Việt Nam không mang ơn Trung Quốc
Vương Trí Dũng
Theo BVN
Một số người cho rằng Việt Nam mang ơn Trung Quốc. Đó là một nhận thức không đúng. Ngay cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014 cũng phát biểu “ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt”(http://dantri.com.vn/chinh-tri/viet-nam-mang-on-thi-se-tra-nhung-trung-quoc-khong-duoc-ap-dat-892943.htm). Phát biểu như vậy vô tình tạo cớ cho Trung Quốc trích dẫn rêu rao xuyên tạc. Những luận cứ sau đây sẽ mimh chứng rằng Việt Nam không mang ơn Trung Quốc.
1. Ngay
từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích
của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo
Trung quốc đã không giúp Việt Nam.
Thiết
nghĩ không ai phản bác khẳng định trên. Chúng ta chưa bàn đến
giúp cái gì và giúp như thế nào. Nhưng rõ ràng nếu không có
lợi thì dứt khoát lãnh đạo Trung Quốc đã không giúp Việt Nam.
2. Không
phải tự nguyện hay do Việt Nam đề nghị, mà lãnh đạo Trung
Quốc buộc phải giúp Việt Nam vì lợi ích sát sườn trực tiếp
của chính Trung Quốc.
Điều
này cũng quá rõ ràng. Chính quyền Mao Trạch Đông sẽ không để
cho một chính phủ Việt Nam thân Pháp hay thân Mỹ tồn tại ở ngay
sát nách mình. Mao Trạch Đông không chỉ không muốn mà thực sự
lo sợ nếu Việt Nam là đồng minh của Pháp hay nhất là của Mỹ.
Điều này chính lãnh đạo Trung Quốc bằng nhiều cách gián tiếp
hay trực tiếp đã gửi đi những thông điệp rất rõ ràng cho Pháp
và Hoa Kỳ biết. Bởi vậy, lãnh đạo Trung Quốc đã buộc phải
giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và sau đó là trong
chiến tranh chống Mỹ. Nếu không phải Pháp, không phải Mỹ, mà
là một quốc gia khác chẳng hạn là Nhật hay Anh đến Việt Nam
thì lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ chủ động giúp Việt Nam để
chống lại.
3. Lãnh đạo
Trung Quốc không phải tình cờ hay chỉ thông thường mà có chủ
mưu sâu xa thâm độc trong lá bài giúp đỡ Việt Nam. Lãnh đạo
Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ không chỉ bảo vệ
lợi ích của Trung Quốc trước sự đe dọa của Pháp và Mỹ mà
còn có mục đích chiếm đoạt thống trị Việt Nam.
Giúp
Việt Nam không chỉ không cho Pháp Mỹ đến sát nách Trung Quốc,
không chỉ làm cho Pháp Mỹ sa lầy suy yếu để Trung Quốc có thời
cơ hùng mạnh, mà Mao Trạch Đông còn nhiều lần trắng trợn tuyên
bố với Tổng bí thư Lê Duẩn mục tiêu thống trị Việt Nam.
Cũng
vì mục tiêu thống trị Việt Nam mà lãnh đạo Trung Quốc đã
buộc Việt Nam luôn phải chia cắt để không lớn mạnh. Lãnh đạo
Trung Quốc đã ép Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải lùi đến vĩ
tuyến 17 trong Hiệp định Genève 1954. Trong chiến tranh chống Mỹ,
lãnh đạo Trung Quốc tìm mọi cách ngăn cản Việt Nam giành
chiến thắng. Lãnh đạo Trung Quốc chỉ đạo Việt Nam chỉ đánh Mỹ
đến cấp Trung đội, ngăn cản Việt Nam nhận viện trợ của Liên
Xô, không đồng ý để Việt Nam đàm phán với Mỹ. Bằng nhiều hình
thức và dưới mọi vỏ bọc, lãnh đạo Trung Quốc đã làm suy yếu
Việt Nam để thống trị Việt Nam.
4. Không
chỉ vì bảo vệ lợi ích Trung Quốc trước Pháp và Mỹ, không
chỉ vì thống trị Việt Nam, Mao Trạch Đông có chủ tâm thâm độc
đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Đây là một dã tâm diệt
chủng.
Hành động diệt chủng của
các bạo chúa Trung Quốc được lịch sử Trung Quốc minh chứng. Mao
Trạch Đông không cần che đậy dã tâm diệt chủng ở Việt Nam bằng
cách đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Dã tâm điệt chủng
của lãnh đạo Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam, mà sau
này họ đã thực hiện được một phần ở Campuchia thông qua chính
quyền ngu xuẩn tội phạm Pol Pot.
5. Làm
cho Việt Nam phải kéo dài chiến tranh với Mỹ để Trung Quốc có
cơ hội chiếm đất Việt Nam. Nhân lúc Việt Nam có chiến tranh,
Trung Quốc đã di dời các cột mốc biên giới, đưa dân xâm cư xâm
canh, chiếm đoạt của Việt Nam nhiều trăm km vuông đất. Không chỉ
chiếm đất Việt Nam bằng con đường không vũ lực, vào thời điểm
Việt Nam bị chia cắt và suy yếu, Trung Quốc đã ngang nhiên mang
quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Khi Việt Nam thống nhất,
không còn cách nào khác, Trung Quốc đã trắng trợn tiến hành
chiến tranh chiếm đất biên giới của Việt Nam.
Trong
lúc Việt Nam phải đối phó với chiến tranh, Trung Quốc đã lợi
dụng di dời các cột mốc biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam.
Bởi thế Ải Nam Quan lịch sử đã thuộc sâu vào lãnh thổ Trung
Quốc.Trắng trợn nhất là ở Thác Bản Giốc,Trung Quốc đã huy
động hơn 2000 người cả lính, cấp tốc xây dựng đập bê tông cốt
sắt qua nhánh sông, chiếm cồn Pò Thoong làm lãnh thổ, đồng
thời di dời cột mốc 53 từ trên núi phía bên kia sông sang quá
nửa Thác Bản Giốc. Bởi vậy phần đẹp nhất của Thác Bản Giốc
sau Hiệp ước Biên giới 1999 đã thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc
cho dân xâm cư xâm canh sang đất Việt Nam nhiều năm để làm chuyện
đã rồi khi phân định biên giới. Trung Quốc giành giúp Việt Nam
xây đập sông biên giới để chủ ý bịt phần phía Trung Quốc, chỉ
để một cống phía bờ Việt Nam, nắn hướng dòng chảy sâu vào
đất Việt Nam, sau nhiều năm xói mòn đã đổi thay dòng chảy. Khi
phân chia biên giới theo giữa hướng dòng chảy,Trung Quốc đã
chiếm được rất nhiều lợi thế, nhất là phần trên biển theo
dòng chảy cửa sông. Mưu mô chiếm đất Việt Nam của Trung Quốc
không chỉ cho một vài năm, mà cho hàng chục năm, cho cả thế kỷ.
Nhân
lúc Việt Nam đang bị chia cắt thành hai miền đối kháng, năm
1974 Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Liên tục suốt các năm 1980 -1989, Trung Quốc tiến hành chiến
tranh xâm lược biên giới Việt Nam. Đỉnh điểm là ở Vị Xuyên Hà
Giang trong các năm 1984-1985,Trung Quốc đã chiếm mất Núi Đất
của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu chiếm đất Việt Nam, Trung
Quốc đã tiến hành không chỉ bằng mưu mô nham hiểm, bằng thủ
đoạn trá hình gian xảo, mà còn trắng trợn bằng chiến tranh vũ
lực.
Xét về tổng thể, với mưu đồ sâu xa
thâm hiểm biểu hiện qua năm điểm chủ chốt nêu trên, có thể
khẳng định rằng không những Việt Nam không phải mang ơn Trung
Quốc mà thực chất Trung Quốc phải chịu ơn Việt Nam. Trung Quốc
phải nợ Việt Nam vì những điểm sau.
1. Việt Nam đã giúp cho Trung Quốc không bị sự đe dọa trực tiếp từ Pháp và Mỹ. Đặc biệt là Mỹ đã không thể biến Việt Nam thành đồng minh để đặt căn cứ quân sự sát sườn Trung Quốc.
2. Việt
Nam đã làm suy yếu đối thủ Pháp và Mỹ của Trung Quốc. Nhất
là Mỹ đã bị sa lầy và suy yếu trong chiến tranh Việt Nam, tạo
cơ hội cho Trung Quốc dưỡng sức phát triển.
3. Việt
Nam đã trực tiếp bảo vệ Trung Quốc trên trường quốc tế và đã
mang đến cho Trung Quốc vai trò lãnh đạo quốc tế to lớn khi
Trung Quốc dương cao lá cờ giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ.
4. Trung
Quốc viện trợ cho Việt Nam chỉ là kinh tế và vũ khí. Còn
Việt Nam đã bảo vệ lợi ích của Trung Quốc chính bằng xương
máu của nhân dân Việt Nam. Đó là điều không thể so sánh. Sự
viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đã tạo cơ hội cho Trung
Quốc phát triển kinh tế và hiện đại hóa nền công nghiệp quốc
phòng.
5. Trung Quốc đã xâm chiếm cả ngàn km vuông lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và biển đảo.
Khi
Trung Quốc mang 60 vạn quân xâm lược Việt Nam vào ngày 17-2-1979,
là thời điểm bộc lộ toàn bộ âm mưu xấu xa của lãnh đạo Trung
Quốc dưới lá bài giúp đỡ Việt Nam. Từ thời điểm đó, CHXH
Việt Nam và CHNDTrung Hoa không còn là anh em đồng chí, mà là
kẻ thù của nhau. Từ thời điểm đó giữa hai bên đã chấm dứt
mọi tình nghĩa ơn huệ. Bởi vậy, hãy đào sâu chôn chặt, và
đừng bao giờ nhắc đến giúp đỡ ơn huệ giữa Việt Nam và Trung
Quốc.
Điều cần phân biệt là nhân dân hai
nước.Tình nhân ái được Tạo hóa bẩm sinh trong mỗi cơ thể con
người, ở tất cả các dân tộc. Đó là điều thiêng liêng quý giá
phải nâng niu chăm chút.
V.T.D
Đây cũng là vân đề tế nhị, tôi không nghĩ la nên bắt bẻ từng câu nói của ai đó ,kể cả nhà LĐ. Dân tộc ta là dân tộc luôn trọng ân nghĩa, ân oán phân minh, đành răng từ khi có CHNDTH ,TQ giúp ta đều với mục đich phục vụ lợi ích quốc gia của họ và ta cũng đã trả "ơn" sòng phẳng , ta luôn cám ơn nhân dân TQ về sự giúp đỡ của họ nhưng ta chiến đấu chông Pháp, Mỹ cung là giúp họ bảo vệ an ninh phia nam của họ . Còn lớp hoc sinh " Dục tài" chung ta không bao giờ quên ơn nhưng người dân TQ đẫ giúp đỡ chung ta sống và học tập trên đất họ. Tôi nghĩ ta nên phân biệt giưa giói LĐ mang năng ý đồ bá quyền, đại hán vơi ngươi dân TQ luôn bị che đậy sự thật, suy nghĩ của riêng tôi thôi,không áp đặt cho ai cả.
Trả lờiXóaBài viết rất hay, phân tích rất rõ ràng, nên đọc để hiểu biết thêm. Trong quan hệ 2 bên thì bao giờ cũng phải biết HAI BÊN CÙNG CÓ LỢI. Chẳng ai cho không mình cái gì đâu. Ta vẫn nói biết ơn là về mặt ngoại giao để tỏ ra mình lịch sự, nhưng bọn LĐ TQ bao giờ cũng láu cá dựa vào đó để nói. Nhân dân TQ còn rất nhiều người MÙ CHỮ nên LĐ nói sao họ biết vậy chứ không như nhân dân VN đa phần biết chữ. Chào !
Trả lờiXóaQuan hệ giữa các quốc gia nếu được bình đẳng cùng có lợi đã là tốt lắm rồi. Nhưng quan hệ giữa ta với TQ thì từ xưa đến nay đều chưa bao giờ bình đẳng cả. Mà đã không bình đẳng thì ta luôn luôn phải chịu thiệt. Họ giúp ta nếu với tinh thần tình bạn vô tư thì là CÔNG, nhưng giúp đỡ với những mưu toan áp đặt, thôn tính... thì là TỘI. Về cá nhân từng người, hoặc một phe nhóm có thể có người, có phe nhóm mang ơn TQ. Nhưng nếu chung cả dân tộc VN thì chỉ có mang oán thôi, chưa bao giờ phải mang ơn cả.
Trả lờiXóaBai viet "Việt Nam không mang ơn Trung Quốc " rat chinh xac, dung thuc te vaf chung ta luon ghi nho sau. La lop thieu nhi duoc hoc tap o Trung Quoc mot thoi gian... chung ta khong quen nhung nam thang do, da co gang truong thanh de co nhung dong gop cho To Quoc Viet Nam.
Trả lờiXóaTôi đồng ý với cách nghĩ của cụ Công Lý. Có điều trong thời điểm này, và với cương vị là CT nước, ông Tư Sang không nên và không cần phải nhắc đi nhắc lại chuyện mang ơn và trả ơn TQ . Chả lẽ bao nhiêu xương máu, mồ hôi nước mắt và cả một phần của những Mục Nam Quan, thác Bản Giốc, Bãi Tư Chính, cả Hoàng Sa , một phần Trường Sa mà họ đã "ăn"...cộng với bao nhiêu ưu đãi cho Doanh nghiệp TQ thâm nhập làm giầu ở VN chưa đủ " trả ơn" hay sao ! Ông Tư Sang hay nói những lời rất hoa mỹ, xoa dịu TQ ở những cuộc tiếp xúc cử chi.Q1 Tp.HCM , nhưng ông ấy có nghĩ là TQ sẽ lợi dụng những câu nói hớ hênh nhẹ dạ này như kiểu lợi dụng rồi xuyên tạc vài dòng trong bức thư của TT Pham văn Đồng ? Cái thâm hiểm của người Tầu thì từ bao đời nay ông cha ta đã chứng mình rồi !
Trả lờiXóa