Trần Kinh Nghị
Nhân chuyến đi
Việt Nam của Dương Khiết Trì ngày 18/6, báo chí TQ đã lập tức xuyên tạc,
bịa đặt trắng trợn nhằm đổi trắng thay đen và bôi nhọ VN. Đây không
phải lần đầu mà là một món nghề gia truyền của TQ vì họ nghĩ mình là
nước lớn đông dân thì cứ to mồm nói càn thì có thể biến không thành có,
biến sai thành đúng...
Người Việt lâu nay
đã biết quá rõ và thế giới cũng đang nhận ra tật xấu này của TQ. Nhưng
riêng việc gọi họ VN là "đứa con đi hoang" cho thấy căn bệnh đã quá
nặng. Và điều đáng nói hơn là thái độ láo xược ngông cuồng của tư tưởng
Đại Hán đã một lần nữa xúc phạm tình cảm của 90 triệu nhân dân VN và bản
thân nhân dân TQ. Xin bảo thẳng vào mặt họ một câu trước đã: Không có
chuyện nước lớn nước nhỏ (1), lại càng không có chuyện nước cha mẹ, nước
con cái ở đây!
Các tên và vị trí trong bản đồ này chỉ mang tính minh họa |
Lịch sử cũng cho thấy sau nhiều thời kỳ bị xâm lấn, các vương quốc Bách Việt lần lượt bị chinh phục rồi bị đồng hóa với các mức độ và tốc độ khác nhau bởi Hán tộc. Đến giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên thì vương quốc Văn Lang (Lạc Việt) một phần bị thôn tính, một phần bị đẩy xuống phía nam và trụ lại với tên gọi Âu Việt của An Dương Vương, sau đó là Nam Việt của Triệu Đà (2) trước khi bị các triều đại Hán tộc chinh phục hoàn toàn và thống trị trong thời gian dài được sử sách gọi là "ngàn năm Bắc thuộc".
Vì nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do chính là ý đồ xuyên tạc và tráo đổi sự thật lịch sử của các triều đại TQ, phần tiền sử của dân tộc Việt Nam ngày nay chỉ còn biết đến qua truyền thuyết về các Vua Hùng và Âu Cơ Lạc Long Quân. Tuy nhiên, khác với các vương quốc Bách Việt khác, Việt Nam sau thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc đã không bị đồng hóa mà vẫn trụ vững với bản sắc dân tộc riêng, với tư cách một quốc gia dân tộc độc lập còn lại duy nhất của Bách Việt. Đây cũng là thành quả chung của Bách Việt vì trong thời kỳ nào cũng có nhiều thế hệ người gốc Bách Việt, kể cả những quan lại do Vương triều cử đến VN, chọn cách hội tụ tại vùng đất này để lập quốc nhằm giữ gìn cốt cách và bản sắc văn hóa của người Việt.
Vẫn biết hiện
tượng xâm lấn, chiếm đoạt đất đai và đồng hóa dân tộc đưa đến sự thịnh
hoặc suy của các quốc gia trên thế giới là lẽ đương nhiên, kể cả trường
hợp giữa Hán tộc và Việt tộc. Nhưng nếu cố tình xuyên tạc, tráo đổi
những sự thật lịch sử là một tội ác trước nhân loại. Trên thực tế, giới
cầm quyền TQ thời nào cũng vi phạm tội ác này. Họ không bao giờ chịu
thừa nhận thực tế là các tộc người Bách Việt chiếm phân nửa dân số của
TQ ngày nay đã và đang góp phần tạo nên cốt cách của nền văn minh TQ
hiện đại. Họ cũng lờ đi thực tế rằng ngay cả bên trong nước TQ ngày nay
cũng chưa hẳn đã hoàn toàn ổn định trước trào lưu đòi tự trị hoặc độc
lập của các tộc người không phải Hán tộc như Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương,
người Tạng ở Tây Tạng, và một số dân tộc thiểu số gốc gác Bách Việt ở
miền nam; trường hợp Đài Loan là khá rõ ràng. Những kẻ độc tài Bắc Kinh
nếu thích thì có thể coi các phong trào ly khai như "con cái hoang đàng"
nhưng dứt khoát không thể sử dụng từ đó đối với VN một quốc gia độc lập
ngang hàng với TQ về mọi mặt.
Chỉ có những kẻ bất chấp sự thật mới dám gọi Việt Nam là "đứa con đi hoang" (của cha mẹ TQ). Đó là cách gọi vô lối xấc xược mà chỉ những kẻ tư tưởng dân tộc bệnh hoạn bá quyền nước lớn mới sử dụng, nếu không được ngăn chặn sẽ trở thành chủ nghĩa phát xít chưa biết chừng. Nếu còn chút liêm sỉ họ nên biết trân trọng giữ gìn những mặt tốt đẹp của quá trình giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc Việt- Hán, biết tôn trọng mối quan hệ bình đẳng giữa hai quốc gia có chủ quyền. Nếu làm ngược lại điều này họ sớm muộn sẽ đẩy quan hệ hai nước vào vòng xoáy của bạo lực, và TQ không thể tránh khỏi thất bại, tan rã như đã từng thấy trong lịch sử.
Chỉ có những kẻ bất chấp sự thật mới dám gọi Việt Nam là "đứa con đi hoang" (của cha mẹ TQ). Đó là cách gọi vô lối xấc xược mà chỉ những kẻ tư tưởng dân tộc bệnh hoạn bá quyền nước lớn mới sử dụng, nếu không được ngăn chặn sẽ trở thành chủ nghĩa phát xít chưa biết chừng. Nếu còn chút liêm sỉ họ nên biết trân trọng giữ gìn những mặt tốt đẹp của quá trình giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc Việt- Hán, biết tôn trọng mối quan hệ bình đẳng giữa hai quốc gia có chủ quyền. Nếu làm ngược lại điều này họ sớm muộn sẽ đẩy quan hệ hai nước vào vòng xoáy của bạo lực, và TQ không thể tránh khỏi thất bại, tan rã như đã từng thấy trong lịch sử.
Ghi chú:
(1) Phát biểu của Ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì tại Diễn đàng Sangri-La mới đây và đã bị dư luận quốc tế phản đối.
(2) Được biết sử sách TQ không thừa nhận Nam Việt của Triệu Đà trong khi sử sách VN đa số ý kiến coi Triệu Đà là "xâm lược phương Bắc", nhưng Hưng Đạo Vương đã coi Triệu Đà là "bậc tiền bối của dân tộc". Nhân đây xin đề nghị giới sử học VN cần xem xét đánh giá lại vấn đề này.
----------------------------------------------------
Tác giả Trần Kinh Nghị , nhà ngoại giao kì cựu, ông từng là Phó đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch
(2) Được biết sử sách TQ không thừa nhận Nam Việt của Triệu Đà trong khi sử sách VN đa số ý kiến coi Triệu Đà là "xâm lược phương Bắc", nhưng Hưng Đạo Vương đã coi Triệu Đà là "bậc tiền bối của dân tộc". Nhân đây xin đề nghị giới sử học VN cần xem xét đánh giá lại vấn đề này.
----------------------------------------------------
Tác giả Trần Kinh Nghị , nhà ngoại giao kì cựu, ông từng là Phó đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch
"Đứa con hoang đàng" (prodigal son) hay "Đứa con đi hoang" trong bài này là lấy chuyện trong kinh thánh. Đây là bài viết trên tờ The Diplomat của Anh-Mỹ, trích câu này: Trong đối thoại với Việt Nam, Huanqiu (Hoàn Cầu)cho biết, Trung Quốc 'kêu gọi đứa con hoang đàng trở về nhà' (‘urging the prodigal son to return home.’) Để hiểu hết ý của điển tích này , xin mạn phép Calathau, chép vào đây cho mọi người đọc:
Trả lờiXóaKinh Tân Ước, Thánh Luca , Dụ ngôn Đứa con Hoang đàng (Lc 15,11-32):
Rồi Ðức Giêsu nói tiếp: "Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng". Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.
"Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu,nên phải đi ở cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy". Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.
"Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm chồm anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giời người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa..."Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, Rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy". Và họ bắt đầu ăn mừng.
"Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa,liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khoẻ".Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: "Cha ơi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!"
"Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết, nay lại sống, đã mất, nay lại tìm thấy".
Trả lờiXóa