chính trị có lợi cho họ”.
Nhiều người nghĩ rằng vì
ông Obama đã đến thăm Việt Nam, Mỹ sẽ ủng hộ cho Việt Nam trong tranh chấp Biển
Đông với Trung Quốc. Tôi cho rằng suy nghĩ này chưa đúng. Mỹ chỉ ủng hộ các bên
tham gia tranh chấp thực thi đúng, giữ đúng các cam kết quốc tế và dùng các
biện pháp hòa bình trong khi tranh chấp chứ Mỹ không nghiêng về bên nào. Tuy
nhiên, tôi vui mừng khi ông cũng nói “nước lớn không nên ức hiếp nước nhỏ”. Quan điểm lâu nay về đối
ngoại chính trị của Mỹ rất rõ, Mỹ chỉ ủng hộ ai khi và chỉ khi người đó tự đứng
lên trên chính đôi chân của mình. Chuyện Biển Đông thì Việt Nam phải chủ động
hành động trước khi Mỹ giúp. Chính quyền và nhân dân Việt Nam cần minh định
điều này khi nghĩ về quan hệ Việt-Mỹ bất cứ khi nào, dù sau này quan hệ này đạt
đến tầm nào.
Có dư luận nói rằng việc
phê chuẩn bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là động thái cho thấy hai chính
quyền Mỹ-Việt hiện nay đã có tin cậy chính trị. Theo tôi điều này không đúng.
Việc bán vũ khí sát thương này chỉ nói lên là giữa hai nước Mỹ-Việt có cùng
chung lợi ích trong chiến lược xoay trục Châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ. Và vì
lợi ích chung đó, Việt-Mỹ hợp tác trong việc mua bán vũ khí sát thương.Tin cậy chính trị chỉ đến
khi chính quyền Mỹ nhận thấy chính quyền Việt Nam bắt đầu hướng tới và đạt được
những giá trị chung về dân chủ và nhân quyền như họ. Nếu chính quyền Việt Nam
còn bắt bớ, tù đày, đàn áp những ý kiến khác biệt của người dân Việt Nam, thì
làm sao Mỹ có thể tin rằng chính quyền Việt Nam sẽ vẫn đồng hành cùng họ nếu
một ngày nào đó Mỹ cũng đưa ra những ý kiến khác biệt khi quan hệ với chính
quyền Việt Nam?
Sau khi ông Obama rời đi,
chúng ta trở về với bầu không khí thường ngày cùa đất nước, và chúng ta sực nhớ
lại rằng Trung Quốc vẫn đang lấn lướt ngoài Biển Đông, một chuyến thăm của ông
Obama là cần nhưng chưa đủ để khiến tình hình Biển Đông trở nên có lợi cho Việt
Nam.Sau khi ông Obama hết
nhiệm kỳ, sẽ có tổng thống mới lên nhậm chức, và chiến lược chính trị của Mỹ ở
Châu Á-Thái Bình Dương vẫn sẽ không thay đổi. Hi vọng rằng khi đó Việt Nam đóng
một vai trò “quan trọng thực sự” để cùng chia lợi ích với Mỹ.
Hi vọng rằng người kế
nhiệm ông Obama sau này đến Việt Nam sẽ được 21 phát đại bác chào mừng, cũng
như quan hệ Việt-Mỹ từ “quan hệ hàng đầu” sẽ trở thành “quan hệ anh em”. Đó là
điều mà tôi nghĩ lòng dân đang mong muốn đảng cầm quyền sớm thực hiện.
Sau khi ông Obama rời đi,
tôi mong rằng mọi tầng lớp, từ quan chức chính quyền đến người dân Việt Nam, từ
người ủng hộ đảng cầm quyền cho đến giới bất đồng chính kiến, hãy luôn nhớ
những thông điệp ông nhắn nhủ.“Chuyện Việt Nam, tương
lai Việt Nam là do chính người Việt Nam quyết định, không ai làm thay, và Mỹ
không làm thay”
---------------------------------------------------------------------------------
Bài phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả,
cây viết sống tại TP HCM.
Truyền thông VN, chắc chắn được tuyên giáo chỉ đạo, nhấn mạnh rằng việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho VN là "dỡ bỏ rào cản cuối cùng" trên tiến trình bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa 2 nước. Ngay khi đọc được sự nhận định đầy khí thế này, tôi đã comment ngay: Thế thì sự khác biệt hệ tư tưởng không là rào cản à? Đó mới chính là rào cản vô hình lớn nhất, khó vượt qua nhất đối với VN trong quan hệ với Mỹ.
Trả lờiXóa