Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Hoan hô phát biểu của ĐBQH Nguyễn thị Quyết Tâm ( Tp.HCM)


Phải thực chất

Trích phát biểu của đại biểu QH Nguyễn Thị Quyết Tâm - Phó Bí thư Thành ủy TP HCM, Chủ tịch HĐND TP HCM - tại phiên thảo luận tổ của QH ngày 6-6. Tựa bài do Báo Người lao động.
Nguyễn Thị Quyết Tâm
  Calathau : Chiều 6.6 các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ xem nên bỏ phiếu tin nhiệm các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn ở 2 mức tín nhiệm hay 3 mức như quy định . Theo tổng hợp ( chưa đầy đủ)  thì có 45 đoàn ( trong tổng số 63 đoàn xin ý kiến) đã có 25 đoànn đề nghị chỉ nên để 2 mức ( "Tín nhiệm/ Tín nhiệm thấp". Hoặc "Tín nhiệm? Không tín nhiệm" ). Riêng ông TBT Nguyễn Phú Trọng kiên trì đứng về phe để 3 mức . Cụ thể : Tín nhiệm cao/ Tin nhiệm/ Tín nhiệm thấp . Rồi ông khẳng định : " Không tín nhiệm là nghỉ !" Hi hi ! Rõ là ....
Không biết cụ Tổng Trọng đã đọc ( nghe) bài phát biểu này chưa ? Cần lắm những đại biểu quốc hội dám nói thẳng, nói mạnh mẽ như thế này !

Quốc hội (QH) tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm hay lấy phiếu tín nhiệm là nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của một cá nhân. Khi QH lấy phiếu tín nhiệm là kết quả của 498 đại biểu QH chứ không phải quan điểm của một đại biểu.
 Việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ nên 2 mức: Tín nhiệm và không tín nhiệm. Khi chức danh nào được nhiều ĐB tín nhiệm, đồng nghĩa với việc được nhân dân tín nhiệm cao; chức danh nào có số phiếu tín nhiệm thấp, tức là nhân dân không tín nhiệm. Vì vậy, nếu giữ 3 mức: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp như dự thảo việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết QH về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) là thiếu khoa học và từ trước đến giờ không thấy nước nào áp dụng. Tôi thấy rất vô lý, cử tri cũng nói điều này rất dễ hiểu, sao QH lại làm khác đi, tôi cũng không giải thích được.
Về thời điểm và thời hạn tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ theo dự thảo nghị quyết sửa đổi là rất hình thức, cũng giống như 3 mức tín nhiệm. Tôi nghĩ việc lấy phiếu tín nhiệm cần thiết là 2 lần trong cả nhiệm kỳ, lần đầu vào cuối năm thứ 2 và lần 2 vào cuối năm thứ 4. Thời hạn này đủ để mỗi chức danh thể hiện khả năng, trình độ, mức độ hoàn thành nhiệm vụ hoặc nỗ lực khắc phục hạn chế của 2 năm đầu nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, cũng qua 2 năm đầu, QH nhận thấy một chức danh không thể tiếp tục đảm đương nhiệm vụ thì sẽ kịp thời thay người khác chứ không để tiếp tục giữ ghế cho đến hết nhiệm kỳ, gây cản trở sự phát triển chung. Để thời hạn 3 năm lấy phiếu một lần trong cả nhiệm kỳ là thiếu thực tiễn và thiếu tính khoa học.
 Ban soạn thảo cần giải trình rõ tại sao lại áp dụng “3 năm”, tôi sẵn sàng tranh luận; còn tại sao chọn 2 năm, tôi cũng sẵn sàng giải đáp. Đặc biệt, ở kỳ lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2 sẽ có ý nghĩa “chốt chặn” đặc biệt quan trọng trong việc lựa chọn bộ máy phục vụ đất nước của nhiệm kỳ tới.
Tôi cũng không đồng tình về đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm như dự thảo. Vì đánh giá chức danh thuộc cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp và tư pháp rất khác nhau do chức năng, nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau nên đưa vào một danh sách và cùng cách thức lấy phiếu là rất không ổn. Để đánh giá chính xác và thuận tiện hơn, cần tách thành 2 nhóm đối tượng lấy phiếu tín nhiệm. Đó là cơ quan hành pháp, tư pháp sẽ do QH, HĐND đánh giá; còn cơ quan lập pháp là QH và HĐND do chính các cơ quan này đánh giá, cộng thêm sự giám sát, đánh giá của Ủy ban MTTQ Việt Nam thì sẽ chính xác và đầy đủ hơn.
Tôi thấy rằng ban soạn thảo đã không tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu trước đó, vì thế dự thảo nghị quyết sửa đổi chỉ điều chỉnh một số điểm, còn tinh thần cốt lõi để nghị quyết thể hiện rõ quyền lực của QH chính là quyền lực của nhân dân đã không thuyết phục được tôi, thậm chí còn mâu thuẫn. Tôi không đồng tình nhiều điểm của dự thảo vì rất thiếu thực tiễn, không logic, thiếu tính khách quan, còn hình thức nên không thực sự thực chất.
 Nguyễn Thị Quyết Tâm

6 nhận xét:

  1. Hình như ô. Tổng Trọng không đọc gì cả, không chịu đọc hoặc cố không đọc và do đó ngài hay tự ý nói luẩn quẩn "chân không đến đất cật chẳng đến trời" ! Ta thử nhớ xem ngay lúc ban đầu đã có điều xưa nay chưa từng có là đ/c X, rồi qua đi; việc lấy phiếu tín nhiệm thì chỉ có tín nhiệm hoặc không tín nhiệm chứ sao lại có 3 mức cao,TB, thấp? Đã thế đâu ra không tín nhiệm mà "nghỉ"? Ai ra quyết định nghỉ? ngài tổng ư? Tôi có nghe đâu đó nói rằng liệu có đến nỗi ... có còn minh mẫn ?

    Trả lờiXóa
  2. Trong mấy kì hội nghị tw gần đây NPT đã bị đánh sập uy tín với việc không kỉ luạt được đc X vàviệc đề cử 2 uv bct nhưng hội nghị gạt ,bầu 2 ng khác .Lần này tôi mong QH sẽ bỏ 3 mức tín nhiệm, chì láy 2 như bà N T Q Tâm đề nghị , để thằng LÚ này bẽ mặt thêm. Hoan hô nữ đại biểu QH tp HCM !

    Trả lờiXóa
  3. Nghe nói, trong trong thảo luận tổ, cụ Tổng phán xanh rờn : KHÔNG TÍN NHIỆM THÌ ...NGHỈ !
    Khổ nỗi, với 3 mức : Tín nhiệm cao. Tín nhiệm thấp. Và, Tín nhiệm thì đào đâu ra không tín nhiệm để mà…nghỉ, thưa cụ Tổng Bí ?
    Ai cũng hiểu Tín nhiệm thấp nghĩa là vẫn còn tín nhiệm. Tựa như ngày xưa chúng mình đi học, cô Quế cho điểm 3 tổng kết cuối năm thì là thấp so với điểm 4 điểm 5 ( thang điểm 5 kiểu phe XHCN ), nhưng vẫn lên lớp như thường, không những không phải thi lại, và càng không phải NGHỈ (theo cách nói của CỤ tỔNG ).
    Chả nhẽ cụ Tổng lại có thể lẫn lộn khái niệm tín nhiệm thấp với không tín nhiệm ? Nói vòng vo Tam Quốc thế nào rồi cũng chỉ có 2 mức : Tín nhiệm và không tín nhiệm .
    Đơn giản thế thôi mà ta cứ loay hoay cho đến mãi tân thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI cơ quan Lập pháp của Nhà nước ta, nhà nước của dân, vì dân, do dân, Nhà nước XHCN dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản phương tây ( lời bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan) mới bắt đầu thử bỏ phiếu tín nhiệm các chính khách (năm 2013) bằng một cách không giống ai: Tín nhiệm cao/Tín nhiệm/Tín nhiệm thấp.
    Với 3 mức như thế, chưa bỏ, dân chúng đã biết tất cả đều đạt tín nhiệm. Vậy thì, bỏ phiếu làm gì cho mất thì giờ !

    Trả lờiXóa
  4. Tôi nhất trí với 1 ý của "cụ Luson Quelam" viết ở trên là: ".. bỏ phiếu (tín nhiệm) làm gì cho mất thì giờ!". Vì như các cụ đã biết, lần trước đã BỎ rồi, mà vô ích.(có xử được "đồng chí" nào đâu). Thực ra làm gì có TÍN NHIỆM mà đánh giá cao hay thấp.
    Tôi nghe 1 bác CCB đề xuất: "Cứ để bỏ phiếu có 3 mức như ý của ông Tổng Trọng. Nhưng thay vỉ đánh giá sự TÍN NHIỆM (của các quan) bằng bỏ phiếu đánh giá sự THAM NHŨNG của các đồng chí ấy. Cụ thể 3 mức là: "THAM NHŨNG CAO", "THAM NHŨNG" và "THAM NHŨNG ÍT".
    Có lẽ đó là đề xuất hay. Vì nếu QH bỏ phiếu đúng, thì bản thân "đương sự" sẽ thấy mà sửa, người dân sẽ biết mà giám sát, Ban PCTNTW của ông Phú Trọng, ông Bá Thanh có cơ sở để "thân ái giúp đỡ.Công khai minh bạch như thế thì người dân sẽ hoan nghênh và ủng hộ.
    Các Cụ Làng ta thấy thế nào?.

    Trả lờiXóa
  5. Lần họp QH trước bà Tâm cũng đã có một phát biể rất hay. Từ đó tôi đem lòng kính trọng bà này và luôn hi vọng được đọc nhiều ý kiến tốt đẹp như vậy nữa của Bà cũng như các đ/b QH khác. Chỉ tiếc là ý kiến này Bà pb trong thảo luận tổ nên chưa tạo được hiệu ứng lơn như nó đáng được . Nếu tôi nhớ không sai thì ý kiến hay lần trước của bà cũng là trong th/luận tổ. Tôi không biết hiện nay các ý kiến pb ở cuộc họp toàn thể có bị kiểm duyệt trước không nhỉ.

    Trả lờiXóa
  6. Khi mà hệ thông nhà nước này vẫn đặt "ý thức hệ" lên đầu, nghia là còn phải đi theo " ĐỊNH HƯƠNG" thì việc Quốc hôi có đưa ra quyết định gì thì cũng phải " dưới sự LĐ của Đảng " bởi thế bàn chuyện " bỏ phiếu tín nhiệm" chẳng đi đến kết cục gì, những ý kiến nói thẳng thắn như của bà Tâm la rất đáng hoan nghênh nhưng cũng chẳng được mấy vị chóp bu để mắt tới. Có một ý kiến khá táo bạo là đã đến lúc cần " CÀI ĐẶT" lại bộ máy LĐ để đất nước " THAY ĐỎI " tồn tại rồi phát triển.

    Trả lờiXóa