Hãy xem ai đang quốc tế hóa kìa?
Xã luận trên tờ Philippine Star 14/6/2014
Vũ Thị Phương Anh dịch
Theo FB Anh Vũ
Hãy
thử xem ai vừa đưa vụ việc ra Liên hiệp quốc. China, vốn từ chối không
chịu tham gia vào vụ kiện do Philippines khởi xướng về quyền hàng hải,
giờ lại đang đem vụ tranh chấp lãnh thổ với VN ra Liên hiệp quốc.
Bắc Kinh không đi cùng con đường với Manila. Thay vào đó, Phó Đại sứ China tại LHQ nộp một thư khẳng định lập trường đến Tổng thư ký Ban Ki-moon, than thở rằng Việt Nam đang làm gián đoạn hoạt động của một giàn khoan mà China đã hạ đặt và tháng trước ở vùng biển "tranh chấp". Bắc Kinh kiên quyết khẳng định rằng Hà Nội đang xâm phạm chủ quyền của China trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa trong chuỗi đảo Trường Sa.
China đưa vụ việc ra LHQ trong lúc đoạn phim video quay cảnh thuyền cá của ngư dân Việt bị rượt đuổi và đâm bởi một chiếc tàu lớn hơn rất nhiều ở vùng biển "tranh chấp". Sau đó tàu China rời khu vực mà không thèm quan tâm cứu hộ bất cứ người nào trong chiếc thuyền cá bị đắm.
Vụ hạ đặt giàn khoan đã gây ra những cuộc bạo loạn nhắm vào các công ty China tại VN. Hà Nội được cho rằng đang xem xét áp dụng cùng một con đường của Philippines, quốc gia đã chọn tòa trọng tài của LHQ để xác định các quyền hàng hải trong Công ước của LHQ về Luật biển. China, một thành viên công nhận UNCLOS tương tự như Philippines, đã từ chối tham gia vụ kiện, khăng khăng rằng nó có chủ quyền không thể tranh cãi trên hầu hết vùng biển quanh nó. Còn tại sao một quốc gia lại có cái may mắn lạ kỳ đến thế thì không ai giải thích được.
Tuy vậy, việc Bắc Kinh giờ đây phải mất công đưa vụ việc của mình ra cộng đồng quốc tế vẫn là một dấu hiệu tích cực. China đã làm mất rất nhiều thiện cảm từ trong khu vực vì những yêu sách lãnh thổ quái gở vàcác động thái phô trương sức mạnh quân sự mới của mình. Nó vẫn còn kịp thay đổi thái độ để tiếp tục trấn an thế giới rằng một China "trỗi dậy hòa bình" chẳng có gì đáng sợ.
Nếu nó muốn LHQ có hành động pháp lý liên quan đến vụ "tranh chấp" với VN, thì vụ việc của China chỉ có thể bị yếu đi nhiều do việc nó từ chối tham gia vụ kiện ra tòa trọng tài do Philippines khởi xướng. Những việc này đòi hỏi phải có sự nhất quán. Một quốc gia không thể chạy đến với cộng đồng quốc tế chỉ những khi phù hợp với mục đích riêng của nó.
Anh Cala cho em hỏi với:
Trả lờiXóa- Phải chăng " quốc tế hóa" vđ Biển Đông là một âm mưu mới của TQ? Họ vẫn muốn "song phương" cơ mà? hay họ có chứng cớ gì mới?
-Phải chăng họ đã thắng khi làm cho dư luân QUEN và MỆT MỎI với sự hiện diện của họ ở BĐ mà VN đã quá mền nên chả làm gì được!
- Sao ta không phản ứng mạnh về Gạc Ma?
Thank you!
Calathau đưa bài này lên chỉ muốn nói về chuyện nghiệp vụ báo chí. Họ viết XL ngắn mà khúc triết, dễ hiểu, trong khi những bài XL của báo Đảng ta vừa dài, vừa rối nhiều khi còn dại dột nữa !
XóaCòn về động thái này của TQ thì đúng là 1 âm mưu mới gì đây. Chưa hẳn đã tích cục ( Đúng như nhận định của cụ ĐS). TQ nổi tiếng lăm âm mưu nhiều thủ đoạn. Dân gian gọi là lắm chiêu trò. Không loại trừ họ sẽ tung ra 1 đòn hiểm độc nào đó khiến ta bất ngờ thua lấm lưng trắng bụng thì sao ? ( Nói dại thế thôi nhé ). Thí dụ về bức " công thư" của TT Phạm văn Đồng. Hãy chuẩn bị thật chắc về lập luận . Và nhớ rằng trong Hội đồng thẩm pháp Tòa án QT về Luật Biển có tới 4 vị là người Tầu ! ( Mấy năm trước nghe nói Chánh án cũng người Tầu luôn ! Không biết hết nhiệm kỳ bầu người khác chưa ?)
Tàu cộng chỉ muốn "song phương"hi đàm phán thôi, còn chửi nhau thì muốn "quốc tế hóa". BÁo chi lề phải cứ lẫn lộn: trước đây nói TQ chỉ muốn "song phong" nay lại nói họ muốn "đa phương".
Trả lờiXóa