Nhà báo LPK đang phỏng vấn Đại tướng |
Nhà báo Lê Phú Khải đồng nghiệp với tôi ở Đài TNVN những năm 80 thế kỷ trước, mới có bài đăng trên Blog Quê Choa kể lại những lần anh gặp gỡ, phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp , trong đó có đoạn anh viết :" Về tướng Giáp, tôi cũng có nhận xét, thử nêu ra để bạn đọc tham khảo: Ông Giáp “có đóng góp riêng cho môn ngôn ngữ học”! Xin trích đoạn này , như sau:
" Tôi nghĩ vậy. Ông đã biến một danh từ chung của Việt Nam thành một danh
từ riêng. Hiển nhiên là ở Việt Nam, nếu một ai đó nói: Tôi vừa được gặp
đại tướng, thì người ta hiểu rằng người đó vừa được gặp ông Võ Nguyên
Giáp, chứ không ai lại hiểu rằng anh ta vừa khoe được gặp ông Lê Đức
Anh, ông Mai Chí Thọ, ông Lê Hồng Anh…mặc dù các ông ấy đều là đại
tướng. “Đại tướng” từ một danh từchung, đã trở thành một danh từ riêng
trong ngôn ngữ của người Việt đương đại, chỉ để dành cho Võ Nguyên Giáp.
Những ý kiến cho rằng, phải phong cho ông Giáp là Nguyên soái chỉ là
những suy nghĩ chưa chín. Chỉ có nhân dân mới là người sáng suốt nhất
khi đã biến một danh từ chung thành một danh từ riêng: “Đại Tướng”. Với
người Pháp thì danh từ riêng “Điện Biên Phủ” lại được người ta biến
thành một động từ chỉ hành động “đánh mạnh”, “đánh thật mạnh”, “đánh cho
không còn mảnh giáp” v.v. và v.v. Danh từ Điện Biên Phủ biến thành động
từ “dienbienphuer”. Cái đuôi “er” của Tiếng Pháp gắn vào chữ
Điện-Biên-Phủ viết liền trở thành “đánh mạnh”! Nếu một vị sĩ quan Pháp
ra lệnh: – Dienbienphuer, có nghĩa là…tấn công mãnh liệt vào đối phương !
Có lẽ chính vì thế mà nhân kỷ niệm 50 năm chiến dịch Điện Biên Phủ, ở
Paris đã có một cuộc hội thảo lớn, có mời nhiều nhà sử học, quân sự,
ngoại giao tên tuổi từ nhiều nước đến dự. Cuộc hội thảo đó có tên là
“chia sẻ hồi ức Điện Biên Phủ”.Người Pháp có mời Việt Nam. Nhưng tôi xem
trong danh sách đi dự cuộc hội thảo năm đó ở Paris (2004) của Việt Nam
thì toàn là những nhân vật “vô danh tiểu tốt”, và …không có Đại tướng !"
Một bức ảnh chụp tại Hội Nhà báo Tp.HCM 2006 : Nhà báo LPK đội berê, bên trái anh là Calathau bên phải là PV Hồ Hải, Báo ảnh VN( cựu HS K6 đã mất ) |
Vâng, tôi cũng đã nghĩ như nhà báo Lê Phú Khải, và từ nay xin chỉ dùng 2 chữ " Đại tướng" khi nói về ông.
Đại tướng đã về cõi vĩnh hằng, để lại cả một chiến công hiển hách tầm cỡ thiên tài quân sự của mọi thời đại và Anh hùng dân tộc. Tuy nhiên Đại tướng cũng để lại một kho tàng " huyền thoại" vừa hào hùng vừa bi tráng - những "huyền thoại" không mấy xa lạ bởi nó đã xuất hiện cùng thời với chúng ta với những nhân chứng còn sống và địa danh còn đó , xin tạm gọi là " Huyền thoại đương thời ". Chẳng hạn như câu chuyện sau đây do nhà báo LPK kể lại :
"… Võ Nguyên Giáp là người lẽ ra “đã chết từ lâu rồi” với những hiềm tị,
ganh ghét của các “ đồng chí” của ông. Nhờ ông biết tôn thờ chữ “ nhẫn”,
nói đúng hơn là “nhẫn nhục” để sống đến hôm nay. Nhà văn Trần Đình
Hiến, từng 10 năm làm tham tán văn hóa tại Đại sứ quán ta tại Trung
Quốc, dịch giả hàng đầu các tác phẩm văn học Trung Quốc đương đại sang
Tiếng Việt của các tác giả như Mạc Ngôn, Gỉa Bình Ao, Vệ Tuệ v.v. trong
một quán càfê gần trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam ở đường Nguyễn Đình Chiểu,
Hà Nội, sáng ngày 16/4/2013 vừa qua, có cả bác sĩ, tù nhân lương tâm
Phạm Hồng Sơn và tôi cùng ngồi đàm đạo, ông đã kể: – Sau chiến tranh
biên giới với Trung Quốc 1979, tên Trọng Hy Đông ở Uỷ ban Kiều vụ, Quốc
vụ Viện TQ, hàm ngang bộ trưởng, sang Việt Nam để giải quyết các vấn đề
hậu chiến tranh như tù binh v.v., ông được mời đến để phiên dịch cho
cuộc làm việc giữa hai bên. Khi xe của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp vừa đến
cũng là lúc xe của Lê Duẩn vừa tới, Lê Duẩn đã chỉ vào mặt Võ Đại tướng
và nói như quát: – Cuộc họp không có anh! Võ Nguyên Giáp nói: – Vậy tôi
về. Thế là cụ Võ lủi thủi lên xe ra về. Kể đến đây nhà văn Trần Đình
Hiến kết luận: Tôi không thể ngờ những người lãnh đạo tối cao của đất
nước lại đối xử với nhau như xã hội đen như thế ! Nhất là lại công khai
trước mặt tất cả mọi người! ..."
Tôi không hiểu vì sao nhà báo Lê Phú Khải lại viết rằng :
Trả lờiXóa“Võ Nguyên Giáp là người lẽ ra “đã chết từ lâu rồi” với những hiềm tị, ganh ghét của các “ đồng chí” của ông. Nhờ ông biết tôn thờ chữ “ nhẫn”, nói đúng hơn là “nhẫn nhục” để sống đến hôm nay.
Theo giáo sư Vũ Khiêu, người được coi là bạn tri kỷ của đại tướng thì “Chính là Đại tướng theo chữ Nhẫn. Chữ “Nhẫn” của ông phải hiểu là sự tự chủ, tránh bồng bột, cá nhân, cái gì diễn ra, đối xử giữa con người với nhau cũng là khách quan, không phải nổi giận mà giải quyết được vấn đề đó, phải hết sức bình tĩnh, kỹ càng, không nhất thời.
Nhân đây xin nói về việc đại tướng có treo chữ nhẫn trong nhà không? Theo đại tá Nguyễn Huyên người trợ lý đã gắn bó với đại tướng Võ Nguyên Giáp gần 40 năm, nói.: “Chuyện nói đại tướng treo chữ “nhẫn” là hoàn toàn bịa đặt. Đại tướng không hề treo chữ đó. Một lần, có người yêu kính đại tướng muốn tặng anh chữ "nhẫn" thư pháp lồng trong khung kính. Trước khi tặng, anh ấy có đến hỏi tôi, tôi nói chữ “nhẫn” có hai cách hiểu.Thứ nhất có nghĩa là kiên nhẫn, nhẫn nại nhưng cũng có nghĩa thứ hai là nhẫn nhục. Đại tướng chưa bao giờ là người chịu nhẫn nhục theo cách hiểu thứ hai. Vì vậy tặng là không nên vì có thể làm cho người ta hiểu sai lệch hoặc có kẻ xuyên tạc.Tôi còn được biết bài thơ “Chữ Nhẫn” đã đăng lên báo nói là của đại tướng. Nhưng đại tướng không hề có bài thơ ấy và tờ báo đó đã phải đính chính. Trong bài thơ có câu “Có khi nhẫn để tiến thân” thì đại tướng của chúng ta không bao giờ như vậy.
Nguồn :
http://www.baomoi.com/Tuong-Giap-khong-treo-chu-Nhan/122/12102051.epi
Tôi gần gũi và biết khá rõ về nhà báo LPK (Calathau có biết).
Trả lờiXóaAnh viết nhiều bài về các nhân vật nổi tiếng như Trần văn Giàu, Võ Văn Kiệt,Nguyễn Khắc Viện ... và đặc biệt về ĐẠI TƯỚNG. Anh đã có lần đi cùng đoàn tháp tùng Đại Tướng thăm ĐBP và trực tiếp nói chuyện, phỏng vấn Đại tướng. Và đã có lần được bác Giáp khen về việc anh dám gạt máy ảnh của 1 cô PV xinh đẹp người Pháp, khi cô cứ tranh chụp ảnh Đại tướng, dơ máy ảnh gây khó cho anh ghi âm lời Đại tướng Giáp nói . (chuyện này anh đã kể cho tôi nghe và đã viết trong bài viết của anh mà Calathau đã trích).
Anh Khải đã tặng tôi nhiều sách của anh đã xuất bản trong đó có quyển "Tại sao ĐIỆN BIÊN PHỦ?".(viết nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng ĐBP.)
Hôm tới tôi vào SG sẽ rủ Calathau, cả Công Kỳ, Minh Đức... nữa gặp măt anh LPK để chuyện trò cho vui. (nếu các bạn không bận ).
[img]https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/1375042_463879423725353_1019167437_n.jpg[/img]
Trả lờiXóaVăn Công Hùng đã đưa bức ảnh này lên mạng. Khi có blogger đề nghị anh viết gì đó ghi chú cho bức ảnh, anh trả lới: Nhưng bức ảnh im lặng thế, sự im lặng rất văn hóa và đầy hàm lượng tri thức. Có cái gì đấy vừa nhún lại vừa kiêu, vừa tĩnh lại vừa động, vừa rất gần lại rất xa, rất cụ thể lại vô cùng biến ảo với một năng lượng ngầm như sự nén của bom nguyên tử, nên nếu tôi mà tán thêm thì nó lại chả ra làm sao. Thôi thì mỗi người một góc cảm nhận. Có chăng cho tôi cám ơn tác giả bức ảnh, anh Nguyễn Đình Toán, cái khoảnh khắc của anh rồi sẽ vĩnh hằng.
Cái đầu đề bài này đúng với mọi người cho tới lúc này ở cái nước CHXHCN VN này đã có hàng chục ông được đeo lon đại tướng và vào cái buổi nhộn nhạo thị trường này chắc sẽ còn vô thiên lủng . Dưng mà , đã từ hồi nào không nhớ , nói đến Đại tướng( chưa cần nêu tên) là người VN ta và cả nước ngoài đều hiểu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội và nhân dân Việt nam
Trả lờiXóaCalathau không biết đã nằm trong chăn có RẬN chưa. Tôi thì đã nằm trong chăn và đã biết trong chăn thế nào là có RẬN rồi. Cám ơn, tôi đã đọc kỹ bài này. Chào !
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn nhất trí. Trước đây, bây giờ và mãi mãi về sau. Nói đến từ Đại Tướng không thêm tên ai vào sau nữa tức là nói đến Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là vị Đại Tướng huyền thoại của VN và duy nhất chỉ có một
Trả lờiXóaTôi cũng thấy là nói hai chư " Đại tương" là chỉ dành cho ĐT Võ Nguyên Giáp , nói ông đã biết "nhẫn" đung lúc ,đúng cách thì đúng nhưng dùng hai chữ " nhẫn nhục " thì tôi không nhất trí. Ông " nhẫn " chứ không "nhục" , cái bọn hại ông ( nay có kẻ vẫn nhơn nhơn ra đó) mới là "nhục nhã". Trong bài viết nói đến ông Trần Đình HIến , dẫn một số lời ông ấy nói không hoàn toàn chính xác, tôi đã làm việc với ông ấy (cung phiên dịch ở SQ BK 1966-1970) biết rõ ông không phải là tùy viên văn hóa mà chỉ là phiên dịch cho Đại sư Ngô Minh Loan. Tùy viên văn hoa lúc đó là ông Trần văn Hiến người của Bộ văn hóa cử sang). nhân vật Trọng Hy Đông là thư trưởng Bộ NG TQ không phải cấp Bộ trưởng. Bài viết kể lai chuyên ông Hiến đến phiên dịch cho đàm phán giữa ta va TQ về vấn đề kiều dân mà lại nói là găp hai ông Duẩn và Giáp ở đó là hết sức phi lý ,chuyện đó có ai kiểm chứng không? con việc ông Duẩn đói xử tệ hại với Cụ Giáp thì ai cũng rồi.
Trả lờiXóaTôi chia sẻ ý kiến của Công Lý, tôn trọng sự thật lịch sử chứ đừng thêu dệt bịa đặt hoặc dựng chuyện.
XóaChúng ta nghe bằng 2 tai và bằng 1 cái đầu tỉnh táo. Ngay cả những mẩu chuyện, mẩu đối thoại thuộc loại "giai thoại" kể cho nhau nghe trong quán nhậu thì xin hãy ...cảnh giác.
Trả lờiXóaHôm mới đây có cụ QL điện hỏi tôi nhân có bài viết trên Blog BVB ( Được 1 số Blog đăng lại), liên quan đến tên tôi. Tôi đã nhắn tin yêu cầu tác giả không được bịa chuyện gắn tôi vào một phi vụ vu không rất không trong sáng như vậy ! Người còn sống sờ sờ ra đấy họ còn dựng chuyện được, nữa là người đã "khất núi" !