Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

THỬ NGHĨ XEM CÓ ĐÚNG KHÔNG ?

  Hà Nội và SÀI GÒN   
                               ( sưu tầm)   
Dưới đây là những điểm khác nhau giữa Hà Nội và TP.HCM được chính cư dân mạng đúc kết và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Có những điểm khác nhau được phát hiện ra vô cùng thú vị, tuy nhiên cũng có những điểm gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.
Gọi điện ngoài đường
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió.
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai.
Cảm ơn
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô lễ tân cúi gập người chào bạn.
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.
Đo độ giàu có
Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền.
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền.
Nhà sách
Hà Nội : Nhân viên hách dịch.
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi.
Khi cắt quả chanh
Hà Nội: Bổ ngang.
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa.
Ở Hà Nội: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy.
Ở Sài Gòn: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá.
Biển quảng cáo
Ở Hà Nội, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở Sài Gòn, càng hài hước càng thu hút mọi người
Giục người bán hàng gói nhanh lên
Sài Gòn: Vâng em làm ngay đây.
Hà Nội: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!
Khi khách đến nhà
Hà Nội: Mời bác dùng cốc chè tươi ạ.
Sài Gòn: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi.
Uống bia
Hà Nội: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài Gòn: Chai của ai người ấy uống
Uống rượu
Sài Gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh.
Hà Nội: Bắc cạn và không được …giảm sóc.
Uống Cafe
Ở Sài Gòn: thường uống cafe có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm.
Ở Hà Nội: thường uống cafe khi đi chơi vào buổi tối trước khi ..đi ngủ.
Sinh viên và cave
Sài Gòn: nhiều em sinh viên trông như cave.
Hà Nội: nhiều em cave trông như sinh viên.
Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…
Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?”
Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kêu em nha..”


6 nhận xét:

  1. Nhiều cái trái ngược nhau hay thật, và phần nhiều nói lên trình độ văn hóa khác nhau.

    Trả lờiXóa
  2. Sưu tầm đưa ra một số "khác biệt thú vị" giữa HÀ NỘI và SÀI GÒN.
    Nhưng theo tôi đó là so với TP HÔ CHÍ MINH ít năm sau 30/o4 thế kỷ trước, chứ không phải thời gian gần đây. Sự "khác biệt" trong giao tiếp đã được thu hẹp rất nhiều . Hai bên học nhau và rất nhanh "cái không mong muốn".
    Nên (về sự "khác biệt" ta đã nghe nói: "Nhiều khi bây giờ vào Tp HCM cứ tưởng như đang ở HN và ra HN lại cứ tưởng đang ở TP HCM!". Cụ ạ.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của BBB. Hiện tại, sự khác nhau giữa SG và HN đã gần như được co ngắn lại, chỉ khác nhau ở cách dùng từ để chỉ sự việc, ví dụ : SG-cà phê sữa đá, HN-nâu đá, hoặc chửi bậy cũng bắt đầu từ chữ "Đ", nhưng có khác....

    Trả lờiXóa
  4. Buồn là những cái đẹp, cái hay trong ứng xử của người Tràng An-Hà Nội cứ mỗi ngày một "đội nón" ra đi theo ...bọn tư bổn . Tỷ như năm 1954 cả triệu đồng bào MB di cư "theo ngụy" vào Nam mang theo bao nét đẹp như là một vốn quý của cha ông. Thí dụ trẻ nhỏ thấy khách lạ đến nhà khoanh tay " Con chào ông, bà đến chơi ...". Đi học về cũng khoanh tay :" Thưa ông nội con mới đi học về !". Ở chỗ đông người thì nói năng nhỏ nhẹ, nhất là nói chuyện qua điện thoại . Ra đường câu "xin lỗi", " Cám ơn" luôn ở nơi cửa miệng. Tôi có ông bạn già người HN gốc lấy bà vợ CB công đoàn nhà máy Dệt Nam Định, vào SG 2 người đi xích lô, lúc xuống xe bà vợ trả tiền, ông chồng nhanh nhẩu " cảm ơn bác" liền bị bà vợ lườm nguýt :" Ông có dở hơi không vậy ! Người ta bỏ sức, mình mất tiền, ơn huệ gì !". Bây giờ SG sắp bằng và sẽ vượt HN về khoản nói to, văng tục rồi ! Bao nhiêu nét đẹp của người Tràng An-HN lại "đội nón" theo tư bổn ra ...nước ngoài !hu hu hu

    Trả lờiXóa
  5. Nói chung là khác nhau mới có cái hay. Thú vị đấy chứ

    Trả lờiXóa
  6. Nói chung là khác nhau mới có cái hay. Thú vị đấy chứ

    Trả lờiXóa