Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey
được lựa chọn làm chủ tịch HĐQT ĐH Fulbright. Nhưng việc lựa chọn ông là
điều khó hiểu khi ông từng tham gia vào vụ thảm sát đẫm máu ở VN năm
1969.
Trong cuộc họp báo trao giấy phép thành lập của ĐH Fulbright hôm 25/5, khi Zing.vn
hỏi cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey “có hối hận” về cuộc thảm sát ông
từng tham gia vào năm 1969 tại Thạnh Phong (huyện Thạch Hoà, Bến Tre),
ông Kerrey chỉ trả lời một câu rất ngắn: “Có.”
Kerrey, một cựu lính đặc nhiệm SEALs khét tiếng của Hải Quân Mỹ trong chiến tranh, khi được hỏi thêm chỉ nói “tôi không bình luận gì thêm ngoài những gì đã nói trước đó trên báo.”
Cuộc họp báo đúng ra sẽ là một ngày vui vẻ nhưng không khí trùng xuống sau câu hỏi đó. Bob Kerrey, cựu thượng nghị sĩ của bang Nebraska và từng là ứng viên chạy đua vào vị trí tổng thống Mỹ năm 1992, lúng túng và ông cúi gằm mặt sau câu hỏi.
Mọi việc được giấu kín vì báo cáo của Kerrey và đồng đội chỉ nói “tiêu diệt 21 Việt Cộng” và phá huỷ hai căn nhà. Mọi việc chỉ được hé lộ sau loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001 sau đó hơn 30 năm.
Trong khi các con số và thông tin vụ việc có khác khác nhau, nhưng điều chắc chắn là vào đêm 13/2/1969, Kerrey và các thành viên của mình sát hại ít nhất 13 phụ nữ và trẻ em. Bài điều tra năm 2001 của New York Times nói đó là một chiến dịch tàn bạo, đẫm máu.
Đầu năm 1969, trung đội SEALs của Kerrey được điều tới Việt Nam. Kerrey được coi là một chỉ huy đầy nhiệt huyết ,người sẵn sàng chiến đấu quyết liệt. Hải quân Mỹ khi đó tham gia vào chiến dịch Phượng Hoàng nhằm tìm diệt lãnh đạo lực lượng kháng chiến.
Tình báo Mỹ và chính quyền Sài Gòn khi đó báo có lãnh đạo cao cấp của mặt trận giải phóng ở Thạnh Phong và bí thư xã đang chuẩn bị họp ở khu vực. Ngay lập tức, trưởng thôn và bí thư ở đây được đưa vào tầm ngắm của Kerrey.
Ngày 13/2/1969, theo báo cáo của lực lượng SEALs, trung đội của Kerrey tiến vào làng Thạnh Phong, lục soát trong 2 cụm nhà và “tra hỏi 14 phụ nữ và trẻ em” để tìm bí thư làng. Họ rời đi khỏi làng ngày hôm sau. Theo New York Times, việc Kerrey đã tới đây chứng tỏ trung đội này biết rất rõ tình hình ở làng trước khi quay lại.
Đội của Kerrey trở lại lần nữa vào ngày 25/2 khi nguồn tin tình báo nói bí thư thôn sẽ tổ chức cuộc họp.
Dù Kerrey vẫn biện hộ rằng việc thảm sát chủ yếu là vì lý do tự vệ. Nhưng các đồng đội của Kerrey thì lại kể khác.
Từng thành viên trong đội của Kerrey có những phản ứng khác nhau về vụ việc. Nhiều người từ chối không bình luận. Rick Knepper, một thành viên của đội, nói “Quá khó để nói về thời gian của tôi ở Việt Nam. Xin hãy tha cho tôi.”
Kerrey kể lại đó là một đêm không trăng và đội đặc nhiệm của ông nhanh chóng chiếm các vị trí ở bờ biển ngay gần làng Thạnh Phong sau khi được canoe thả xuống. Sau khi dừng chút để làm quen với bóng tối và nghe ngóng, đội của Kerrey tiến về làng cùng với súng M-16, súng ngắn, lựu đạn sáng, súng máy,...
Khi tiến gần tới làng Thạnh Phong, họ bất ngờ gặp một cụm nhà mà thông tin tình báo trước đó không báo. Cuộc chém giết diễn ngay sau đó. Kerrey sau này dù nói rằng chịu trách nhiệm cho vụ việc nhưng cho rằng mình không ra lệnh cho vụ này.
“Nguyên tắc tác chiến khi đó là giết tất cả những ai chúng tôi gặp. Giết những ai chúng tôi gặp, không thì phải huỷ chiến dịch,” Kerrey nói. Kerrey nói họ dùng dao đâm chết hết mấy người họ gặp – để không gây ra tiếng động khiến cả làng phát hiện.
Kerrey sau này vẫn nói không nhìn rõ ai ở trong cụm nhà này và thường
chối là có tham gia cuộc chém giết. Nhưng điều chắc chắn là họ không tìm
thấy được bất cứ vũ khí nào trong khu nhà.
Sau khi sát hại hết ở cụm nhà đầu tiên, trung đội đi dọc theo con đê để tới làng Thạnh Phong. Họ bò khoảng 15 phút thì đến một cụm 4-5 nhà nữa.
Trong báo cáo khi đó nói rằng có vài phát súng bắn ra. Nhưng tới năm 2001 thì Kerrey nói rằng ông không chắc chắn chuyện đội của ông khi đó có bị bắn hay không.
Điều chắc chắn sau đó là Knepper, một thành viên trong đội, ngay lập tức đã nã lại bằng rocket chống tăng LAW. Ngay sau đó, Kerrey ra lệnh cho toàn đội nã đạn vào cụm nhà này. Khi đội SEALs tiến tới dãy nhà lá, họ đã bắn tổng cộng 1.200 viên đạn.
“Điều mà tôi sẽ nhớ đến tận khi chết là khi bước vào và thấy khoảng 14 cái xác là phụ nữ và trẻ em, tôi không nhớ chính xác con số nữa,” Kerrey nói trong một phỏng vấn năm 1998. “Tôi hy vọng thấy lính Việt Cộng với súng ống nhưng thay vào đó chỉ thấy phụ nữ và trẻ em.
Kerrey nói khi vào trong xóm thì thấy vài người khác chạy đi, đội quân của Kerrey lại tiếp tục xả súng và giết chết hết những người này. Một báo cáo sau này nói có 7 người bị bắn chết. Trong bóng tối, nhóm không xác định được những người này là đàn ông hay phụ nữ.
Đồng đội của Kerrey, Gerhard Klann thì kể câu chuyện rất khác. Klann từ lâu luôn bị ám ảnh bởi câu chuyện này và kể cho một đại tá SEALs khác vào năm 1980 với hy vọng gỡ bỏ phần nào gánh nặng. Sĩ quan chỉ huy của Klann kể lại rằng Klann cố vượt qua ký ức của vụ thảm sát đó bằng cách uống rất nhiều rượu.
Klann và bà Phạm Trí Lãnh, người phụ nữ sống sót trong vụ thảm sát và từng được chương trình “60 Minutes II” của CBS phỏng vấn, nhớ lại câu chuyện khá giống nhau.
Klann kể lại rằng ở ngay khu làng đầu tiên (khác với Kerrey nói là toàn đàn ông) thực tế chỉ có một cụ ông và một cụ bà cùng ba đứa trẻ dưới 12 tuổi.
Các đồng đội nói khi họ thấy cụ già ngồi gần cửa và hai phụ nữ và hai người nam giới trong nhà, Kerrey ra lệnh cho họ giết những người này. Klann túm lấy ông già, bịt mồm mang đi và dùng dao đâm ông liên tiếp.
“Ông ấy không chết, tiếp tục vùng lại,” Klann kể. Kerrey khi đó bước
tới đẩy ông già xuống đất. Kerrey đạp chân mình lên ngực ông dằn ông
xuống, trong khi Klann dùng dao cắt cổ ông già.
Trong lúc Klann giết ông già thì các thành viên trong nhóm xông vào giết người phụ nữ và ba đứa trẻ.
Bà Lãnh nói hai người là ông và bà của ba đứa trẻ. Sau vụ sát hại đầu, có thành viên trong đoàn muốn rút đi vì tiếng kêu khóc của nạn nhân nhưng các thành viên nói muốn tiếp tục để bắt ông bí thư thôn.
Klann sau đó nói họ bắt hết phụ nữ và trẻ em từ các nhà quanh xóm và dồn ra góc thôn. Sau khi tra khảo mà không tìm được gì, cả nhóm quyết định không giữ tù nhân và cũng không thả vì những người này có thể báo động cho lính mặt trận giải phóng.
Cuối cùng họ quyết định là “giết hết những người này và rút lui.” Klann nói Kerrey ra lệnh giết và toán lính của Kerrey đứng cách 6-10 m bắt đầu xả súng máy trong vòng khoảng 30 giây.
Bắn xong, họ lại nghe thấy tiếng rên rỉ, họ lại bắn tiếp thêm 30 giây lần nữa. Lần cuối, có tiếng khóc của đứa trẻ. “Đứa trẻ sống sót sau cùng,” Klann nói trong nước mắt. “Máu và các cơ quan nội tạng lúc này văng khắp nơi.”
Klann cao lớn (1,88 m và nặng hơn 110 kg) chỉ tay vào trái tim mình nói: “Tôi phải sống với những điều này trong đây. Tôi không thể tống chúng ra khỏi tâm trí mình.”
Nhưng chỉ một ngày sau, thông tin về việc dân thường bị sát hại dã man ở Thanh Phong bắt đầu xuất hiện, và quân đội Mỹ bắt đầu điều tra lại vụ việc.
Báo cáo của quân đội Mỹ sau này nói “24 người chết trong đó 13 phụ nữ và trẻ em cùng một cụ già. 11 người không xác minh được danh tính và được cho là lính Việt cộng.”
Trong bài phỏng vấn với chương trình “60 Minutes II” của CBS, Kerrey thừa nhận là chịu trách nhiệm về toàn bộ vụ việc dù nói rằng không trực tiếp giết người nào.
“Trong thời gian dài, tôi thấy tội lỗi. Tội lỗi đối với tôi là cảm giác đầy huỷ diệt... Hãy cứ để người khác đánh giá những gì tôi làm là có được phép trong quân đội, được phép về mặt đạo đức hay không. Nhưng cuối cùng đó vẫn là người phụ nữ đã chết, vẫn là đứa trẻ đã chết... đó vẫn là cái chết,” ông nói.
Đã có rất nhiều cựu binh và các nhóm chống chiến tranh chỉ trích hành động của Kerrey là “tội ác chiến tranh.” Việc lựa chọn một người từng tham gia những tội ác nghiệm trọng như vậy trong cuộc chiến để lãnh đạo một dự án đại học quan trọng khiến nhiều người đặt dấu hỏi liệu đó có phải là quyết định phù hợp. Đặc biệt khi ông Kerrey không phải thật sự thành công với dự án Đại học New School mà ông từng làm hiệu trưởng từ 2001-2010 ở New York.
“Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới.”
“Nhưng một lời xin lỗi sẽ luôn là không đủ. Nó giống như món súp cá mà thiếu con cá vậy. Vì thế, tôi cố gắng giúp người Việt mỗi khi có thể. Như đóng góp chấm dứt đạo luật TWEA (coi Việt Nam như nước thù địch), bình thường hoá quan hệ, ủng hộ đàm phán BTA, và đặc biệt là ủng hộ nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright.”
"... Những đau đớn và chịu đựng tôi gây ra vào năm 1969 sẽ không bao giờ biến mất. Nó sẽ không chấm dứt chỉ vì tôi xin lỗi. Nhưng có trốn chạy, bằng việc tránh né Việt Nam hay tránh né người Việt, thì nó cũng sẽ không mất đi. Chúng ta đang tạo dựng hoà bình và điều này đồng nghĩa với việc đối mặt với nó một cách thẳng thắn giống như chúng ta đối mặt với tương lai.”
Kerrey, một cựu lính đặc nhiệm SEALs khét tiếng của Hải Quân Mỹ trong chiến tranh, khi được hỏi thêm chỉ nói “tôi không bình luận gì thêm ngoài những gì đã nói trước đó trên báo.”
Cuộc họp báo đúng ra sẽ là một ngày vui vẻ nhưng không khí trùng xuống sau câu hỏi đó. Bob Kerrey, cựu thượng nghị sĩ của bang Nebraska và từng là ứng viên chạy đua vào vị trí tổng thống Mỹ năm 1992, lúng túng và ông cúi gằm mặt sau câu hỏi.
Thượng nghị sĩ Bob Kerrey trong Lễ trao quyết định thành lập Đại học Fullbright Việt Nam ngày 25/5. Ảnh: Thanh Tùng
|
Cuộc thảm sát đẫm máu
Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại uý hải quân và từng tham gia vào một trong những vụ thảm sát đẫm máu ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969, giết nhiều phụ nữ và trẻ em.Mọi việc được giấu kín vì báo cáo của Kerrey và đồng đội chỉ nói “tiêu diệt 21 Việt Cộng” và phá huỷ hai căn nhà. Mọi việc chỉ được hé lộ sau loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001 sau đó hơn 30 năm.
Trong khi các con số và thông tin vụ việc có khác khác nhau, nhưng điều chắc chắn là vào đêm 13/2/1969, Kerrey và các thành viên của mình sát hại ít nhất 13 phụ nữ và trẻ em. Bài điều tra năm 2001 của New York Times nói đó là một chiến dịch tàn bạo, đẫm máu.
Đầu năm 1969, trung đội SEALs của Kerrey được điều tới Việt Nam. Kerrey được coi là một chỉ huy đầy nhiệt huyết ,người sẵn sàng chiến đấu quyết liệt. Hải quân Mỹ khi đó tham gia vào chiến dịch Phượng Hoàng nhằm tìm diệt lãnh đạo lực lượng kháng chiến.
Tình báo Mỹ và chính quyền Sài Gòn khi đó báo có lãnh đạo cao cấp của mặt trận giải phóng ở Thạnh Phong và bí thư xã đang chuẩn bị họp ở khu vực. Ngay lập tức, trưởng thôn và bí thư ở đây được đưa vào tầm ngắm của Kerrey.
Ngôi làng nhỏ ven biển
Thạnh Phong là một làng nhỏ với khoảng 75-150 người, nằm ngay bờ biển. Ngôi làng quá nhỏ nên thậm chí chẳng có trung tâm, chẳng có trường học mà chỉ có 4-5 cụm nhà nhỏ trải trên một khoảng tầm 500 m dọc bờ biển.Ngày 13/2/1969, theo báo cáo của lực lượng SEALs, trung đội của Kerrey tiến vào làng Thạnh Phong, lục soát trong 2 cụm nhà và “tra hỏi 14 phụ nữ và trẻ em” để tìm bí thư làng. Họ rời đi khỏi làng ngày hôm sau. Theo New York Times, việc Kerrey đã tới đây chứng tỏ trung đội này biết rất rõ tình hình ở làng trước khi quay lại.
Đội của Kerrey trở lại lần nữa vào ngày 25/2 khi nguồn tin tình báo nói bí thư thôn sẽ tổ chức cuộc họp.
Dù Kerrey vẫn biện hộ rằng việc thảm sát chủ yếu là vì lý do tự vệ. Nhưng các đồng đội của Kerrey thì lại kể khác.
Thượng nghị sĩ Bob Kerrey. Ảnh: Thanh Tùng |
Cuộc chém giết
Trong số này, những điều Gerhard Klann kể lại có nhiều chi tiết trùng hợp với nhân chứng nữ từng được kênh CBS phỏng vấn cho chương trình truyền hình “60 Minutes II”.Từng thành viên trong đội của Kerrey có những phản ứng khác nhau về vụ việc. Nhiều người từ chối không bình luận. Rick Knepper, một thành viên của đội, nói “Quá khó để nói về thời gian của tôi ở Việt Nam. Xin hãy tha cho tôi.”
Kerrey kể lại đó là một đêm không trăng và đội đặc nhiệm của ông nhanh chóng chiếm các vị trí ở bờ biển ngay gần làng Thạnh Phong sau khi được canoe thả xuống. Sau khi dừng chút để làm quen với bóng tối và nghe ngóng, đội của Kerrey tiến về làng cùng với súng M-16, súng ngắn, lựu đạn sáng, súng máy,...
Khi tiến gần tới làng Thạnh Phong, họ bất ngờ gặp một cụm nhà mà thông tin tình báo trước đó không báo. Cuộc chém giết diễn ngay sau đó. Kerrey sau này dù nói rằng chịu trách nhiệm cho vụ việc nhưng cho rằng mình không ra lệnh cho vụ này.
“Nguyên tắc tác chiến khi đó là giết tất cả những ai chúng tôi gặp. Giết những ai chúng tôi gặp, không thì phải huỷ chiến dịch,” Kerrey nói. Kerrey nói họ dùng dao đâm chết hết mấy người họ gặp – để không gây ra tiếng động khiến cả làng phát hiện.
Bob Kerrey hồi còn trong lực lượng Seals của hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Politico
|
Sau khi sát hại hết ở cụm nhà đầu tiên, trung đội đi dọc theo con đê để tới làng Thạnh Phong. Họ bò khoảng 15 phút thì đến một cụm 4-5 nhà nữa.
Trong báo cáo khi đó nói rằng có vài phát súng bắn ra. Nhưng tới năm 2001 thì Kerrey nói rằng ông không chắc chắn chuyện đội của ông khi đó có bị bắn hay không.
Điều chắc chắn sau đó là Knepper, một thành viên trong đội, ngay lập tức đã nã lại bằng rocket chống tăng LAW. Ngay sau đó, Kerrey ra lệnh cho toàn đội nã đạn vào cụm nhà này. Khi đội SEALs tiến tới dãy nhà lá, họ đã bắn tổng cộng 1.200 viên đạn.
“Điều mà tôi sẽ nhớ đến tận khi chết là khi bước vào và thấy khoảng 14 cái xác là phụ nữ và trẻ em, tôi không nhớ chính xác con số nữa,” Kerrey nói trong một phỏng vấn năm 1998. “Tôi hy vọng thấy lính Việt Cộng với súng ống nhưng thay vào đó chỉ thấy phụ nữ và trẻ em.
Kerrey nói khi vào trong xóm thì thấy vài người khác chạy đi, đội quân của Kerrey lại tiếp tục xả súng và giết chết hết những người này. Một báo cáo sau này nói có 7 người bị bắn chết. Trong bóng tối, nhóm không xác định được những người này là đàn ông hay phụ nữ.
Những điểm bất thường của vụ thảm sát
Bài điều tra của New York Times đặt nghi vấn chuyện 14-15 phụ nữ-trẻ em tụ tập lại và bị bắn chết cùng lúc như vậy trong khi đội quân của Kerrey hoảng loạn. Tờ báo cho rằng lúc bắn hoảng loạn vậy thì vẫn phải có người sống sót.Đồng đội của Kerrey, Gerhard Klann thì kể câu chuyện rất khác. Klann từ lâu luôn bị ám ảnh bởi câu chuyện này và kể cho một đại tá SEALs khác vào năm 1980 với hy vọng gỡ bỏ phần nào gánh nặng. Sĩ quan chỉ huy của Klann kể lại rằng Klann cố vượt qua ký ức của vụ thảm sát đó bằng cách uống rất nhiều rượu.
Klann và bà Phạm Trí Lãnh, người phụ nữ sống sót trong vụ thảm sát và từng được chương trình “60 Minutes II” của CBS phỏng vấn, nhớ lại câu chuyện khá giống nhau.
Klann kể lại rằng ở ngay khu làng đầu tiên (khác với Kerrey nói là toàn đàn ông) thực tế chỉ có một cụ ông và một cụ bà cùng ba đứa trẻ dưới 12 tuổi.
Các đồng đội nói khi họ thấy cụ già ngồi gần cửa và hai phụ nữ và hai người nam giới trong nhà, Kerrey ra lệnh cho họ giết những người này. Klann túm lấy ông già, bịt mồm mang đi và dùng dao đâm ông liên tiếp.
Các thành viên trong biệt đội của Kerrey tham gia vụ thảm sát: Tucker, Klann và Ambrose. Ảnh: Politico
|
Trong lúc Klann giết ông già thì các thành viên trong nhóm xông vào giết người phụ nữ và ba đứa trẻ.
Hai đợt xả súng, “đứa trẻ sống sót sau cùng”
Bà Lãnh, khi đó 30 tuổi, nói bà may mắn nấp đi ngay tại khu nhà đầu tiên sau khi nghe tiếng khóc. “Tôi nấp sau cây chuối và thấy chúng cắt cổ người đàn ông,” bà kể. “Đầu ông ta vẫn lủng lẳng trên người.” Bà cũng kể là thấy lực lượng đặc nhiệm này dùng dao đâm chết người phụ nữ và ba đứa trẻ.Bà Lãnh nói hai người là ông và bà của ba đứa trẻ. Sau vụ sát hại đầu, có thành viên trong đoàn muốn rút đi vì tiếng kêu khóc của nạn nhân nhưng các thành viên nói muốn tiếp tục để bắt ông bí thư thôn.
Klann sau đó nói họ bắt hết phụ nữ và trẻ em từ các nhà quanh xóm và dồn ra góc thôn. Sau khi tra khảo mà không tìm được gì, cả nhóm quyết định không giữ tù nhân và cũng không thả vì những người này có thể báo động cho lính mặt trận giải phóng.
Cuối cùng họ quyết định là “giết hết những người này và rút lui.” Klann nói Kerrey ra lệnh giết và toán lính của Kerrey đứng cách 6-10 m bắt đầu xả súng máy trong vòng khoảng 30 giây.
Bắn xong, họ lại nghe thấy tiếng rên rỉ, họ lại bắn tiếp thêm 30 giây lần nữa. Lần cuối, có tiếng khóc của đứa trẻ. “Đứa trẻ sống sót sau cùng,” Klann nói trong nước mắt. “Máu và các cơ quan nội tạng lúc này văng khắp nơi.”
Klann cao lớn (1,88 m và nặng hơn 110 kg) chỉ tay vào trái tim mình nói: “Tôi phải sống với những điều này trong đây. Tôi không thể tống chúng ra khỏi tâm trí mình.”
Báo cáo giả
Ngay sau trận chiến này, thông báo từ Kerrey tới chỉ huy không hề nói gì về chuyện giết dân thường mà chỉ nói là giết 21 lính Việt Cộng.Nhưng chỉ một ngày sau, thông tin về việc dân thường bị sát hại dã man ở Thanh Phong bắt đầu xuất hiện, và quân đội Mỹ bắt đầu điều tra lại vụ việc.
Báo cáo của quân đội Mỹ sau này nói “24 người chết trong đó 13 phụ nữ và trẻ em cùng một cụ già. 11 người không xác minh được danh tính và được cho là lính Việt cộng.”
Trong bài phỏng vấn với chương trình “60 Minutes II” của CBS, Kerrey thừa nhận là chịu trách nhiệm về toàn bộ vụ việc dù nói rằng không trực tiếp giết người nào.
“Trong thời gian dài, tôi thấy tội lỗi. Tội lỗi đối với tôi là cảm giác đầy huỷ diệt... Hãy cứ để người khác đánh giá những gì tôi làm là có được phép trong quân đội, được phép về mặt đạo đức hay không. Nhưng cuối cùng đó vẫn là người phụ nữ đã chết, vẫn là đứa trẻ đã chết... đó vẫn là cái chết,” ông nói.
Đã có rất nhiều cựu binh và các nhóm chống chiến tranh chỉ trích hành động của Kerrey là “tội ác chiến tranh.” Việc lựa chọn một người từng tham gia những tội ác nghiệm trọng như vậy trong cuộc chiến để lãnh đạo một dự án đại học quan trọng khiến nhiều người đặt dấu hỏi liệu đó có phải là quyết định phù hợp. Đặc biệt khi ông Kerrey không phải thật sự thành công với dự án Đại học New School mà ông từng làm hiệu trưởng từ 2001-2010 ở New York.
Tôi xin lỗi người Việt một lần nữa
Trong email trả lời Zing.vn hôm 29/5, cựu TNS Bob Kerrey, viết:“Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới.”
“Nhưng một lời xin lỗi sẽ luôn là không đủ. Nó giống như món súp cá mà thiếu con cá vậy. Vì thế, tôi cố gắng giúp người Việt mỗi khi có thể. Như đóng góp chấm dứt đạo luật TWEA (coi Việt Nam như nước thù địch), bình thường hoá quan hệ, ủng hộ đàm phán BTA, và đặc biệt là ủng hộ nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright.”
"... Những đau đớn và chịu đựng tôi gây ra vào năm 1969 sẽ không bao giờ biến mất. Nó sẽ không chấm dứt chỉ vì tôi xin lỗi. Nhưng có trốn chạy, bằng việc tránh né Việt Nam hay tránh né người Việt, thì nó cũng sẽ không mất đi. Chúng ta đang tạo dựng hoà bình và điều này đồng nghĩa với việc đối mặt với nó một cách thẳng thắn giống như chúng ta đối mặt với tương lai.”
Theo Zing.vn